Đối tượng nào có nguy cơ mắc ung thư bàng quang? Tìm hiểu ngay để biết

Bàng quang là cơ quan chứa nước tiểu trước khi nó ra khỏi cơ thể. Hơn 90% trường hợp ung thư bàng quang bắt đầu từ các tế bào tạo nên lớp màng trong cùng của thành bàng quang. Ung thư bàng quang là một bệnh lý ác tính đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu được tầm soát phát hiện và điều trị từ sớm thì có thể chữa khỏi bệnh. Vậy đối tượng nào có nguy cơ mắc ung thư bàng quang nhất? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh ung thư bàng quang. 

 

 

I. Đối tượng nguy cơ bệnh Ung thư bàng quang

Cũng giống như nguyên nhân gây bệnh, các yếu tô nguy cơ ung thư bàng quang vẫn chưa được nghiên cứu một cách rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến ung thư bàng quang là:
 
• Những người lớn tuổi có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn những người trẻ.

• Người da trắng dễ có nguy cơ ung thư bàng quang hơn người chủng tộc khác.

• Đàn ông dễ bị ung thư bàng quang hơn phụ nữ.

• Tiền sử gia đình có người mắc phải ung thư bàng quang là yếu tô nguy cơ của bệnh.

• Người đã bị ung thư bàng quang cũng có khả năng tái phát do đã điều trị với thuốc chống ung thư cyclophosphamide làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.

• Những người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư bàng quang cao hơn hai đến ba lần so với những người không hút thuốc lá.

• Nghề nghiệp dễ mắc ung thư như làm cao su, chất hóa học, da thuộc, thợ làm tóc, thợ kim khí, thợ in, thợ dệt, tài xế xe tải. Đây là những ngành nghề tiếp xúc thường xuyên với những chất sinh ung thư.

• Những người bị nhiễm ký sinh trùng cũng có nguy cơ ung thư bàng quang.

• Ngoài ra, các bệnh lý viêm bàng quang mạn tính, nhiễm trùng tiết niệu tái diễn nhiều lẫn hoặc sử dụng ống thông đường tiểu lâu ngày cũng gây nên ung thư bàng quang.

II. Triệu chứng bệnh Ung thư bàng quang
 
Triệu chứng ung thư bàng quang thường rất khó nhận biết. Tuy nhiên, có những dấu hiệu có thể giúp bệnh nhân phát hiện ra bệnh sớm để kịp thời đến cơ sở y tế để thăm khám như sau:
 
• Mệt mỏi, gầy sút, chán ăn

• Đái máu là dấu hiệu thường gặp nhất. Đái máu từng đợt, đái máu đại thể, toàn bãi.
   
• Đau khi đi tiểu

• Tiểu rắt, tiểu khó, tiểu không tự chủ, nước tiểu sẫm màu: đây là những triệu chứng xuất hiện đầu tiên, do bàng quang bị kích thích hay bị giảm thể tích.

• Các triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu, tắc nghẽn đường tiểu do u xâm lấn hay do cục máu đông.

Ở giai đoạn muộn của ung thư bàng quang, tế bào ung thư đã di căn xa, sẽ xuất hiện các biểu hiện sau:

• Đau hông lưng

• Đau trên xương mu

• Đau hạ vị

• Đau tầng sinh môn

• Đau xương

• Đau đầu.

III. Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

1. Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán ung thư bàng quang?

Bác sĩ sẽ khám lâm sàng và xét nghiệm nước tiểu để xem nước tiểu có máu không, bạn có dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc có sự tồn tại của các tế bào ung thư hay không. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm máu, xét nghiệm chức năng thận và gan, chụp X-quang bàng quang và đường tiết niệu, siêu âm hoặc chụp cắt lớp (CT) và nội soi. Nếu tìm thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ lấy một mẫu mô (sinh thiết) để xem xét dưới kính hiển vi.

2. Những phương pháp nào dùng để điều trị ung thư bàng quang?
 
Các phương pháp điều trị ung thư bàng quang bao gồm:

• Phẫu thuật: Bệnh nhân bị ung thư bàng quang cần được phẫu thuật để loại bỏ khối u. Việc phẫu thuật phụ thuộc vào loại ung thư và mức độ di căn của các tế bào ung thư. Khối u có thể được lấy ra nhờ nội soi (sử dụng một ống thắp sáng đưa vào bàng quang). Nếu khối u quá lớn, người bệnh có thể cần phải phẫu thuật cắt cả bàng quang. Sau phẫu thuật này, nước tiểu sẽ được đưa ra ngoài thông qua một túi đặc biệt được cấy vào cơ thể.

• Hóa trị trong bàng quang (Hóa trị tại chỗ): Phương pháp này được dùng để điều trị ung thư còn khu trú trong niêm mạc bàng quang nhưng có nguy cơ tái phát hoặc tiến triển thành các giai đoạn nghiêm trọng hơn.

• Hóa trị toàn thân: Hóa trị toàn thân dùng để tăng cơ hội khỏi bệnh cho những bệnh nhân đã phẫu thuật cắt bỏ bàng quang hoặc là phương pháp điều trị chính khi bệnh nhân không thể thực hiện phẫu thuật.

• Xạ trị: Phương pháp này dùng các chùm tia có năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư

• Liệu pháp miễn dịch: Liệu pháp này được sử dụng để kích thích hệ miễn dịch của cơ thể chống lại các tế bào ung thư, trong bàng quang hoặc trên toàn cơ thể.

• Liệu pháp nhắm mục tiêu: Được sử dụng để điều trị ung thư bàng quang giai đoạn cuối hoặc ung thư bàng quang di căn, khi các phương pháp điều trị khác không còn tác dụng.

3. Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của ung thư bàng quang?

Để kiểm soát tình trạng ung thư bàng quang, bạn cần lưu ý những điều sau:

• Dùng thuốc đúng quy định của bác sĩ;

• Sinh hoạt bình thường (bao gồm cả quan hệ tình dục) sau khi phẫu thuật nếu được bác sĩ cho phép;

• Tiếp tục các phương pháp điều trị khác dưới sự đồng ý của bác sĩ;

• Đừng hoảng sợ nếu triệu chứng ung thư tái phát. Ung thư có thể được chữa bằng việc theo dõi kỹ bệnh tình và loại bỏ khối u nếu bệnh tái phát;

• Tái khám đúng hẹn, nội soi bàng quang vài tháng một lần trong năm đầu tiên;

• Hãy khám bác sĩ nếu đã phẫu thuật và bắt đầu có dấu hiệu của nhiễm trùng (đau lưng, sốt, và nôn mửa);

• Có máu trong nước tiểu; đi tiểu lắt nhắt, tiểu gấp (cảm giác phải đi tiểu ngay), hoặc tiểu ít; tiểu buốt;

• Hãy gặp bác sĩ nếu bạn bị đau hoặc gặp phải các vấn đề về cương cứng sau khi phẫu thuật, chảy máu quá nhiều, sốt, và ớn lạnh sau khi nội soi bàng quang.
 
Giải pháp cho người ung thư: Bi-Nutafit tăng cường hệ miễn dịch và sức khỏe toàn diện

Bi-Nutafit® là công thức đặc biệt chăm sóc sức khỏe toàn diện cho mọi đối tượng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Là sản phẩm bảo vệ sức khoẻ cung cấp cho cơ thể những chất bổ dưỡng albumin, đạm, protein, các axit amin thiết yếu để nâng cao sức đề kháng và sự cường tráng của cơ thể, giúp sửa chữa và bảo vệ các mô, tế bào bị tổn thương do các tác nhân gây bệnh.

 
 

Công dụng của Bi-Nutafit®

- Bi-Nutafit bổ sung albumin, protein và các a xít amin thiết yếu cho cơ thể.

- Suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, mất ngủ, stress..

- Sốt xuất huyết; chấn thương, hội chứng nhiễm trùng; nhiễm độc; viêm tuỵ...

- Trị liệu bỏng, nhanh liền sẹo, giúp làm mờ và giảm vết thâm nám trên da

- Chạy thận nhân tạo, suy thận cấp, mãn, hội chứng thận hư,

- Nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sau phẫu thuật tim, phổi, phụ nữ sau sinh

- Sửa chữa tổn thương cấp độ DNA, tế bào;  khử gốc tự do

- Hỗ trợ điều trị cho người viêm gan vius, xơ gan, suy gan, gan nhiễm mỡ...

- Tăng cường sức đề kháng cho người thiếu máu, người mỏi mệt, ung thư máu.

- Tăng cường MD sau mổ, xạ trị, phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư

 - Tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe

- Chống lão hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng cường tuổi thọ.

 
    
 
   
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

____________________

Có thể bạn quan tâm

>>>  Người đang hóa trị, xạ trị cần lưu ý gì ở chế độ ăn?

>>>  Suy giảm nhận thức sau hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Đọc ngay để biết

>>> 
Mỗi đợt hóa trị ung thư kéo dài bao lâu? Có đau không?

Viết bình luận