Duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh, phòng ngừa đột quỵ

Chủ đề: Duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh, phòng ngừa đột quỵ

- Chào mừng quý vị và các bạn đến với chương trình Truyền hình trực tuyến “Duy trì hệ tim mạch khoẻ mạnh, phòng ngừa đột quỵ”.

- Thưa quý vị và các bạn, hệ thống tim mạch gồm có tim và hệ thống mạch máu, đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, có tính chất sinh mạng. Tuy nhiên hiện nay, bệnh tim mạch ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hoá độ tuổi mắc bệnh. Đây là điều hết sức báo động.

- Bệnh tim mạch là một trong những nhóm bệnh lý nguy hiểm được ví như “sát thủ thầm lặng” gây tử vong cao. Tại Việt Nam, số người chết vì tim mạch chiếm tới 33% tổng số người tử vong.

- Các bệnh tim mạch thường gặp là: Tăng huyết áp, Bệnh mạch vành, Tai biến mạch máu não, Bệnh tim bẩm sinh.... Có những bệnh về tim mạch là yếu tố nguy cơ gây bệnh đột quỵ chẳng hạn như tăng huyết áp...

- Nhằm tư vấn cho bạn đọc những thông tin cần thiết để bảo vệ sức khoẻ hệ tim mạch, phòng ngừa bệnh đột quỵ, Báo điện tử Sức khỏe&Đời sống - Suckhoedoisong.vn tổ chức buổi tư vấn truyền hình trực tuyến với chủ đề "Duy trì hệ tim mạch khoẻ mạnh, phòng ngừa đột quỵ".

- Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả và những khán giả có câu trả lời chính xác và nhanh nhất, đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà.
Thưa quý vị và các bạn, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu 2 vị khách mời cùng tham gia buổi giao lưu hôm nay: 

Duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh, phòng ngừa đột quỵ

- Xin cảm ơn 2 vị khách mời đã nhận lời mời tham gia chương trình của chúng tôi hôm nay.

Xin nhắc lại, trong chương trình, chúng tôi sẽ có những câu hỏi tương tác tới khán giả. Những khán giả có câu trả lời nhanh và chính xác nhất đồng thời like và share thông tin của chương trình sẽ nhận được những phần quà của chương.

MC: Câu hỏi đầu tiên xin được hỏi Gs, hệ tim mạch có vai trò như thế nào với sức khỏe con người?

Hệ tim mạch có vai trò quan trọng tới không chỉ sức khỏe con người mà cả sinh mạng. Hệ tim mạch giúp duy trì sự sống của con người, do đó, đây là hệ thống quan trọng không thể thiếu trong cơ thể sống. Sau đây là một số vai trò quan trọng của hệ tim mạch ở người:

Thông tin liên lạc bằng thể dịch: Có chức năng vận chuyển các hormon, các enzym đến các cơ quan và liên lạc giữa các cơ quan với nhau.

Điều hòa thân nhiệt: nguồn máu nóng sưởi ấm các cơ quan, bộ phận và làm nhiệm vụ thải nhiệt cho cơ thể.

Trong các chức năng trên, nhiệm vụ cung cấp oxi, glucose cho việc chuyển hóa năng lượng là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất.

Tế bào não thiếu năng lượng dù chỉ vài giây thì đã ngừng hoạt động, nếu thiếu năng lượng quá 5 phút, nó sẽ tổn thương khó phục hồi.

Tim hoạt động như một cái máy bơm, hút và đẩy máu vào 2 vòng tuần hoàn: đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn.

Vòng đại tuần hoàn (hay tuần hoàn hệ thống) mang máu động mạch giàu oxi và các chất dinh dưỡng từ nửa tim trái theo động mạch chủ, động mạch chủ tiếp tục phân thành những động mạch nhỏ dần và đưa đến các cơ quan.

Ở tổ chức, các tiểu động mạch tiếp nối với mạng lưới mao mạch, dưỡng chất và khí sẽ trao đổi qua các thành mỏng của mao mạch, chất dinh dưỡng được cung cấp cho tổ chức. Sau đó máu đã bị khử oxi vào các tiểu tĩnh mạch, được mang ra khỏi mô, tập trung vào những tĩnh mạch lớn hơn và đổ về tim phải.

Vòng tiểu tuần hoàn (hay tuần hoàn phổi) mang máu tĩnh mạch từ nửa tim phải theo động mạch phổi lên phổi, ở mạng lưới mao mạch phổi, khí cacbonic được thải ra ngoài và máu nhận oxi để trở thành máu động mạch, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái, tiếp đó bắt đầu một chu trình tương tự qua vòng đại tuần hoàn.

