Đi khám ngay nếu có dấu hiệu bệnh suy tim dưới đây

Suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch thường gặp, có tỉ lệ mắc bệnh cao. Bệnh suy tim mạn tính khó chữa khỏi, đe dọa tính mạng người bệnh bởi nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm. Tuy nhiên, vẫn có thể phòng tránh rủi ro bệnh suy tim nếu nhận biết được các dấu hiệu sớm của bệnh và có cách điều trị, chăm sóc đúng đắn. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm bệnh suy tim? Dưới đây là 5 cảnh báo về triệu chứng sớm của suy tim bạn không nên chủ quan.

    

 

I. Những triệu chứng sớm bệnh suy tim cần ghi nhớ
 

1. Khó thở

 

- Đây là một trong những triệu chứng sớm bệnh suy tim vì hầu hết bệnh nhân đều trải qua hiện tượng này, đặc biệt là khi ở tư thế thấp đầu hay nằm, khi gắng sức. Chính vì bị suy tim nên người bệnh có cảm giác tức thở, thở gấp, hồi hộp, hụt hơi. 


- Bệnh tiến triển càng nặng thì mức độ khó thở càng tăng lên, thậm chí chỉ cần bước lên bậc thềm hay tự kỳ cọ và tự tắm giặt thôi cũng khó thở. Mức độ cao nhất là ngay cả khi ngồi nghỉ người bệnh cũng bị khó thở.


- Nguyên nhân của tình trạng này là do tim bị suy yếu nên không thể hút được máu từ phổi về dẫn đến tình trạng ứ huyết ở phổi. Lúc này, phổi mất tính đàn hồi và cứng nên các cơ thở phải mất rất nhiều sức mới khiến cho phổi giãn ra cho không khí lọt vào được. Hệ quả của nó chính là người bệnh bị khó thở.

 

2. Ngực đau thắt

 

- Những người bị suy tim nếu gắng sức thì sẽ thường xuyên bị đau ngực trái trước tim hoặc có cảm giác tức và nặng ngực, ngực như bị thắt nghẹn và bị ép. Rất ít khi bệnh nhân suy tim có hiện tượng đau nhói ngực như dao đâm. 

 

3. Có hiện tượng phù nề

 

- Sở dĩ nói phù nề là triệu chứng sớm bệnh suy tim vì bệnh lý này khiến cho trái tim bị suy giảm chức năng, giảm lưu lượng máu tống đi, máu theo tĩnh mạch về tim bị ứ lại. Chính những điều này làm cho mao mạch căng lên, dịch bị thoát qua thành mao mạch để đến các bộ phận lân cận và kết quả là phù.

 

4. Ho khan

 

- Nếu bị ho khan kéo dài mà chưa tìm ra nguyên nhân thì đây cũng có thể là triệu chứng sớm của bệnh suy tim. Đặc điểm khi ho của bệnh nhân suy tim là khó khạc ra đờm và ho khan. Do ho kéo dài nên người bệnh bị mất ngủ dẫn đến mệt mỏi và bị khàn tiếng. Bệnh càng nặng thì cơn ho càng dễ xuất hiện, ho nhiều nhất khi nằm xuống và muốn dễ chịu thì phải ngồi hẳn dậy.

 

5. Mệt mỏi

 

- Không giống như tình trạng mệt mỏi ở nhiều bệnh lý khác, sự mệt mỏi ở người bị suy tim ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Việc tim bị suy yếu chức năng sẽ khiến cho càng ngày việc thực hiện hoạt động bình thường của bệnh nhân càng trở nên khó khăn, họ rất nhanh bị kiệt sức. Có không ít trường hợp dù chỉ bước đi thôi cũng cảm thấy rất mệt mỏi.


- Nguyên nhân của tình trạng mệt mỏi ấy là do lượng máu bơm đi ngày càng thiếu hụt và không có đủ máu cung cấp đến mọi cơ quan trong cơ thể. Người bệnh mệt mỏi vì thiếu máu nên luôn thấy khó khăn trong mọi hoạt động. Ngoài ra, người bệnh còn bị suy nhược cơ thể, chóng mặt, giảm trí nhớ, đau đầu,...

 

II. Suy tim có nguy hiểm không?

 

Suy tim là bệnh vô cùng nguy hiểm và dẫn đến nhiều biến chứng có thể là suy giảm chất lượng cuộc sống và tuổi thọ của con người.


• Giảm chất lượng cuộc sống: người bệnh không thể làm việc được, thậm chí không thể tự chăm sóc bản thân. Suy tim giai đoạn cuối người bệnh cần có người chăm sóc hỗ trợ liên tục.
 

