Đau nhức xương khớp toàn thân phải làm sao?

Đau nhức xương khớp toàn thân là tình trạng mà hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng trải qua. Cảm giác ê ẩm mình mẩy, đau mỏi người, mệt mỏi, không còn sức lực khiến bạn chỉ muốn nằm trên giường để nghỉ ngơi. Vậy đau nhức xương khớp toàn thân phải làm sao? Mời bạn đọc cùng chúng tối tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
 


 

I. Đau nhức xương khớp toàn thân là gì?


Đau nhức xương khớp toàn thân là tình trạng người bệnh cảm thấy đau nhức xương khớp ở nhiều vị trí trên cơ thể. Một số người bệnh còn xuất hiện những triệu chứng đi kèm như sưng tấy, đỏ nóng, căng cơ và cứng khớp. Tình trạng này gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày.

Người bệnh có thể bị đau xương khớp do nhiều nguyên nhân. Trong đó, đáng lo ngại nhất là nhóm bệnh lý khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, như thoái hóa khớp, gout…

Các bệnh lý này nếu không điều trị sớm và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như teo cơ, biến dạng khớp… lâu dần sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động khớp. Do đó, nếu bị đau nhức xương khớp toàn thân trong thời gian ngắn hay dài, ở mức độ nặng hay nhẹ, người bệnh nên đi khám để được chẩn đoán sớm và hạn chế các biến chứng sau này.

II. Nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức xương khớp toàn thân

Một số nguyên nhân dẫn đến đau nhức xương khớp toàn thân là:

•  Đau mỏi xương khớp toàn thân do covid

•  Mất nước, rối loạn điện giải

•  Mất ngủ

•  Cảm cúm

•  Thiếu máu

•  Hạ canxi huyết

•  Viêm phổi

•  Đau xơ cơ

•  Hội chứng mệt mỏi mãn tính

•  Viêm khớp

•  Lupus ban đỏ

•  Viêm đa cơ

•  Căng thẳng

Tình trạng đau nhức xương khớp toàn thân phổ biến ở các vị trí như: cổ, vai, lưng hoặc tay chân.


1. Đau mỏi vùng cổ vai gáy

 


 
Bạn có thể cảm thấy đau âm ỉ hay căng cứng cơ ở vùng cột sống cổ. Đi kèm đó là những cơn đau lan ra các vị trí khác như vùng sau gáy, vùng thái dương hoặc cơn đau lan xuống vai, tay và khiến bạn đau mỏi, ê ẩm khắp người. Cơn đau này còn thường kéo theo hạn chế vận động vùng cổ, làm bạn khó vận động xoay, nghiêng đầu, nhất là khi giữ lâu một tư thế.

Nguyên nhân dẫn đến đau vùng cổ hay gặp:

• Thời tiết lạnh hoặc ngồi phòng điều hoà lạnh khiến cơ bắp và các khớp xương co rút nhiều hơn, đồng thời khi co rút sẽ gây chèn ép mạch máu vùng cổ lưu thông kém, từ đó gây đau mỏi vai cổ gáy.

• Khi ngủ có thể do bạn gối đầu quá cao hoặc nằm quá lâu ở một tư thế.

• Khi bạn ngồi trước màn hình máy tính, tivi quá lâu mà không vận động.

• Tập luyện thể thao gắng sức hay lao động không đúng tư thế, không khởi động kỹ trước khi vận động hoặc trước khi tập.

• Gội đầu, tắm khuya thường xuyên vào ban đêm làm giảm lượng oxy cung cấp cho các mạch máu.

• Ngoài ra, nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau mỏi cổ vai gáy còn có thể do tình trạng trầm cảm, lo lắng, thoái hóa cột sống lâu ngày, chèn ép rễ, dây thần kinh, tổn thương đĩa đệm, đốt sống sau chấn thương hoặc một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, viêm màng não, ung thư...


2. Đau mỏi vùng cánh tay

 


 
Đau mỏi cánh tay là hiện tượng đau mỏi cơ bắp tay, cổ tay và ảnh hưởng đến vận động của cánh tay. Tình trạng này thường gặp ở mọi lứa tuổi và gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi đau khắp người.

Nguyên nhân gây đau mỏi tay hay gặp:

• Do tư thế nằm ngủ gối đầu lên cánh tay làm cho cánh tay bị đè nén khiến cơ và mạch máu bị chèn ép lâu và dẫn đến máu lưu thông kém.

• Do tham gia thể thao gắng sức hoặc vận động cánh tay chưa đúng kỹ thuật.

• Do cơ thể thiếu canxi – vitamin D và dễ bị chuột rút. Hay gặp ở người già, người béo phì ít vận động.

• Do có tiền sử bệnh về cơ xương khớp như thoái hóa, viêm khớp, ung thư xương...có thể bị đau mỏi tay, đau mỏi xương khớp.

