Điều trị bệnh trĩ nội như nào để đạt hiệu quả cao? Tìm hiểu ngay để biết

Bệnh trĩ nội có thể khó chẩn đoán hơn bệnh trĩ ngoại vì khối trĩ nằm ẩn bên trong trực tràng, người bệnh không thể nhìn thấy hoặc sờ thấy trừ trường hợp bị sa ra ngoài.  Ở nam giới do cơ sàn chậu chắc, trĩ nội ít sa ra ngoài nên người bệnh chỉ đến khám lúc có biến chứng chảy máu. Vậy làm thế nào để nhận biết được các biểu hiện của bệnh trĩ nội để kịp thời điều trị? Dưới đây là các biểu hiện và cách điều trị bệnh trĩ nội qua từng giai đoạn.

   

I. Biểu hiện của bệnh trĩ nội qua từng giai đoạn

Bệnh trĩ nội là một trong 3 loại bệnh trĩ phổ biến mà chúng ta thường gặp hiện nay. Phần lớn nguyên nhân gây bệnh là do mọi người có thói quen sinh hoạt không khoa học, hội chứng ruột kích thích… ngoài ra còn có một số nguyên nhân khách quan như mang thai…. Trĩ nội là bệnh xuất hiện ở vị trí dưới niêm mạc từ đám tĩnh mạch trong hậu môn và thường được chia ra làm 4 giai đoạn. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết của từng giai đoạn: 
 
  • Giai đoạn 1

 – Còn được gọi là Trĩ nội độ 1 - Thời điểm này bệnh nhân mới chỉ bắt đầu nhận thấy một số triệu chứng khó chịu như: táo bón liên tục trong vài ngày, ngứa và đau rát mỗi khi đi vệ sinh hoặc khi đại tiện thấy xuất hiện một ít máu….

 – Ở giai đoạn 1 này thì búi trĩ bắt đầu hình thành trong ống của hậu môn nhưng rất khó để nhận biết.
 
  • Giai đoạn 2

 – Trong giai đoạn này bệnh nhân sẽ nhận biết dễ dàng hơn qua các triệu chứng nặng hơn đó là: ngứa rát hậu môn, đau mỗi khi đi đại tiện và thấy xuất hiện nhiều máu….

 – Trĩ nội độ 2 thì búi trĩ đã lòi ra ngoài hậu môn bệnh nhân có thể dễ dàng nhận thấy nó lòi ra mỗi khi đi vệ sinh nặng và nó sẽ co lại mỗi khi vệ sinh xong.
 
  • Giai đoạn 3

 – Khi người bệnh bắt đầu có cảm giác đau hậu môn mỗi khi đứng lên ngồi xuống hoặc thấy máu ở khu vực hậu môn xuất hiện nhiều hơn thì đây chính là giai đoạn 3 của bệnh ( Trĩ nội độ 3 ). Khi đó kích thước của búi trĩ sẽ lớn hơn và luôn lòi ra không tự co lại được phải dùng tay để đẩy vào trong.
 
  • Giai đoạn 4

 – Trĩ nội độ 4 là giai đoạn nặng nhất khi người bệnh không thể dùng tay đẩy búi trĩ vào trong. Lúc này cơ thể luôn trong tình trạng đau đớn khó chịu vùng hậu môn và có thể chảy rất nhiều máu….Nếu không cẩn thận thì rất nguy hiểm dễ bị nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ….

II. Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội là gì?

Bất kỳ nguyên nhân nào tạo áp lực lên trực tràng và hậu môn đều có thể làm giãn các tĩnh mạch và gây hình thành búi trĩ tại đây. Giống như các loại trĩ khác, búi trĩ nội thường xuất hiện do những nguyên nhân sau:

• Tuổi tác: Khi lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh trĩ sẽ tăng lên do các mô hỗ trợ tĩnh mạch trong trực tràng và hậu môn bị suy yếu.

• Táo bón hoặc tiêu chảy: Tình trạng rặn quá nhiều trong táo bón và đi tiêu thường xuyên trong tiêu chảy có thể gây nhiều áp lực lên trực tràng và là một trong những nguyên nhân dẫn đến hình thành búi trĩ. Ngoài ra, việc nhịn đi cầu lâu ngày cũng có thể khiến bạn bị trĩ.