• Tử vong và đột tử: suy tim nặng giai đoạn cuối không đáp ứng với điều trị nội khoa nếu không được đặt dụng cụ hỗ trợ tim hoặc ghép tim sẽ dẫn đến tử vong. Đột tử cũng là biến chứng có thể xảy ra ở bệnh nhân giai đoạn C và D, ngay cả khi triệu chứng suy tim chưa quá nặng nề.

 

• Rối loạn nhịp: bệnh nhân dễ bị rung nhĩ hay rối loạn nhịp thất. Rung nhĩ làm tình trạng bệnh nặng thêm do giảm lượng máu tim bơm ra thêm 20%, ngoài ra tăng nguy cơ bị đột quỵ thiếu máu não do cục máu đông từ tim chạy lên não. Bệnh nhân suy tim nặng thường có ngoại tâm thu thất, nhịp nhanh thất hoặc rung thất, gây đột tử nếu không được đặt máy phá rung phòng ngừa từ trước.
 

Cảnh báo 5 triệu chứng sớm của suy tim bạn không nên chủ quan

 

Người bệnh cần nhận biết những dấu hiệu bệnh trở nặng để thăm khám ngay lập tức:

 

• Tăng cân nhanh: tăng >= 1.5 kg/ngày hoặc >= 2.5 kg/tuần


• Phù;


• Khó thở;


• Ngất, hồi hộp đánh trống ngực;


• Đau ngực hoặc nặng ngực;


• Mệt nhọc hoặc khó thở khi sinh hoạt tập luyện hằng ngày.

 

III. Nguyên nhân gây bệnh Suy tim

 

Trên lâm sàng, nguyên nhân suy tim được chia thành các nhóm: suy tim trái, suy tim phải, suy tim toàn bộ

 

1. Nguyên nhân suy tim trái:

 

• Tăng huyết áp: là nguyên nhân thường gặp nhất


• Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính, suy tim sau nhồi máu cơ tim


• Bệnh lý van tim: hẹp hở van động mạch chủ, hở van hai lá


• Bệnh lý cơ tim


• Bệnh tim bẩm sinh: còn ống động mạch, hẹp eo động mạch chủ,..

 

2. Nguyên nhân suy tim phải:

 

• Bệnh phổi mạn tính: COPD, giãn phế quản, xơ phổi,…


• Tăng áp lực động mạch phổi


• Hẹp van hai lá


• Suy tim trái lâu ngày sẽ dẫn đến suy tim phải, đây là nguyên nhân thường gặp nhất

 

3. Nguyên nhân suy tim toàn bộ:

 

• Thường do suy tim trái tiến triển lâu năm thành suy tim toàn bộ


• Bệnh cơ tim giãn

 

IV. Triệu chứng bệnh Suy tim

 

Triệu chứng suy tim cũng chia làm ba nhóm

 

1. Triệu chứng suy tim trái:

 

• Khó thở: khó thở khi gắng sức ở những giai đoạn đầu, khi suy tim nặng dần sẽ có những cơn khó thở kịch phát về đêm, người bệnh phải ngồi dậy để thở


• Các cơn hen tim, phù phổi cấp: thường xuất hiện sau gắng sức, bệnh nhân khó thở dữ dội, vật vã kích thích, ho khạc bọt hồng. Cần phải cấp cứu kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng


• Đau ngực: bệnh nhân có thể có đau ngực do bệnh lí mạch vành (là nguyên nhân gây suy tim) nhưng cũng có thể đau ngực do suy tim nặng dẫn đến giảm tưới máu cho mạch vành


• Tiểu ít, hoa mắt, chóng mặt


• Khám tim có thể phát hiện các dấu hiệu: mỏm tim lệch trái, tiếng thổi bất thường do bệnh lí van tim

 

2. Triệu chứng suy tim phải:

 

• Khó thở: thường khó thở tăng dần, nặng dần lên, thường không có cơn khó thở kịch phát như suy tim trái. Những bệnh nhân suy tim phải do bệnh phổi tắc nghẽn có thể có các đợt khó thở cấp do bệnh phổi tiến triển.


• Gan to, phù chân, tĩnh mạch cổ nổi

 

3. Triệu chứng suy tim toàn bộ:

 

• Bệnh cảnh giống suy tim phải mức độ nặng, khó thở thường xuyên


• Gan to, phù nhiều, tĩnh mạch cổ nổi, tràn dịch đa màng

 

4. Suy tim có thể được phân độ theo NYHA (Hội Tim mạch học New York):

 

• Suy tim độ 1: bệnh nhân có bệnh tim nhưng không có triệu chứng cơ năng, hoạt động gần như bình thường


• Suy tim độ 2: các triệu chứng xuất hiện khi gắng sức nhiều


• Suy tim độ 3: các triệu chứng xuất hiện khi gắng sức ít, hạn chế nhiều hoạt động thể lực


• Suy tim độ 4 (suy tim giai đoạn cuối): các triệu chứng xuất hiện thường xuyên kể cả khi nghỉ ngơi

 

V. Đối tượng nguy cơ bệnh Suy tim

 

• Tăng huyết áp


• Đái tháo đường


• Rối loạn lipid máu


• Hút thuốc lá


• Nam giới


• Tuổi cao


• Bệnh lí tim bẩm sinh, bệnh lí van tim không được sửa chữa


• Bệnh phổi tắc nghẽn không được kiểm soát


• Lối sống tĩnh tại

 

VI. Các biện pháp điều trị bệnh Suy tim

 

1. Điều trị nội khoa:

 

• Thuốc ức chế men chuyển/ức chế thụ thể AT1: là thuốc nền tảng điều trị suy tim, cải thiện được triệu chứng và tỉ lệ tử vong.


• Chẹn beta giao cảm: ức chế các phản ứng quá mức của hệ giao cảm, cải thiện được tỉ lệ tử vong và nguy cơ đột tử do các rối loạn nhịp, tăng khả năng gắng sức.


• Lợi tiểu kháng Aldosterone: cũng là thuốc có thể cải thiện được nguy cơ đột tử ở bệnh nhân suy tim.


• Thuốc lợi tiểu: lợi tiểu quai thường dùng trong suy tim ứ huyết, cải thiện được triệu chứng suy tim


• Digoxin: không cải thiện được tỉ lệ tử vong nhưng cải thiện được triệu chứng, cẩn thận khi dùng kéo dài, có thể gây ngộ độc


• Nhóm thuốc kết hợp Valsartan/Sacubitril: đây là thuốc kết hợp được phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, hiệu quả đã được chứng minh vượt qua ức chế men chuyển/ức chế thụ thể đơn thuần trong điều trị suy tim.

 

2. Cấy máy CRT

 

- Có nhiều chỉ định cho CRT, đặc biệt là khi suy tim EF ≤35%, QRS ≥130ms mà vẫn còn triệu chứng dù đã điều trị nội khoa tối ưu

 

3. Cấy máy ICD

 

- Có chỉ định khi suy tim EF ≤35%, tiên lượng sống thêm ≥1 năm, còn triệu chứng dù đã điều trị nội khoa tối ưu do bệnh cơ tim giãn, bệnh tim thiếu máu cục bộ hoặc bệnh nhân có rối loạn nhịp thất nặng có thể gây mất huyết động.

 

4. Ghép tim

 

- Khi suy tim giai đoạn cuối, kháng lại với các biện pháp điều trị, dưới 65 tuổi. Chống chỉ định khi có tăng
áp phổi cố định, bệnh lí toàn thân nặng, ung thư phát hiện dưới 5 năm.

 

VII. Chế độ sinh hoạt dành cho người bệnh suy tim

 

Bệnh suy tim không thể tiên lượng được, nặng dần hoặc được cải thiện hơn theo thời gian tùy thuộc vào nguyên nhân, phương pháp điều trị, và phát hiện bệnh sớm hay muộn. Vì vậy người bệnh cần trang bị cho mình kiến thức về tim mạch để làm chậm tiến triển của bệnh cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống. Một số lời khuyên về lối sống cũng như chế độ sinh hoạt được các bác sĩ khuyến cáo như:


• Tập luyện thể dục: một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga… được khuyến khích đối với người mắc bệnh.


• Không làm việc hoặc hoạt động gắng sức.


• Đối với người bệnh suy tim có hút thuốc, uống rượu bia nên bỏ hoàn toàn thói quen đó.


• Tránh căng thẳng, duy trì một trạng thái tâm lý vui vẻ, thoải mái.


• Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều mỡ hoặc chất béo.


• Duy trì cân nặng, nếu người bệnh bị thừa cân, béo phì cần giảm cân.


• Khám bệnh định kỳ, sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ.
 

Giải pháp cho trái tim khỏe: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch hoàn toàn từ thảo dược.
 

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn:  Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể


Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh. Giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.​ Bi-Q10 Max là một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống, nâng cao sức khỏe tim mạch và chữa trị các bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng. Bi-Q10 Max là công thức phối hợp giữa các dược chất đặc biệt có hoạt tính sinh học tốt nhất để tăng cường sức khoẻ tim mạch đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm CAPTEK SOFTGEL International, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.
 

 


   

Công dụng của Bi-Q10 Max® :

- Làm tim và hệ thống mạch khỏe mạnh, phòng và chống các cơ đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim.

- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đâu nửa đầu, chống mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi, tăng cường trí nhớ.

- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch và phòng các biến chứng tiểu đường.

- Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.

- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.

- Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh.

- Bi-Q10 MAX giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.

- Điều trị chứng mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém, suy giảm trí nhớ.

- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai.

- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch.

- Giúp phòng và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.

- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.


Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận