Đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận là bị làm sao

Bạn bị đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận, bạn chưa biết mình bị làm sao. Đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận là bị làm sao là câu hỏi của nhiều người. Mổ sỏi thận thường là phương pháp điều trị cuối cùng được bác sĩ chỉ định khi người bệnh đã áp dụng hầu hết các phương pháp khác mà không có tác dụng, hoặc do phát hiện bệnh khi sỏi đã to và đã xuất hiện biến chứng (thận ứ nước, thận nhiễm mủ, suy thận...). Việc đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận là 1 trong những biến chứng của bệnh. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết hiện tượng này.

Đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận là bị làm sao

* Đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận

Đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận hay gặp với những trường hợp mổ nhu mô thận lấy sỏi, đậc biệt là sỏi san hô mà nhu mô thận còn dày. Nguy cơ chảy máu sau mổ thường đi kèm với mà nhu mô thận lấy sỏi san hô và bán san hô. Chảy máu sau mổ chia làm 2 loại là chảy máu ngay sau mổ và chảy máu thứ phát. Mỗi loại có nguyên nhân và đặc điểm khác nhau.

+ Chảy máu ngay sau phẫu thuật: Chảy máu ngay sau mổ thường do trong mổ bỏ sót tổn thương, cầm máu không kỹ, sau mổ vận chuyển bệnh nhân về buồng hậu phẫu không nhẹ nhàng, bệnh nhân tăng huyết áp, giãy hay gồng vi đau nhiều sau mổ. Triệu chứng là dẩn lưu thận ra máu đỏ tươi ngay sau mổ, thận mổ có thể căng tức và huyết động có thể thay đổi.

Những trường hợp nhẹ nên theo dõi và điểu trị nội khoa: truyển dịch, kháng sinh, thuốc cẩm máu, vitamin và nằm bất động tại giường, sau 03 ngày dẫn lưu thận ra nước tiểu trong, BN ổn dịnh và xuất viện vào ngày thứ 12 sau mổ. Những trường hợp chảy máu nặng vói biểu hiện dẫn lưu và nưóc tiểu chảy ra đông ngay có nhiều máu cục, huyết động không ổn định thì nên can thiệp lại sớm.

+ Chảy máu thứ phát: Chảy máu thứ phát là nỗi lo nhất của các phẫu thuật viên khi mở nhu mô thận còn dày, thường xảy ra vào những ngày thứ 5 - 12 sau mổ, tỷ lệ chảy máu thứ phát của chúng tôi chiếm 4,14%. Chảy máu sau mổ được phòng ngừa băng cách: bất động 7 - 12 ngày sau mổ, theo dõi biến chứng này qua màu sắc dịch dẫn lưu và nước tiều để xử lý kịp thời.

Khác với chảy máu trong mổ và chảy máu ngay sau mổ, cơ chế chảy máu thứ phát khi rạch nhu mô thận rất phức tạp, được nhiểu tác giả giải thích theo những cơ chế khác nhau. Có thể tóm tắt các cơ chế và giả thuyết đó như sau trong khi rạch nhu mô gây tồn thương các nhánh mạch máu mà phài khâu buộc cầm máu dẫn tới thiếu máu hoại tử một vùng nhu mô thận. Sau mổ có đợt nhiễm khuẩn, tăng áp lực trong đài bể thận, các mốì chỉ khâu bắt đầu lỏng và bung ra, các yếu tố trên hỗ trợ cho nhau và làm xé đường khâu nhu mô, bong cục máu đông đã bít đầu mạch máu gây chảy máu thứ phát. Cá biệt có tác giả cho rằng do tổ chức thận tiết ra một chất gọi là “nephrolysin" ngấm vào máu gây chảy máu thứ phát. Fauré.G. Sarramon.J.P (1982) cho thấy nguy cơ chảy máu sau mổ nói chung thường đi kèm với mở nhu mô thận lấy sỏi san hô và bán san hô.

Đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận là bị làm sao

+ Một số yếu tố nguy cơ và nguyên nhân chảy máu sau mổ đã được các tác giả đề cập đến:

Chảy máu sau mổ gặp nhiều trong kỹ thuật cắt mở nhu mô lấy sỏi và khi rạch nhu mô thận làm tổn thương động mạch vòng cung, động mạch cổ đài khâu cầm máu làm thiếu máu một vùng thận, sau đó bị nhiễm khuẩn và hoại tử gây chảy máu sau mổ.

Assimos D.G, Boyce W.H: biến chứng chảy máu sau mổ gặp nhiều ở những bệnh nhân lớn tuổi; ở những BN có suy thận trước mổ (do BUN và Creatinin máu tăng cao, thiếu máu, protein máu thấp, rối loạn cân bằng kiềm • toan làm ảnh hưởng đến các yếu tố đông máu và quá trình đông máu; thận ứ niệu lớn cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây chảy máu sau mổ, vì khi lấy sỏi giải phóng sự bế tắc làm giảm áp lực đột ngột ờ trong thận gây chảy máu.

Ngoài ra chảy máu sau mổ có thể do động tác bóc tách và lấy sỏi làm tổn thương niêm mạc hoặc làm rách cốc mạch máu nhỏ trong thận và các mạch máu này tự cầm, sau đó nhân một yếu tố nguy cơ: nhiễm khuẩn, tăng huyết áp, bệnh nhân vận động sớm gây chảy máu trở lại. Đây là một biến chứng hay gặp và có thể làm ảnh hưỏng xấu đến kết quả phẫu thuật.

+ Do đó, để hạn chế biến chứng chảy máu sau mổ cần chú ỹ một số điểm sau:

Nên tận dụng các đường mà bề thận lấy sỏi, hạn chế rạch nhu mô thận lấy sỏi, bằng cách: cố gắng bóc tách, vén bể thận, rạch rộng bể thận trong rốn thận lấy sỏi. Khi phải rạch nhu mô thận dày: cố gắng rạch nhu mô thận hình nan hoa để tránh các mạch máu lớn. Trước khi rạch nên khống chế cuống thận dể hạn chế chảy máu, nhu mô thận mềm dễ kiểm tra lấy sỏi, khâu cầm máu chủ động và chắc chắn.

Trong mổ sau khi lấy sỏi phải bơm rủa kỹ, những trường hợp sòi thận phức tạp, ứ mủ nên dẫn lưu thận. Kiểm tra cầm máu kỹ trước khi kết thúc cuộc mổ.

Một số tác giả khuyến cáo cần đánh giá kỹ tình trạng bệnh nhân trưóc mổ về toàn thân (tuồi, các bệnh kèm theo, có suy thận hay không), cũng như tại chỗ đường tiết niệu để chọn cách điều trị và phương pháp phẫu thuật hợp lý. Nếu bệnh nhân có suy thận nặng trước mổ, nên được điều trị nội khoa trước để cân bằng nước điện giải, cân bằng kiểm toan, hoặc có thể chạy thận nhân tạo trước mổ.

Đường rạch mở nhu mô thận lấy sỏi phải được cân nhắc và tính toán kỹ, nắm vững giải phẫu mạch máu thận để không gây tổn thuơng các động mạch : phân thùy, vòng cung, cổ đài. Sau khi lấy sỏi xong, việc khâu lại nhu mô phải đảm bảo cầm máu tốt, tiết kiệm nhu mô, kín và tạo lập sự lưu thông nước tiểu tốt.

Cần đặt dẫn lưu thận cho những trường hợp thận giãn lớn, sỏi phức tạp, rạch nhu mô lớn nhiều nơi, thận ứ niệu nhiễm khuẩn nhằm vừa dẫn lưu nước tiểu, giảm bớt tình trạng nhiễm khuẩn, vừa theo dõi, phát hiện và đánh giá chảy máu sau mổ. Khi đặt dẫn lưu thận cần cắt mở nhu mô ở vị trí mỏng nhất, đường cắt mờ theo hình nan hoa và lưu ý cách đặt ống dẵn lưu vào trong đài bể thận để tránh biến chứng chảy máu và dẫn lưu được hiệu quả.

Tách niêm mạc đài bể thận dính vào sỏi, nong nhẹ nhàng cổ đài lấy sòi, mờ rộng cổ đài hay mở nhu mô bổ sung cần dược cân nhắc và tính toán kỹ. không thể áp dụng một phác đồ chung cho tất cả các trường hợp. Trong thực tế khi có mở nhu mô hay cổ đài mà có kẹp cuống thận, sau khi khâu cầm máu phải bỏ (hoậc nới lỏng) cuống thận kiểm tra cầm máu trước khi đóng nhu mô.

Sau mổ nên dùng kháng sinh đù mạnh, bất động 7-12 ngày sau mổ và theo dõi chặt chẽ qua dịch dẫn lưu và nước tiểu.

Đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận là bị làm sao

* Một số lời khuyên sau khi mổ sỏi thận

Mổ sỏi thận thường là phương pháp điều trị cuối cùng được bác sĩ chỉ định khi người bệnh đã áp dụng hầu hết các phương pháp khác mà không có tác dụng, hoặc do phát hiện bệnh khi sỏi đã to và đã xuất hiện biến chứng (thận ứ nước, thận nhiễm mủ, suy thận...). Các phương pháp thường được sử dụng khi mổ sỏi thận là tán sỏi ngoài cơ thể, phẫu thuật nội soi lấy sỏi, phẫu thuật lấy sỏi thận qua da và phẫu thuật mổ hở lấy sỏi.

Bệnh nhân tán sỏi có thể xuất viện sớm và điều trị ngoại trú. Riêng bệnh nhân phẫu thuật lấy sỏi thận qua da, phẫu thuật hở lấy sỏi thì thời gian nằm viện từ 5 - 10 ngày, hoặc lâu hơn. Bệnh nhân này có thể gặp một số biến chứng, như són tiểu, tiểu không tự chủ, tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu...

Để nhanh lành bệnh sau khi mổ, bệnh nhân nên thay đổi tư thế, vận động sớm, tránh nằm lâu. Ăn uống sớm, nên ăn các chất bổ dưỡng, dễ tiêu và đầy đủ chất dinh dưỡng.

Nhân viên y tế nên rút ống thông tiểu cho người bệnh trong vòng 24 giờ, chăm sóc ống dẫn lưu, vết mổ thật tốt. Bệnh nhân phải được cắt chỉ trước khi xuất viện. Trước khi ra viện, bác sĩ chuyên khoa tư vấn cho người bệnh về chế độ ăn uống, chế độ dự phòng và theo dõi sau mổ, nhất là theo dõi các biến chứng, dấu hiệu sót sỏi và tái khám đúng hẹn để can thiệp điều trị sỏi tiếp theo.

Bệnh nhân sau khi mổ sỏi thận sẽ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, nhất là việc đi vệ sinh, vận động và ăn uống, nên rất cần được chăm sóc và hỗ trợ từ người thân. Trong trường hợp nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu như: Vết mổ bị chảy máu, mạch nhanh, khó thở thì cần báo ngay cho bác sĩ điều trị biết để có thể xử lý kịp thời.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu xem đi tiểu ra máu sau khi mổ sỏi thận là bị làm sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Thuốc đánh tan sỏi thận loại nào tốt nhất

>>> Cách chữa trị sỏi thận an toàn tại nhà

>>> Super Power Uriclean giúp tan sỏi, chống viêm nhiễm đường tiết niệu

Viết bình luận