• Chế độ ăn uống không lành mạnh: Chế độ ăn uống chứa nhiều chất béo và/hoặc ít chất xơ có thể ảnh hưởng đến nhu động ruột, từ đó gây tiêu chảy hoặc táo bón.

• Quá trình mang thai và sinh nở: Nhiều phụ nữ bị trĩ khi mang thai do thai nhi tạo ra nhiều áp lực lên khung chậu cũng như vùng hậu môn – trực tràng. Những căng thẳng trong quá trình sinh con cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng này.

• Béo phì: Những người béo phì có nguy cơ cao mắc cả trĩ nội lẫn trĩ ngoại vì cân nặng làm tăng áp lực lên khu vực xung quanh trực tràng. Ngoài ra, nguy cơ mắc bệnh trĩ của nguời bị béo phì cũng thường liên quan đến chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động.

• Ngồi lâu: Vận động thường xuyên là một cách ngăn ngừa bệnh trĩ và các vấn đề liên quan đến trực tràng – hậu môn hiệu quả. Ngược lại, ngồi lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.

Búi trĩ nội có thể phát triển và sa ra ngoài hậu môn nếu bạn vẫn duy trì và không thay đổi các nguyên nhân gây ra tình trạng này.

III. Nguy cơ mắc phải bệnh trĩ nội 

 – Những đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ nội? Bệnh trĩ nội có thể gặp phải ở bất kỳ ai, nhưng một số đối tượng sau có nhiều nguy cơ mắc trĩ nội hơn:

• Người lớn tuổi

• Phụ nữ mang thai

• Người có công việc buộc phải ngồi lâu

• Người bị táo bón kinh niên

• Người bị béo phì

• Quan hệ tình dục qua đường hậu môn

IV. Biến chứng của bệnh trĩ nội (dấu hiệu trĩ nội nặng)

Các biến chứng của bệnh trĩ nội (hay chính là các dấu hiệu trĩ nội chuyển biến nặng) dễ gặp ở người bệnh như:
 
• Nhiễm khuẩn búi trĩ

– Tổn thương do trĩ nội dễ gây nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm trong ống hậu môn gây cảm giác ngứa ngáy, nóng rát cho bệnh nhân, khi thăm khám thấy đau, soi thấy phù nề, sưng, có thể loét trong hậu môn.
Nhiễm khuẩn búi trĩ thường gặp ở các dạng: viêm nhú búi trĩ; viêm khe búi trĩ; viêm rìa hậu môn; viêm toàn búi trĩ.

• Sa nghẹt hậu môn

– Sa nghẹt hậu môn là tình trạng búi trĩ nội có kích thước lớn chèn vào ống hậu môn gây tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ hậu môn khiến người bệnh đi đại tiện rất khó khăn; thậm chí không thể đi đại tiện (trong trường hợp nặng). Nếu không xử lý kịp thời sẽ gây lở loét, viêm, nhiễm khuẩn, thậm chí là hoại tử búi trĩ.

• Tắc mạch trĩ

– Tắc mạch trĩ xảy ra khi các mạch máu ở lòng búi trĩ bị chèn ép và vỡ, từ đó làm xuất hiện cục máu đông gây tắc mạch máu của búi trĩ. Tắc mạch trĩ có thể gây hoại tử búi trĩ hoặc các vùng quanh hậu môn.

– Tuy nhiên, tỉ lệ tắc mạch trĩ xuất hiện ở trĩ nội thấp hơn so với trĩ ngoại. 
 
• Hoại tử búi trĩ nội
 
– Hoại tử búi trĩ có nhiều nguyên nhân gây ra như: viêm nhiễm trùng búi trĩ không được chữa trị kịp thời; do bị sa nghẹt hậu môn hoặc tắc mạch trĩ…

– Nhưng dù là lý do gì thì hoại tử búi trĩ cũng là một biến chứng nặng của bệnh trĩ. Nếu không được xử lý kịp thời nó có thể bị lây lan gây vùng hoại tử rộng hơn, thậm chí là hoại tử hậu môn

• Nứt kẽ hậu môn

– Biến chứng này khiến bệnh nhân đau đớn nhiều khi đi đại tiện. Nếu bệnh nhân chỉ có búi trĩ nhỏ nhưng lại đau nhiều khi đi đại tiền thì rất có khả năng có nứt hậu môn kèm theo.
 
Mách bạn: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
 

Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…

 

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
 

Viết bình luận