Đối tượng nào dễ mắc bệnh suy thận? Tìm hiểu ngay trước khi quá muộn

Thận là cơ quan bài tiết quan trọng của cơ thể, có nhiệm vụ thanh lọc máu bằng việc loại bỏ những chất cặn bã, dư thừa trong cơ thể. Tuy nhiên vì một lý do mà chức năng lọc máu của thận bị suy giảm, khiến các chất độc hại không được đào thải ra ngoài, từ đó gây ra suy thận, vậy nguyên nhân nào gây nên bệnh suy thận? Đối tượng nào dễ mắc bệnh suy thận? Dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc về bệnh suy thận.

 


I. Nguyên nhân gây suy thận? Đối tượng dễ mắc
 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra suy thận, tuy nhiên để thuận tiện cho việc điều trị các nhà khoa học đã phân chia thành các nhóm sau.


• Thường xuyên nhịn tiểu: Việc nhịn tiểu thường xuyên là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn nguy hiểm này này. Bởi khi đó lượng nước tiểu chưa được đào thải ra ngoài sẽ gia tăng áp lực lên thành bàng quang, làm suy giảm chức năng tiểu tiện. Lâu ngày có thể dẫn đến trào ngược bàng quang niệu quản, ảnh hưởng đến chức năng của thận.


• Lười uống nước: Lượng nước tối thiểu để duy trì hoạt động hàng ngày cho người bệnh là từ 2- 2,5 lít. Việc bổ sung không đủ lượng nước mỗi ngày sẽ khiến quá trình thanh lọc và bài tiết của thận bị ảnh hưởng. Lượng độc tố và các chất cặn bã chưa được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ và tăng cao trong cơ thể. Lâu ngày hình thành lên các khối sỏi, cản trở khả năng lọc máu của thận.


• Ăn mặn: Thói quen ăn mặn không những gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch, huyết áp và làn da. Mà còn khiến hệ tiết niệu đặc biệt là thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nguyên nhân là bởi, ăn mặn sẽ khiến lượng nước trong cơ thể khó được bài tiết ra ngoài, làm tăng gánh nặng cho bàng quang và thận. Chưa kể việc ăn mặn còn khiến người bệnh có thói quen uống nước liên tục, làm thận phải hoạt động quá công suất. Tích tụ lâu ngày dẫn đến sinh ra bệnh.
 

• Do các bệnh về thận: Một số các bệnh về thận như nhiễm trùng thận, viêm cầu thận, sỏi thận, thận hư… nếu không được điều trị và khắc phục kịp thời có thể gây tổn thương và suy thận kéo dài.


• Lạm dụng tình dục: Việc lạm dụng tình dục thường xuyên với cường độ dày đặc có thể khiến thận bị “vắt kiệt sức”. Lâu ngày sẽ không còn khả năng thực hiện việc đào thải độc tố và cân bằng điện giải nuôi dưỡng cơ thể.


Ngoài những nguyên nhân kể trên, suy thận còn có thể xảy ra ở những đối tượng dưới đây:


• Người bị bệnh tiểu đường.


• Người bị suy tim.


• Người mắc các bệnh về gan.


• Người bị cao huyết áp hoặc tắc nghẽn mạch máu ở chân và tay.


• Người thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau kéo dài.


• Người già, người lớn tuổi, chức năng thận bị suy giảm.


II. Triệu chứng thường gặp của bệnh


- Để ngăn chặn nguy cơ tiến triển của các biến chứng người bệnh nên cảnh giác với các triệu chứng sau.

 

1. Mẩn ngứa


- Mẩn ngứa dễ bị nhầm lẫn với nổi mề đay và các bệnh da liễu khác. Tuy nhiên đây là lại dấu hiệu thường gặp ở bệnh suy thận. Nguyên nhân là bởi các độc tố và cặn bã chưa được đào thải ra ngoài, tích tục trong máu, lâu ngày gây ngứa ngáy, khó chịu.


- Lúc này người bệnh sẽ thấy bắp tay và chân xuất hiện nhiều mảng sẩn đỏ, ngứa rát nhưng không có có nhân như khi bị mụn.

  

2. Đi tiểu bất thường


- Số lần đi tiểu nhiều nhất trong một ngày của người bình thường là 6-7 lần. Tuy nhiên nếu chức năng thận bị suy giảm, bạn sẽ đi tiểu nhiều lần hơn, lượng nước tiểu mỗi lần thường ít đi.
 

- Ngoài ra, nếu chú ý quan sát bạn có thể dễ dàng nhận thấy những bất thường trong nước tiểu như: Tiểu đậm màu, có lẫn bọt hoặc lẫn máu, xuất hiện cảm giác đau buốt, khó khăn khi đi tiểu.
 


3. Đau lưng


- Đau lưng do suy thận cũng có thể bị nhầm lẫn với các căn bệnh xương khớp khác. Tuy nhiên, nếu chú ý bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra điểm khác biệt giữa hai căn bệnh này.


- Vị trí đau lưng do thận thường xuất phát ở vùng lưng dưới, nằm ngay bên mạn sườn. Cơn đau có thể lan tỏa từ lưng xuống vùng xương chậu và thậm chí là vùng bụng dưới. Tình trạng đau không quá dữ dội nhưng lại dai dẳng nhiều ngày. Đôi khi sẽ xuất hiện cơn đau quặn, cảm giác như ăn sâu vào cơ thể.


4. Tình trạng sưng phù


- Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất của suy thận. Khi thận bị suy giảm chức năng, lượng nước trong cơ thể sẽ không còn cân bằng. Lúc này, nước dư thừa không được đào thải ra ngoài, sẽ ứ đọng. Lâu ngày khiến các bộ phận trên cơ thể như bọng mắt, mắt cá chân, tay sưng phù.


5. Thiếu máu


- Như đã trình bày ở phần trên, thận không không chỉ có vai trò đào thải cặn bã. Mà cơ quan này còn đảm nhận chức năng lọc máu, kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu.


- Vì vậy khi suy thận xảy ra, đồng nghĩa với việc cơ thể không sản sinh đủ hồng cầu để đưa oxy vào máu. Lúc này tình trạng thiếu máu sẽ xảy ra. Người bệnh sẽ bắt gặp các triệu chứng điển hình như: Chóng mặt, hoa mắt, bủn rủn tay chân,…


6. Chuột rút tay chân


- Thận chính là cơ quan duy trì điện giải trong cơ thể. Khi chức năng thận suy yếu sẽ kéo theo hàm lượng khoáng chất trong máu bị rối loạn.


- Do đó cơ thể sẽ xuất hiện các tình trạng chuột rút, nhất là ở tay và chân. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến co quắp chân tay, cản trở quá trình hoạt động.


7. Hơi thở có mùi


- Mặc dù đây không phải triệu chứng đặc trưng của các mức độ suy thận. Nhưng hơi thở có mùi cũng là vấn đề cảnh báo bộ phận này đang bị ảnh hưởng.


- Nguyên nhân của tình trạng này là do suy thận làm tăng nồng độ ure trong máu, khiến cơ thể sản sinh ra mùi hôi, khó chịu trong khoang miệng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể cảm thấy chán ăn, buồn nôn, nôn ói,…


8. Rối loạn sinh lý nam


- Là cơ quan duy trì chức năng sinh lý của nam giới. Suy thận có thể khiến nội tiết tố nam bị giảm trầm
trọng. Đồng thời, khiến lượng máu lưu thông đến dương vật bị ảnh hưởng. Lâu ngày nam giới sẽ gặp các vấn đề như: xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, suy giảm ham muốn, ảnh hưởng đến đời sống tình dục của người bệnh.


- Ngoài những triệu chứng điển hình kể trên, suy thận còn có thể gây ra hàng loạt các triệu chứng liên quan khác như: Tăng huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy khi thấy cơ thể có những triệu chứng nghi ngờ, bao gồm cả những triệu chứng chưa được liệt kê ở trên, người bệnh cần chủ động đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra.


III. Các cách điều trị hiệu quả


Tùy vào giai đoạn và mức độ suy thận mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp điều trị khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp điều trị suy thận được nhiều người áp dụng nhất hiện nay.