• Do chấn thương, va chạm mạnh ở tay khiến máu tích tụ, bầm tím ngày càng nhiều gây ra hiện tượng đau nhức.

• Do người bệnh bị biến chứng đái tháo đường, xơ vữa động mạch, thiếu máu não, các bệnh về gan và thận.

Bạn hãy đến bệnh viện hay trung tâm y tế để kiểm tra sức khỏe ngay khi nhận thấy các dấu hiệu đau nhức mỏi tê tay kéo dài để được tư vấn và điều trị kịp thời.


3. Đau mỏi lưng

 


 
Đau lưng là tình trạng hay gặp ở đối tượng trung niên và người già. Đau lưng khiến bạn cảm thấy khó chịu và đặc biệt là gặp rất nhiều khó khăn trong các sinh hoạt hàng ngày.

Những nguyên nhân gây ra đau lưng: Do chấn thương, bong gân, làm việc sai tư thế, trật vẹo trong vùng thắt lưng, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp, tổn thương đĩa đệm, áp xe ngoài màng cứng, thoái hóa khớp cột sống, tổn thương khớp cùng chậu, thoái hóa các đốt sống, hẹp ống sống, cong vẹo cột sống... gây ra tình trạng đau lưng.

Yếu tố nguy cơ: Người nằm trong các trường hợp dưới đây khả năng dễ bị đau lưng hơn những người khác: Những người bị béo phì do thừa cân có thể làm tăng áp lực lên đĩa đệm, cơ và khớp ở lưng và khiến lưng bị đau. Người ít hoạt động thể chất, ngồi một chỗ quá lâu trong ngày do công việc. Người có tiền sử mắc các bệnh như viêm khớp, viêm cột sống, ung thư xương,....Người có thói quen hút thuốc lá bởi khi hút thuốc lá khiến cơ thể không dung nạp được nhiều chất dinh dưỡng cho đĩa đệm ở lưng và gia tăng nguy cơ bị đau lưng.


4. Đau mỏi vùng chi dưới


Trong các vấn đề liên quan đến tự nhiên đau xương khớp toàn thân thì đau nhức mỏi chi dưới cũng phổ biến và hay gặp. Tình trạng này cũng thường xảy ra tại các vị trí ở khớp háng, khớp gối, khớp cổ bàn ngón chân. Và đối tượng hay gặp là những người ít vận động và những người già có vấn đề về xương khớp.

Đau xương khớp vùng chi dưới khiến bắp đùi và cơ vùng bắp chân có cảm giác đau, mỏi, tê nhức và đôi khi là chuột rút. Mặc dù đau nhức xương khớp vùng chi dưới đơn thuần không nguy hiểm đến sức khỏe, tuy nhiên nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như đi lại, chạy nhảy hay tập luyện thể thao.

Nguyên nhân khiến bạn đau nhức xương khớp chi dưới: Do cơ thể thiếu canxi và vitamin D dẫn đến tình trạng loãng xương và đau mỏi xương khớp tay chân. Một số bệnh lý về cơ xương khớp gây ra đau nhức xương khớp vùng chi dưới như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, biến chứng đái tháo đường... Khi tuổi ngày càng cao, xương khớp dần bắt đầu lão hóa, collagen thiếu hụt, nhiều vấn đề xương khớp có thể xảy ra và gây ra hiện tượng đau nhức. Phụ nữ sau khi sinh cũng thường xuyên bị đau mỏi xương khớp vùng chi dưới do quá trình mang thai ảnh hưởng đến khớp chậu hông, quá trình sau sinh chăm em bé đều khiến cho người mẹ bị đau mỏi xương khớp chi dưới cũng như toàn thân. Tình trạng thừa cân, béo phì khiến trọng lượng cơ thể dồn vào các khớp gối, khớp bàn chân nên dễ khiến bạn đau nhức chi dưới.

Khi xuất hiện những triệu chứng đau nhức xương khớp chi dưới: nhức mỏi bắp chân, đùi, bàn chân bị tê... bạn nên nghỉ ngơi, thư giãn, duỗi thẳng chân ra và xoa bóp nhẹ nhàng giúp giảm đau và các mạch máu được lưu thông dễ dàng hơn.


III. Phương pháp điều trị bệnh đau nhức xương khớp toàn thân


Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của người bệnh để đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Việc điều trị đau nhức toàn thân chủ yếu vào việc giảm thiểu những triệu chứng và cải thiện sức khỏe người bệnh.


1. Điều trị bằng thuốc


Thuốc giảm đau: Trường hợp cơn đau xảy ra do bệnh lý xương khớp, bệnh nhiễm khuẩn gây sốt và sưng tấy thì có thể dùng những loại thuốc giảm đau, hạ sốt như: NSAIDs, Tylenol,.. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc giảm đau tại chỗ như dạng xịt, kem, thuốc nước để giảm đau và viêm do đau khớp, đau cơ.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc có tác dụng mạnh hơn như: Thuốc giãn cơ, chống lo âu như Diazepam, thuốc chống trầm cảm như Duloxetine,…

Trường hợp cần thiết bác sĩ có thể chỉ định tiêm steroid tại khớp để giảm viêm và sưng.