Như vậy tim là động lực chính của hệ tuần hoàn, tim hút và đẩy máu vào trong động mạch. Động mạch và tĩnh mạch dẫn máu đến các tổ chức và từ tổ chức về tim. Hệ thống mao mạch chính là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các mô.

Hệ tim mạch là hệ thống cơ quan quan trọng giúp duy trì sự sống của cơ thể của con người. Do đó, các bệnh về tim mạch thường rất nguy hiểm. Ngày nay dưới sự tác động của nhiều yếu tố từ chủ quan đến khách quan mà tỉ lệ người mắc các bệnh về tim mạch ngày một gia tăng. Vì vậy, việc phòng và tránh các bệnh về tim mạch cần được chú ý và tuân thủ. Mỗi người nên thực hiện đi khám định kì để sớm phát hiện và có biện pháp xử trí bệnh kịp thời.

Duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh, phòng ngừa đột quỵ

MC: Hiện nay các bệnh tim mạch đang có xu hướng trẻ hóa, vậy xin hỏi nguyên nhân do đâu? Những bệnh tim mạch nào thường gặp, thưa Giáo sư?

+ Cholesterol cao: Cholesterol là một chất béo có trong máu. Có 2 loại cholesterol là cholesterol xấu (LDL) và cholesterol tốt (HDL). Hàm lượng cholesterol xấu tăng cao khiến động mạch bị xơ cứng, tim khó bơm máu đến các cơ quan trong cơ thể. Nếu một mảng xơ vữa bị rơi ra, cục máu đông sẽ được hình thành, ngăn chặn máu đến tim (gây nhồi máu cơ tim), đến não (gây đột quỵ).

Để giảm lượng cholesterol, bạn thay đổi lối sống bằng cách vận động và ăn uống lành mạnh như giảm ăn chất béo bão hòa (bơ, phô mai, sữa béo và thịt), thay thế chất béo bão hòa bằng loại chưa bão hòa (dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu hướng dương, các loại cá béo và các loại hạt).

+ Cân nặng và vòng eo tăng cao: Béo phì làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, đái tháo đường có thể dẫn đến bệnh tim mạch. Theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) là cách để biết bạn có bị thừa cân, béo phì hay không. Chỉ số BMI từ 25 trở lên được xem là thừa cân và từ 30 trở lên được xem là béo phì. Bạn có nguy cơ mắc bệnh cao nếu có vòng eo trên 94cm (nam) và trên 80cm (nữ).

+ Đái tháo đường típ 2: Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có 3,5 triệu người mắc đái tháo đường, nhưng có đến gần 70% không biết mình có bệnh và chỉ phát hiện mình có bệnh khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vì lượng đường trong máu cao có thể làm tổn thương mạch máu. Nếu đang bị đái tháo đường, bạn nên kiểm soát đường huyết, huyết áp và cholesterol. Ăn uống lành mạnh, thường xuyên vận động và kiểm soát cân nặng để giảm nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.

+ Tăng huyết áp: Bạn được chẩn đoán là tăng huyết áp khi chỉ số huyết áp luôn vượt quá 140/90mmHg. Nguy cơ mắc bệnh này sẽ tăng lên khi bạn lớn tuổi. Huyết áp cao thường không có triệu chứng nhưng có thể làm tổn thương các động mạch, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Nếu không được điều trị, tim hoạt động kém hiệu quả, có thể dẫn đến suy tim. Khi bị chẩn đoán cao huyết áp, bạn nên kiểm soát cân nặng, ăn ít muối, hạn chế uống rượu, duy trì hoạt động thể chất và uống thuốc theo toa.

+ Hút thuốc lá: Nếu bạn hút thuốc, hãy từ bỏ thói quen này ngay để bảo vệ trái tim. Các hóa chất có trong khói thuốc có thể gây tổn thương cho động mạch, buộc tim phải làm việc nhiều hơn và hình thành cục máu đông (tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ). Người hít phải khói thuốc cũng có nguy cơ mắc bệnh tim giống như người hút thuốc.

Những bệnh tim mạch thường gặp:

+ Bệnh mạch vành

+ Bệnh tai biến mạch máu não

+ Bệnh tim bẩm sinh

+ Bệnh viêm cơ tim

+ Bệnh động mạch ngoại biên

+ Bệnh van tim hậu thấp tim

+ Bệnh phình động mạch chủ bóc tách

MC: Tăng huyết áp là một trong những bệnh lý khá phổ biến và là nguyên nhân gây đột quỵ. Xin hỏi bác sĩ khi nào thì bệnh tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ? 

Hội chứng tăng huyết áp rất nguy hiểm và được coi là “Kẻ giết người thầm lặng”. Cao huyết áp không phải lúc nào cũng thể hiện ra triệu chứng rõ ràng. Nhưng nó lại có thể dẫn tới tổn thương động mạch và tĩnh mạch, làm giảm lưu lượng máu đi khắp cơ thể, có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim, và suy tim. Các bộ phận khác của cơ thể như thận, chân tay và mắt cũng có thể bị tổn thương. 

Bạn có thể bị huyết áp cao (tăng huyết áp) trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Ngay cả khi không có triệu chứng, tổn thương mạch máu và tim của bạn vẫn tiếp tục và có thể được phát hiện. Huyết áp cao không được kiểm soát làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm đau tim và đột quỵ.

Huyết áp cao thường phát triển trong nhiều năm và cuối cùng nó ảnh hưởng đến gần như tất cả mọi người. May mắn thay, huyết áp cao có thể dễ dàng được phát hiện. Và một khi bạn biết mình bị huyết áp cao, bạn có thể làm việc với bác sĩ để kiểm soát nó. 

Duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh, phòng ngừa đột quỵ

MC: Tăng HA là nguyên nhân hàng đầu gây ra tai biến mạch máu não và đột quỵ, đây là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi và hiện nay ngày càng có xu hướng trẻ hoá, xin GS cho biết các phác đồ điều trị bệnh HA hiện nay có gì mới không?

Nguyên tắc chung điều trị tăng huyết áp:

- Tăng huyết áp là bệnh mạn tính nên cần theo dõi đều, điều trị đúng và đủ hàng ngày, điều trị lâu dài.

- Mục tiêu điều trị là đạt “huyết áp mục tiêu” và giảm tối đa “nguy cơ tim mạch”.

- “Huyết áp mục tiêu” cần đạt là < 140/90 mmHg và thấp hơn nữa nếu người bệnh vẫn dung nạp được. Nếu nguy cơ tim mạch từ cao đến rất cao thì huyết áp mục tiêu cần đạt là < 130/80 mmHg. Khi điều trị đã đạt huyết áp mục tiêu, cần tiếp tục duy trì phác đồ điều trị lâu dài kèm theo việc theo dõi chặt chẽ, định kỳ để điều chỉnh kịp thời.

- Điều trị cần hết sức tích cực ở bệnh nhân đã có tổn thương cơ quan đích. Không nên hạ huyết áp quá nhanh để tránh biến chứng thiếu máu ở các cơ quan đích, trừ tình huống cấp cứu.

Các biện pháp tích cực thay đổi lối sống: áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được huyết áp, giảm số thuốc cần dùng …

- Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:

+ Giảm ăn mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).+ Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.

+ Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và axít béo no.

- Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI: body mass index) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.

- Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90cm ở nam và dưới 80cm ở nữ.

- Hạn chế uống rượu, bia: số lượng ít hơn 3 cốc chuẩn/ngày (nam), ít hơn 2 cốc chuẩn/ngày (nữ) và tổng cộng ít hơn 14 cốc chuẩn/tuần (nam), ít hơn 9 cốc chuẩn/tuần (nữ). 1 cốc chuẩn chứa 10g ethanol tương đương với 330ml bia hoặc 120ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh.

- Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá hoặc thuốc lào.

- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý. 

- Tránh bị lạnh đột ngột.

Hiện nay các nghiên cứu đã chỉ ra các thành phần trong thiên nhiên được chiết xuất ra tạo thành các phức hợp các men (enzyme) có ở trong cơ thể như: Bromelain (quả dứa); Nattokinase (đậu nành); Papain (đu đủ); Rutin (các loại trái cây khác); Serrapeptase; Salicin; Aescin;Cranberryđược chiết xuất từ các thảo dược thiên nhiên làm tiêu và chống hình thành cục máu đông, đặc biệt tiêu các mảng xơ vữa, dọn sạch lòng mạch, trẻ hoá và mềm mại mạch máu, làm giảm độ nhớt của máu giúp lưu thông dễ dàng, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, chống xơ vữa động mạch, giúp giảm sức cản trong long mạch và điều hoà huyết áp, đồng thời cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu giúp cơ thể khỏe mạnh tận hưởng cuộc sống…

Sử dụng sản phẩm được chiết xuất từ các thành phần này còn giúp bệnh nhân hạn chế tối đa các tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn của thuốc cao HA, thuốc chống đông máu phải dùng suốt đời sau can thiệp tim mạch hoặc HA…tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Giúp phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch não. 

MC: như GS vừa mới chia sẻ HA đươc đo và đánh giá bằng công thức: HA Động Mạch = Cung Lượng Tim x Sức Cản Ngoại Vi. Xin GS cho biết, để ổn định Huyết Áp, thì Cung Lượng Tim là chỉ số ít ảnh hưởng đến HA hơn, chủ yếu bổ sung Co-Q10 là giúp tim khoẻ mạnh. Yếu tố sức cản ngoại vi là một chỉ số quan trọng và phức tạp để gây nên bệnh HA mà bệnh nhân phải uống thuốc cả đời. Xin GS phân tích cơ chế điều trị thuốc HA dựa nên khắc phục yếu tố sức cản ngoại vi ạ.

* Để giải quyết cung lượng tim: thì chúng ta cần trái tim khoẻ mạnh và nhịp tim ổn định thì chúng ta  cần bổ sung Coenzym Q10 hàng ngày

* Để giải quyết yếu tố Sức Cản Ngoại Vi, chúng ta cần tuân theo các nguyên tắc sau:

- Nếu tăng khối lượng tuần hoàn: như trong suy tim, suy thận, truyền dịch quá nhiều, ứ đọng tuần hoàn thì cần dùng nhóm  thuốc lợi tiểu như : Thiazide, Furosemide. 

- Nhóm tác động lên yếu tố giãn mạch để giảm huyết áp:

+ Nhóm tác dụng lên hệ TKTW: Reserpin, Methyldopa

+ Nhóm chẹn Beta: thế hệ 1: propranolol; thế hệ 2: Atenolol; thế hệ 3: Carvedilol

+ Chẹn alpha:  Minipress

+ Chẹn cả alpha-beta: Carvedilol ...

+ Chẹn kênh Calci: Nifedipin, Verapamil.

+ Ức chế men chuyển: Captopril...

+ Đối kháng thụ thể Angiotensin II (ARB): Losatan

+ Nhóm giãn mạch trực tiếp: Loniten, Apresoline...

Duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh, phòng ngừa đột quỵ

MC: Thưa GS, như GS chia sẻ, hiện nay các bệnh nhân HA cao đang rất quan tâm, việc sử dụng các thuốc HA hiện nay bệnh nhân phải sử dụng lâu dài, suốt đời sẽ gây ra rât nhiều tác dụng phụ. Nguyên nhân gây ra bệnh HA chủ yếu do xơ vữa động mạch, mà các thuốc điều trị HA chỉ có tác dụng giãn mạch trên nền các động mạch đã bị xơ vữa và làm chit hẹp long mạch gây xơ vữa, vây thuốc điều trị HA chỉ chữa triệu chứng, chưa có các chữa trị và dọn sạch các lòng mạch bị xơ vữa, xin GS cho biến hiện nay có những thuốc và sản phẩm nào tốt để giải quyết triệt để các mảng xơ vữa gây chit hẹp lòng mạch gây tang huyết áp?

Dưới sự tác động tấn công của các gốc tự do làm tổn thương các tế bào nội mạc mạch máu, kích hoạt hệ thống viêm, kéo các đại thực bào, bạch cầu đến cùng với mỡ máu, cholesterol, triglyceride, lipid khác tăng cao và sự tích tụ calci trong cơ thể tạo ra sự lắng đọng vào thành mạch làm thành động mạch dày lên, xơ cứng và gây xơ vữa mạnh dẫn đến tăng sức cản thành mạch và ngoại vi gây ra bệnh cao huyết áp, hẹp mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu do nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tai biến mạch não.  

Các nhà KH Mỹ đã tìm ra sản phẩm Bi-Cozyme, với công nghệ y dược tiên tiến ngày nay, đây là giải pháp điều hòa cholesterol, kiểm soát mỡ máu bằng phức hợp các men (enzyme) với những tác dụng cộng hưởng của các enzyme có ở trong cơ thể tạo nên tác dụng cực kỳ quan trọng trong việc ngăn cản sự hình thành các cục huyết khối và tiêu các cục máu đông hiệu quả, như Natokinase từ đậu tương lên men, Bromelain từ quả dứa, enzyme Serraptate từ con tằm và đặc biệt Papain chiết suất từ quả đu đủ giúp làm mềm và tiêu các mảng xơ vữa trong lòng mạch, giảm sự tổng hợp cholesterol mới và dạng tự do trong máu giúp dọn sạch, làm thông thoáng lòng mạch, giảm sức cản dòng máu lưu thông trong mạch máu, giúp điều hoà và ổn định huyết áp một cách bền vững, giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch. 

Phức hợp 4 enzyme này có tác dụng hợp đồng đây là những tiến bộ khoa học mới trong trị liệu enzym kết hợp với các thuốc điều trị HA là một giải pháp mới, đồng bộ giúp điều trị bệnh HA triệt để và giảm thiểu thối đa tác dụng phụ và kháng thuốc. Ngoài ra trong Bi-Cozyme còn có phức hợp Rutin (chiết xuất từ các loại hoa qủa, hoa hoè) và Horse Chestnut (hạt dẻ ngựa) giúp làm trẻ hoá hệ thống mạch máu, làm giảm sự xơ cứng của mạch máu, giúp mạch máu mềm mại, co bóp nhịp nhàng, tăng cường sức bền thành mạch, giúp mạch máu co giãn nhịp nhàng, không bị vỡ mạch phòng chống xuất huyết não, có tác dụng điều hoà huyết áp. 

Hoạt chất Salicin: chiết xuất từ cây liễu trắng là một dạng Aspirin tự nhiên giúp làm giảm độ nhớt của máu, làm giảm hình thành cục máu đông và giảm ma sát của dòng máu lên thành mạch, không tác dụng lên cơ chế chống đông máu của cơ thể nên không có tác dụng phụ như thuốc aspirin tổng hợp. Hơn nữa Bi-Cozyme được bổ sung thêm thành phần Cranberry (nam việt quất) giúp chống oxy hoá, làm bền vững thành động và tĩnh mạch, giảm cholesterol giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.
Đây là một bước đột phá trong điều trị và nâng cao sức khoẻ tim mạch.

MC: Bác sĩ có thể chỉ rõ những dấu hiệu nào chứng tỏ bệnh nhân bị đột quỵ?

Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất rất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm:

Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó.

Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng hai cánh tay qua đầu cùng một lúc.

Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ.

Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động.

Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ.

Người bị đột quỵ có thể có một vài dấu hiệu trên. Tùy thể trạng sức khỏe của mỗi người mà dấu hiệu đột quỵ khác nhau. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp cơn thiếu máu não thoáng qua với các triệu chứng giống hệt đột quỵ nhưng chỉ xảy ra trong vòng vài phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua là dấu hiệu cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xuất hiện, có thể là trong vòng vài ngày hoặc một tháng sắp tới.

Những dấu hiệu đột quỵ có thể đến và qua đi rất nhanh. Bạn cần lắng nghe cơ thể, khi thấy các dấu hiệu này xuất hiện cần chủ động đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được kiểm tra. Thời gian “vàng” cho bệnh đột quỵ là 60 phút, mỗi phút qua đi, mức độ tổn thương của hệ thần kinh càng nghiêm trọng.

Duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh, phòng ngừa đột quỵ

MC: Thưa BS Lương, đột quỵ là bệnh khi cứu sống được bệnh nhân thì lại phải đối diện với hầu quả là để lại những di chứng rất nặng nề cho bệnh nhân và cả xã hội. Bệnh nhân đột quỵ sau điều trị thường phải trải qua quá trình luyện tập phục hồi chức năng, xin hỏi PGS.TS Lương Tuấn Khanh, việc phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ có ý nghĩa như thế nào?

Sau đột quỵ não, nhiều người bệnh phải đối mặt với tình trạng liệt vận động, rối loạn ngôn ngữ... khiến bệnh nhân bị lo âu, mệt mỏi, buồn chán. Các sinh hoạt hàng ngày phải phụ thuộc vào người khác nên thường có tâm lý mặc cảm, cảm thấy mình vô dụng.

Để giúp người bệnh lạc quan, vui vẻ hơn, người thân trong gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng. Người chăm sóc bệnh nhân nhồi máu não cần động viên, hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc, có thể sử dụng một số dụng cụ hỗ trợ người bệnh tự ăn uống, vệ sinh. Điều này sẽ giúp người bệnh cảm thấy bớt cảm giác phụ thuộc và có ích hơn khi có thể đáp ứng nhu cầu của bản thân.

MC: câu hỏi tương tác

Bây giờ là câu hỏi tương tác số 1:

Câu hỏi 1: Dấu hiệu nào chứng tỏ một người bị đột quỵ?