1. Tây Y trị suy thận


Ở giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc để giảm nhanh các triệu chứng và kiểm soát tiến triển của bệnh. Cụ thể các loại thuốc điều trị suy thận gồm:


• Thuốc chống tăng huyết áp: Nhóm thuốc này có khả năng ức chế thụ thể và men chuyển hóa, giúp hạ huyết áp và tăng cường chức năng thận hiệu quả. Một số loại thuốc tăng huyết áp thường được chỉ định cho người suy thận là: Captopril, Enalapril, Azilsartan….


• Thuốc chống thiếu máu: Đối với những bệnh nhân suy thận mãn tính, tình trạng thiếu máu trong các xét nghiệm cận lâm sàng là điều không thể tránh khỏi. Để giải quyết vấn đề này, các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc chống thiếu máu như: Darbepoetin alfa – Aranesp, Mircera,…

• Thuốc kiểm soát Cholesterol: Suy thận có thể gây ra nhiều bệnh lý trên hệ tim mạch. Vì vậy, trong quá trình điều trị, các bác sĩ sẽ chỉ định thêm cho bệnh nhân các loại thuốc bổ sung nhằm loại bỏ các tác nhân xấu đến tim mạch. Một số loại thuốc kiểm soát Cholesterol như: Simvastatin, Lovastatin, Fluvastatin, Atorvastatin, Pitavastatin, Rosuvastatin,….

 


Ở giai đoạn bệnh nặng, ngoài việc dùng thuốc các bệnh nhân sẽ phải thực hiện một số biện pháp hỗ trợ để duy trì sự sống. Cụ thể:


• Cấy ghép thận: Ghép thận được coi là lựa chọn điều trị tốt nhất cho những người bị suy thận. Khi thực hiện phương pháp này, các bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép một quả thận khỏe mạnh vào cơ thể của người mắc bệnh. Mục đích là để tăng cơ hội sống và giúp người bệnh khỏe hơn. Tuy nhiên để thực hiện được phương pháp này, người bệnh phải tìm được nguồn hiến tặng thận phù hợp khả năng đáp ứng của cơ thể.
 


• Chạy thận nhân tạo: Chạy thận nhân tạo là cách điều trị suy thận phổ biến hiện nay. Ở biện pháp này, máu của của người bệnh sẽ được rút từ mạch máu chuyển qua quả lọc (thận) nhân tạo để loại bỏ tạp chất và cặn bã dư thừa. Sau khi máu được làm sạch, chúng sẽ đi qua ống lọc và trở lại cơ thể.


2. Chữa suy thận bằng Đông y


Ngoài Tây y thì suy thận bệnh học có thể điều trị bằng các bài thuốc Đông y. Bởi sự an toàn, lành tính, mang lại hiệu quả tận gốc nhờ các thành phần chủ yếu trong tự nhiên. Một số bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị suy thận như:


• Bài thuốc 1: Chuẩn bị địa hoàng thán, đỗ trọng, đương quy, quế quảng, phụ tử chế, đậu ký sinh, kỷ tử, lộc giác giao. Nguyên liệu sau khi rửa sạch thì đem sắc thành thuốc cùng 6 bát nước. Mỗi ngày uống 1 tháng, kiên trì dùng liên tục trong 12 tuần để bệnh đỡ.


• Bài thuốc 2: Phục linh, hạn liên thảo, trạch tả, cúc hoa, hoài sơn, đan bì, rễ cỏ xước, nữ trinh tử, kỷ tử, thục địa sắc trong vòng 30 -45 phút. Chia nước thuốc làm 3 phần bằng nhau rồi uống hết trong ngày.


• Bài thuốc 3: Bạch truật, phụ tử, sao du nhục, sơn dược, ba kích, tiên mao, phục linh bì, quế chi, bách bản, đẳng sâm sắc với 1 lít nước. Sau khi thuốc được thì chắt nước uống sau bữa ăn để đạt kết quả tốt nhất.

 

3. Mẹo dân gian trị bệnh


- Điều trị suy thận bằng các mẹo vặt dân gian cũng là biện pháp được nhiều người áp dụng. Bởi cách làm đơn giản, dễ thực hiện lại khá an toàn, lành tính. Tuy nhiên các phương pháp này chỉ thích hợp với những ca bệnh nhẹ, mới khởi phát.


- Trong trường hợp suy thận giai đoạn 2, 3,4.. người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị chuyên khoa đúng cách. Một số mẹo vặt dân gian hỗ trợ điều trị suy thận như:

 

  • Đỗ đen:

 

- Đậu đen chứa rất nhiều chất xơ và các dưỡng chất tốt cho chức năng của thận. Loại hạt này không những giúp lọc máu, giảm áp lực hoạt động mà còn tăng cường chức năng cho thận.


Cách dùng đậu đen chữa bệnh suy thận như sau:


- Chọn những hạt đậu to đều và loại bỏ những hạt đậu bị sâu, lép, hỏng.


- Đem đậu đi rửa sạch, để ráo nước, sau đó cho lên bếp rang.


- Đợi cho đậu nguội bớt thì cho vào hộp kín để dùng dần.


- Mỗi lần uống thì lấy một nắm đậu đen cho vào ấm nước. Sau đó đun sôi khoảng 10 phút rồi chắt nước uống.

 

  • Râu ngô:


- Râu ngô là vị thuốc lợi tiểu, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Chính vì thế, thường được sử dụng trong các bài thuốc điều trị chứng thận hư, thận yếu.


- Người bệnh cần chuẩn bị 30g râu ngô 10g hạt tía tô, 50g bạch mao căn.


- Các nguyên liệu trên sau khi làm sạch thì đun sôi với nước, uống như trà trong ngày.

 

  • Cây nhọ nồi:

 

- Nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực có tác dụng bổ thận, chống viêm, thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Vì vậy, người bệnh có thể sử dụng loại cây này để tăng cường chức năng cho thận và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.


- Cỏ mực sau khi rửa sạch, đem thái nhỏ, phơi khô sau đó sao vàng.


- Mỗi ngày lấy khoảng 30g cỏ mực đun cùng 40g đỗ đen rồi chắt nước uống thành nhiều lần.


IV. Cách phòng ngừa suy thân hiệu quả


Một trong những nguyên nhân chính gây ra suy thận là do thói quen ăn uống và sinh hoạt không hợp lý. Do đó người bệnh hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa căn bệnh này bằng việc:


• Tăng cường tập luyện thể dục thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày. Điều này không những giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn ngừa được nguy cơ mắc các bệnh về thận.


• Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan, yêu đời, tránh căng thẳng, mệt mỏi.


• Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để sớm phát hiện các điều bất thường về thận.


• Những người thuộc nhóm có nguy cơ bị suy thận cao như tiểu đường, cao huyết áp, gia đình có tiền sử bị thì cần tiến hành tầm soát suy thận định kỳ.


• Khi thấy cơ thể có những triệu chứng nghi ngờ về thận, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.


• Hạn chế rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích có hại khác. Bởi chúng không những gây nguy hiểm cho sức khỏe mà còn khiến chức năng thận bị ảnh hưởng.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu và giải đáp chi tiết về nguyên nhân gây suy thận là gì? Đối tượng nào dễ mắc bệnh suy thận? Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !

Mách bạn : Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật

Super Power UriClean là viên uống bảo vệ sức khỏe giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu làm tan sỏi thận, sỏi mật làm sạch đường tiết niệu ngăn chặn sự hình thành sỏi cũng như phòng tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật, tán sỏi ...

 

 
 


Tác dụng của Super Power UriClean

Sản phẩm Super Power UriClean được sản xuất bởi hãng Fine Living Pharmanaturals Hoa Kỳ phẩm được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu thảo dược có thành phần là Vitamin C, chiết xuất quả nam việt quất (Cranberry) và các thành phần khác là xenluloza, silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), gelatin. Super Power UriClean là lựa chọn cho bạn giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu tốt hơn.
- Làm tan sỏi thận, sỏi mật, ngăn chặn sự hình thành, tái phát sỏi...

- Phòng nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do hạn chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.

- Chống viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

- Chống viêm bàng quang.

- Tan sỏi thận.

- Chống lắng cặn trong đài bể thận.

- Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.

- Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận...


 

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________

Có Thể Bạn Quan Tâm

>>> Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như nào?

>>> Bệnh Suy Thận Ở Nam Giới – Triệu Chứng, Biến Chứng Thường Gặp

>>> Những điều cần biết về bệnh suy thận

Viết bình luận