2. Điều trị không dùng thuốc


Vật lý trị liệu: Để giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, bác sĩ có thể đưa ra một số bài tập vật lý trị liệu trong quá trình điều trị.

Châm cứu: Giúp thay đổi lưu lượng máu, ngoài ra, có thể làm giảm các chứng đau nhức trong cơ thể.

Xoa bóp, massage: Giúp cơ thể sinh nhiệt, thúc đẩy lưu thông máu tới những vị trí bị đau nhức, từ đó có thể giúp cơ thể được thư giãn hơn.
Chườm nóng: Chườm với nước ấm vừa phải trong khoảng 15 – 20 sẽ giúp giãn mao mạch tại chỗ và những động mạch nhỏ, từ đó giúp tăng tuần hoàn máu.
 

IV. Phòng tránh đau nhức xương khớp toàn thân bằng cách nào!?


Nếu biết cách phòng ngừa đau nhức xương khớp toàn thân bạn sẽ có thể ngăn chặn được các cơn đau mỏi cơ, hạn chế vận động xương khớp xuất hiện. Bạn nên:

• Nên vận động đúng kỹ thuật, khởi động kỹ trước khi tập thể dục và nên tập thể dục ở mức độ vừa phải phù hợp với sức khỏe, không gồng sức.

• Nên tắm nước ấm để cơ thể được thư giãn toàn bộ.

• Nên bổ sung canxi, tăng cường sức đề kháng, dinh dưỡng, vitamin D cho cơ thể.

• Nên Massage vùng cổ, vai, lưng, tay và chân sau những hoạt động thể thao hoặc sau giờ làm việc.

• Nên có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ và cân đối. Uống đủ nước cơ thể cần.

• Nên tránh căng thẳng lo lắng kéo dài và nên ngủ đủ giấc.

• Nên tránh các thói quen và tư thế sai trong sinh hoạt hàng ngày.

Trên đây là những thông tin hữu ích về đau nhức xương khớp toàn thân. Hy vọng với những kiến thức trên bạn có thể hiểu rõ về nguyên nhân gây đau xương khớp toàn thân để từ đó có thể hạn chế được tình trạng này. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn còn bất cứ câu hỏi thắc mắc nào liên quan đến đau nhức xương khớp toàn thân.
 
Mách bạnBi - JcareMax – giải pháp tổng thể bước đột phá trong phòng và điều trị bệnh lý xương khớp.
 
 
bi-jcare max
 
Bi-Jcare Max là viên uống bổ sung dinh dưỡng thiết yếu quan trọng nhất cho xương khớp giúp xương khớp chắc khỏe, hỗ trợ điều trị hiệu bệnh lý về xương khớp an toàn hiệu quả. Được nghiên cứu bới các nhà chuyên môn dược lý uy tín của Mỹ và sản xuất trên dây chuyền công nghệ tân tiến hiện đại nhất hiện nay. Bi-Jcare Max được đích thân B.sĩ Th.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng và lựa chọn đưa về Việt Nam.
 
Công dụng của Bi-Jcare Max:

>> Bổ sung dịch nhờn khớp và tái tạo sụn khớp, củng cố sức khoẻ dây chằng các khớp.

>> Giúp điều trị và ngăn ngừa thoái hóa khớp gối, đốt sống cổ và đốt sống lưng.

>> Giúp điều trị thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, giãn dây chằng.

>> Bổ sung canxi, vitamin D và vi khoáng giúp phòng chống loãng xương và gai cột sống.

>> Giảm đau và chống viêm khớp cấp và mãn, viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp,...

>> Phòng, bảo dưỡng sức khỏe tổng thể hệ xương khớp.

>> Sản phẩm sức khỏe xương khớp cho mọi nhà.

Đối tượng sử dụng Bi-Jcare Max: 

Những người bị thoái hoá sụn khớp, khô chất nhờn, thoái hoá đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, khớp gối, khớp vai, tay... Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng, dãn dây chằng, viêm đau dây thần kinh toạ, những người bị chấn thương, phẫu thuật về xương khớp, gãy xương cần bồi bổ xương khớp. Người già bị loãng xương, cần bổ sung canxi và vitatim D3… 

Người trưởng thành muốn tăng cường sức khoẻ cho xương khớp. Khi đi lại, lên xuống cầu thang có tiếng kêu lục cục trong khớp, khó vận động, những trường hợp bị tổn thương xương khớp do vận động quá sức, sai tư thế trong thể thao hoặc lao động. Những người bị viêm, sưng, đau nhức xương khớp cấp và mãn tính, viêm đa khớp dạng thấp, thấp khớp. 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận