Độ ẩm không khí bình thường là bao nhiêu?

Độ ẩm không khí được đo bằng máy đo ẩm kế nhỏ để ở trong phòng hoặc ở ngoài trời. Từ những con số báo hiệu cho ta thấy độ ẩm không khí hiện tại là bao nhiêu. Độ ẩm không khí quá cao và độ ẩm không khí quá thấp cũng đều ảnh hưởng đến sức khỏe đặc biệt là trẻ em. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem độ ẩm không khí là gì, độ ẩm không khí bình thường là bao nhiêu, tác hại khi độ ẩm không khí quá cao và độ ẩm không khí quá thấp.

Độ ẩm không khí bình thường là bao nhiêu?

1. Độ ẩm không khí là gì?

Độ ẩm không khí còn được gọi là độ ẩm hay độ ẩm của không khí, là hơi nước ở dạng khí tồn tại trong không gian, mắt thường không thể nhìn thấy được. Để không khí duy trì ở mức cân bằng thì trong khí quyển có chứa tới 80% là hơi nước.

Độ ẩm cao hay thấp còn phụ thuộc vào lượng mưa hay sương mù ở mỗi nơi. Đơn vị sử dụng để đo độ ẩm không khí là gam trên mét khối (g/m³), dụng cụ đo là ẩm kế.

Độ ẩm không khí là hơi nước ở dạng khí tồn tại trong không gian

Tại sao không khí có độ ẩm?

Vì không khí có chứa đến 78% Nitơ, 21% Oxi và 1% hơi nước - một lượng hơi nước nhất định làm cho không khí có độ ẩm. Khi không khí bão hòa, hơi nước bốc hơi lên cao, gặp lạnh và ngưng tụ sẽ tạo thành sương, mây và mưa.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến lượng hơi nước trong không khí. Nếu không khí có nhiệt độ càng cao thì độ ẩm của không khí càng cao và ngược lại.

Phân loại độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí được phân thành ba loại khác nhau. Ở mỗi loại sẽ có tỉ số khác nhau, thể hiện khái niệm chuyên sâu khác liên quan đến độ ẩm không khí.

Độ ẩm tương đối: Thể hiện tỉ số áp suất hơi nước hiện tại so với áp suất hơi nước bão hòa (hay nói cách khác là lượng hơi nước có bên trong một đơn vị thể tích không khí). Tính theo đơn vị là %.

Độ ẩm tuyệt đối: Chỉ phần trăm lượng hơi nước chiếm trong không khí, tính bằng tỉ số giữa khối lượng hơi nước so với thể tích của hỗn hợp không khí. Tính theo đơn vị g/m³ và không liên quan đến khả năng bay hơi của không khí.

Độ ẩm 100%: Là không khí đạt trạng thái bão hòa về hàm lượng hơi nước (hơi nước trong không khí đạt mức tối đa có thể). Độ ẩm 100% không phải hoàn toàn 100% trong không khí là hơi nước, mà khối lượng nước đó có thể có trong bầu khí quyển làm thay đổi nhiệt độ và nhiều thứ khác có trong bầu khí quyển.

2. Độ ẩm không khí bình thường là bao nhiêu?

Độ ẩm không khí thích hợp cho môi trường sống của con người dao động từ 40 – 70%, độ ẩm thích hợp cho trẻ sơ sinh trong khoảng 40 – 60%. Bởi môi trường có độ ẩm như thế sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây hại phát triển. Trong các bệnh viện lớn ở nước ngoài, người ta thường duy trì độ ẩm không khí ở mức 55%.

Nếu độ ẩm không khí tăng quá cao, trên 70% sẽ tạo điều kiện cho những vi khuẩn gây bệnh cùng nấm mốc, vi sinh vật phát triển và tạo ra các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

3. Tác hại khi độ ẩm không khí quá cao

Độ ẩm quá cao sẽ gây ra những bất lợi cho sức khỏe và đời sống con người. Chúng ta sẽ cùng theo dõi mục dưới đây để biết thêm những tác hại và biện pháp phòng tránh đối với độ ẩm quá cao và quá thấp.

+ Tác hại của độ ẩm cao đối với sức khỏe con người?

Độ ẩm cao gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể;

Mùi quần áo là điều khó tránh khỏi đặc biệt là quần áo bẩn và kể cả quần áo đã giặt mà không thể khô, mùi ẩm mốc từ chăn, đệm, tường…cũng góp phần làm tăng cảm giác khó chịu cho chúng ta;

Độ ẩm cao còn tạo điều kiện tốt cho các virus, vi khuẩn, nấm mốc, bọ bụi nhà… phát triển, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp (bệnh viêm mũi họng cấp tính, viêm phế quản cấp, viêm phổi),  nhiễm trùng đường tiêu hóa, một số bệnh ngoài da và gia tăng tình trạng dị ứng;

Độ ẩm cao kích thích trực tiếp niêm mạc đường thở dẫn đến viêm, tăng tiết và co thắt phế quản dẫn đến có các triệu chứng ho, hắt hơi, khó thở…

Độ ẩm cao còn kích thích xuất hiện các đợt bùng phát và làm tăng mức độ trầm trọng của một số bệnh đường hô hấp mãn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản.

+ Biện pháp khắc phục đối với độ ẩm cao:

Vào những ngày mưa nhiều, đặc biệt vào mùa xuân, khi thời tiết nồm và ẩm ướt đồng nghĩa với độ ẩm không khí tăng cao thì chúng ta cần lưu ý:

Lau sạch chân ướt khi vào nhà, vào giường;

Dùng điều hòa 2 chiều để hút ẩm trong phòng;

Đối với phòng thí nghiệm hay những phòng có diện tích lớn thì nên sử dụng máy hút ẩm và tủ chống ẩm cho các thiết bị;

Giữ vệ sinh da, sấy khô quần áo cùng các vật dụng thường dùng khi mùa nồm;

Vào mùa xuân và mùa đông nên tiêm phòng cúm cho trẻ nhỏ;

Khi đun nấu, tắm rửa … làm tăng độ ẩm trong không khí trong phòng thì cần có quạt thông gió;

Trong môi trường bệnh viện chúng ta thường ứng dụng các trang bị như máy hút ẩm, điều hòa nhiệt  độ để kiểm soát độ ẩm trong buồng bệnh, phòng mổ, phòng xét nghiệm.

Độ ẩm không khí bình thường là bao nhiêu?

4. Tác hại khi độ ẩm không khí quá thấp

Độ ẩm thấp khiến mồ hôi của bạn thoát ra rất nhanh gây nên tình trạng khô da, nứt nẻ và giảm sức đề kháng cơ thể. Không khí quá khô làm bạn thường xuyên khó chịu mệt mỏi, ngủ không ngon giấc, tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cả gia đình.

Mặc dù ở Việt Nam phần lớn thời gian trong năm độ ẩm không khí cao, tuy nhiên còn tùy vào những thời điểm nhất định trong năm và phụ thuộc vào khu vực địa lý, đặc biệt là nơi chịu ảnh hưởng của gió lào thì độ ẩm rất thấp nên đôi khi cũng gây nên những phiền phức cho sức khỏe con người.

+ Biện pháp khắc phục đối với độ ẩm không khí thấp:

Khi độ ẩm không khí thấp, nhiều gia đình thường sử dụng các thiết bị để giúp cân bằng độ ẩm không khí trong phòng. Đó có thể là các loại quạt phun sương hoặc máy tạo độ ẩm mang lại không khí trong lành mát dịu.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về độ ẩm không khí và các tác hại khi độ ẩm không khí quá cao cũng như quá thấp. Chúng tôi cũng giúp bạn tìm hiểu các biện pháp khắc phục khi độ ẩm không khí quá cao hoặc quá thấp. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Viết bình luận