A. Liệt mặt, méo miệng, yếu liệt chân tay

B. Ngôn ngữ bất thường, nói khó, mắt mờ

C. Cả A&B

D. Đau tim dữ dội

Đáp án đúng: C

MC: Với bệnh nhân đột quỵ thì “thời gian là não”, “thời gian là vàng”, vậy sau khi điều trị đột quỵ bao lâu thì có thể phục hồi chức năng được thưa bác sĩ? 

Tuy bị tổn thương nghiêm trọng trong cơn đột quỵ, nhưng nếu được điều trị đúng cách và kịp thời, não bộ vẫn có thể hoạt động trở lại. Có một số bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn sau cơn đột quỵ, tuy nhiên đa số trường hợp, chức năng não của bệnh nhân không còn “hoàn hảo” như trước.

Điều này được lý giải như sau: Nếu não bộ được khôi phục lượng máu cung cấp oxy và chất dinh dưỡng ổn định, một số tế bào não sẽ không bị chết mà chỉ yếu đi. Theo thời gian, các tế bào này có thể “bình phục” và hoạt động trở lại. Bên cạnh đó, cũng có những vùng não có khả năng thế chỗ, làm nhiệm vụ giúp các chức năng của vùng não bị tổn thương trong thời gian vùng não đó đang “dưỡng sức”.

MC: Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân và hướng dẫn họ luyện tập phục hồi chức năng, bác sĩ có thể chia sẻ những sai lầm mà người bệnh hay gặp phải gây cản trở quá trình điều trị?

Các chuyên gia cho hay, tai biến mạch máu não có thể để lại di chứng nặng nề hoặc thậm chí gây tử vong cho người bệnh vì những bước sơ cứu không đúng cách. Hãy cùng điểm qua các lỗi thường gặp trong sơ cứu người bị tai biến qua bài viết dưới đây.

5 sai lầm khiến người mắc tai biến rơi vào nguy hiểm:

1. Cho người bệnh ăn hoặc uống thứ gì đó: Điều này có thể gây tắc đường thở.

2. Cho bệnh nhân uống một loại thuốc bất kỳ: Dùng sai thuốc sẽ gây nguy hiểm.

3. Dùng kim châm vào 10 đầu ngón tay/ngón chân: Hiệu quả chưa được kiểm chứng.

4. Gọi cấp cứu quá muộn

5. Phát hiện chậm trễ các dấu hiệu của bệnh

MC: Để giúp hệ tim mạch luôn khỏe mạnh, phòng ngừa đột quỵ, các chuyên gia có lời khuyên gì dành cho người dân? Ngoài các biện pháp tập luyện, phục hồi chức năng thì biện pháp bổ sung những TPCN nào là hợp lý nhất để tang hiệu quả của việc tập luyện và phòng tránh tái phát của đột quỵ

Các nhà Khoa Học của Mỹ đã nghiên cứu ra sản phẩm Bi-Cozyme, sản xuất tại Mỹ, là một sản phẩm toàn diện giúp hỗ trợđiều trị hồi phục và tránh tái phát cho bệnh nhận cho bệnh lý tim mạch là nhờ - Bi-Cozyme có thành phần Co-enzyme Q10 giúp trái tim khoẻ mạnh, nhịp đập và nhát bóp ổn định giúp cung cấp lượng máu, dinh dưỡng và oxy lên não đều đặn để nuôi dưỡng các TB não bị tổn thương và hồi phục sau đột quỵ và đặc biệt Co-Q10 còn có vai trò khử các gốc tự do, giảm tổn thương và xơ vữa mạch não, phòng chống tái pháp của đột quỵ và giúp hồi phục các di chứng sau đột quỵ nhanh chóng vì máu được lưu thông dễ dàng.

Bi-Cozyme

- Bi-Cozym có sự kết hợp 4 enzyme tiêu cục máu đông: Natokinase, Bromelain, Papain và Serraptate dọn sạch lòng mạch, tiêu mảng xơ vữa giúp máu lưu thông dễ dàng giúp hồi phục di chứng

- Phức hợp Rutin và Horse Chestnut (hạt dẻ ngựa) và Salicin chiết xuất từ cây liễu trắng giúp trẻ hoá, tăng sức bền thành mạch, làm loãng độ nhớt của máu, ổn định huyết áp, phòng ngừa tắc mạch và chống tái phát đột đuỵ hiệu quả. Ngoài ra Bi-Cozyme còn bổ sung Cranberry (nam việt quất) giúp chống oxy hoá tang cường sức khoẻ tim mạch một cách tự nhiên, giúp phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.. Sử dụng Bi-Cozyme hàng ngày là giải pháp tổng thể để điều trị bệnh cao mỡ máu, cholesterol, xơ vữa động mạch và điều hoà HA và xua tan nỗi lo bệnh lý tim mạch, HA, nhồi máu cơ tim và giải quyết triệt để các di chứng của tai biến mạch máu não và đột quỵ.

Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Cozyme - Giúp điều hòa huyết áp, phòng chống tai biến mạch máu não

MC: Câu hỏi 2 tương tác với khán giả

Câu hỏi 2. Cách nào để giúp hệ tim mạch khỏe mạnh, phòng ngừa đột quỵ?

A.    Kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, đường huyết

B.    Tập thể dục đều dặn, khám sức khỏe định kỳ

C.    Có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý

D.    Sử dụng TPBVSK Bi-Cozyme hàng ngày.

E.    Tất cả các phương án trên.

Đáp án đúng: E

Câu hỏi 1: Mẹ cháu 65 tuổi, mới phát hiện mắc tăng huyết áp và đang phải uống thuốc duy trì huyết áp ổn định. Cháu nghe nói tăng huyết áp dễ dẫn đến đột quỵ, tai biến. Xin bác sĩ tư vấn thêm. Nếu bị đột quỵ thì mẹ cháu có bị di chứng gì không ạ?

Do một phần não bị tổn thương nên sau cơn tai biến, người bệnh có thể bị suy giảm hoặc mất đi một số chức năng của cơ thể. Một số di chứng phổ biến, dễ gặp ở người bệnh bao gồm:

+ Liệt vận động: Hầu hết những người trải qua cơn tai biến mạch máu não đều gặp khó khăn với hệ vận động. Có người bị liệt nửa người hoặc liệt chân, tay,… Vì vậy, mọi sinh hoạt, ăn uống, tắm giặt của người bị tai biến đều cần tới sự trợ giúp của gia đình.

+ Rối loạn ngôn ngữ: Nhiều người sau cơn tai biến không thể nói chuyện như trước do bị rối loạn ngôn ngữ. Họ chỉ có thể nói rất ít từ, bị nói ngọng, thậm chí không nói được, nguyên nhân là do vùng não đảm nhận chức năng ngôn ngữ bị tổn thương.

+ Suy giảm nhận thức: Người bị tai biến mạch máu não có thể bị mất trí nhớ, suy giảm khả năng nhận thức về mọi vấn đề trong cuộc sống. Nhiều người rất lâu mới có thể phục hồi và không thể làm những công việc yêu cầu trí tuệ minh mẫn cũng như độ phức tạp nhiều như trước đây.

+ Mắt nhìn mờ: Khi cơn tai biến tấn công, nhiều người có dấu hiệu mờ một bên hoặc cả hai bên mắt. Điều này cũng cảnh báo di chứng mà người bị tai biến có thể gặp phải, đó là rối loạn thị giác sau tai biến.

+ Rối loạn tiểu tiện: Chứng rối loạn cơ tròn có thể khiến người bị tai biến tiểu tiện không tự chủ. Chăm sóc, đảm bảo khâu vệ sinh thật tốt là cách để phòng tránh tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu,… và giúp tinh thần người bị tai biến luôn thoải mái vì cơ thể sạch sẽ.

Câu hỏi 2: Tôi năm nay 62 tuổi, tôi vừa trải qua một cơn tai biến thoáng qua, đã điều trị tại BV. Tôi bị liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 gây méo miệng. Hiện tại, tôi đang điều trị châm cứu (1 lần/ngày) và đã tiến hành điều trị châm cứu được 14 ngày nhưng không đỡ. Vậy xin hỏi bác sĩ, thể trạng tôi có thể trở về lại bình thường được không? Tôi rất muốn dùng TPCN để hỗ trợ điều trị hồi phục các di chứng và phòng tái phát, xin BS tư vấn tôi nên dung loại TPCN nào?

Tình trạng của bác hoàn toàn có thể phục hồi được nếu bác biết cách điều trị phù hợp. Về thực phẩm chức năng điều trị giảm triệu chứng và di chứng tai biến mạch máu não nên dùng Bi-Cozyme. Các nhà Khoa Học của Mỹ đã nghiên cứu ra sản phẩm Bi-Cozyme, sản xuất tại Mỹ, là một sản phẩm toàn diện giúp hỗ trợđiều trị hồi phục và tránh tái phát cho bệnh nhận cho bệnh lý tim mạch là nhờ - Bi-Cozyme có thành phần Co-enzyme Q10 giúp trái tim khoẻ mạnh, nhịp đập và nhát bóp ổn định giúp cung cấp lượng máu, dinh dưỡng và oxy lên não đều đặn để nuôi dưỡng các TB não bị tổn thương và hồi phục sau đột quỵ và đặc biệt Co-Q10 còn có vai trò khử các gốc tự do, giảm tổn thương và xơ vữa mạch não, phòng chống tái pháp của đột quỵ và giúp hồi phục các di chứng sau đột quỵ nhanh chóng vì máu được lưu thông dễ dàng.

Câu hỏi 3: Tôi năm nay 30 tuổi, bị huyết áp thấp dưới 100mm Hg, những lúc bị thường đau đầu nặng, choáng váng, đổ mồ hôi, tôi thường phải dùng thuốc giảm đau. Gần đây tôi có dấu hiệu choáng váng, xây xẩm mặt mày, mọi thứ quay vòng khi thay đổi tư thế. BS cho biết, huyết áp thấp có nguy cơ bị đột quỵ không? Làm cách nào để hết những cơn choáng váng?

Huyết áp thấp cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng không kém gì tăng huyết áp. Thông thường, người dân thường chủ quan và chưa có hiểu biết đúng về căn bệnh huyết áp thấp. Nhiều người nghĩ rằng, những triệu chứng này là do ăn uống không tốt, thể trạng yếu... mà không coi đó là bệnh và chỉ cần nghỉ ngơi sẽ khỏi. Nguy hiểm nhất trong bệnh  huyết áp thấp là liên quan đến tim mạch thì lại ít người biết đến như các bệnh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực... Nếu bị tụt huyết áp nhiều lần sẽ làm cho các cơ quan trong cơ thể nhanh bị suy yếu, do chất dinh dưỡng và oxy không thể đến được các bộ phận đó gây tổn thương. Nặng nhất với các trường hợp tụt huyết áp có thể gây sốc, nhất là với những người khi đang làm công việc ở ngoài trời nắng, trên cao hoặc đang lái xe... sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Nếu người bệnh chủ quan, để tình trạng huyết áp thấp kéo dài thì có thể dẫn đến tai biến mạch máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 10-15%. Hiện nay, sự hiểu biết của bệnh nhân về huyết áp thấp còn rất ít. Các nghiên cứu cho thấy, hơn 70% bệnh nhân không biết mình bị huyết áp thấp, hơn 80% bệnh nhân bỏ qua những triệu chứng của bệnh.

MC: Đọc lại câu hỏi tương tác số 2

Câu hỏi 2. Cách nào để giúp hệ tim mạch khỏe mạnh, phòng ngừa đột quỵ?

A. Kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, đường huyết

B. Tập thể dục đều dặn, khám sức khỏe định kỳ

C. Có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý

D. Sử dụng TPBVSK Bi -Cozyme hàng ngày

E. Tất cả các phương án trên.

Đáp án đúng: E

MC: Quý vị và các bạn thân mến, chúng ta vừa lắng nghe cuộc trao đổi với các chuyên gia trong chương “Duy trì hệ tim mạch khoẻ mạnh, phòng ngừa đột quỵ”.

Chương trình xin cảm ơn sự tham gia của 2 vị khách mời là:

- PGS.TS. Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc bệnh viện tim Hà Nội; 

- PGS.TS Lương Tuấn Khanh - Trung tâm Phục hồi Chức năng, BV Bạch Mai.

Hy vọng rằng những thông tin của chương trình đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích về cách duy trì hệ tim mạch khỏe mạnh, giúp phòng bệnh đột quỵ. Cảm ơn Nhãn hàng BI-COZYME đã đồng hành cùng chương trình.

Hiện nay chương trình vẫn đang tiếp tục nhận được rất nhiều câu hỏi của quý vị khán giả từ khắp mọi miền đất nước. Nhưng vì thời lượng của chương trình có hạn chúng tôi sẽ tiếp tục trả lời câu hỏi của quý vị trên trang suckhoedoisong.vn. 

Chương trình giao lưu truyền hình trực tuyến của báo Sức khỏe&Đời sống “Duy trì hệ tim mạch khoẻ mạnh, phòng ngừa đột quỵ” ngày hôm nay xin được kết thúc tại đây. Xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại quý vị và các bạn ở chương trình Tư vấn truyền hình trực tuyến tiếp theo (với chủ đề…) trên suckhoedoisong.vn, kênh Youtube của báo Sức khỏe và đời sống và fanpage của báo Sức khỏe và đời sống.

Viết bình luận