Suy thận là căn bệnh nguy hiểm và nhiều người gặp phải hiện nay. Vậy dấu hiệu của bệnh suy thận như thế nào và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Thận có 4 chức năng chính: giữ cân bằng dịch trong cơ thể; giữ cân bằng các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường, nhất là chất kali để kiểm soát hoạt động của thần kinh và cơ, quá nhiều hay quá ít kali cũng có thể gây ra yếu cơ và vấn đề cho tim; loại bỏ các sản phẩm giáng hóa của protein trong thực phẩm như urê, creatinine tạo ra trong tiến trình vận động cơ bắp, giải phóng một số hormon thiết yếu vào máu như renin giúp điều hòa huyết áp, erythropoietin giúp tủy xương tạo hồng cầu và hoạt hóa vitamin D để hấp thụ canxi trong thức ăn nhằm tăng cường cho xương. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.
Dấu hiệu cảnh báo bệnh suy thận và cách phòng bệnh
1. Dấu hiệu của bệnh suy thận
Trong giai đoạn đầu của suy thận, người bệnh sẽ thường gặp một số triệu chứng sau, và nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh rất dễ sẽ dẫn đến suy thận mạn tính:
+ Khó ngủ: Những người mắc bệnh thận mãn tính thường có hội chứng ngưng thở khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn gây ra một hoặc nhiều lần tạm dừng hơi thở khi ngủ. Những lần ngừng thở có thể kéo dài từ vài giây đến một phút. Sau mỗi lần tạm dừng, hơi thở bình thường trở lại với tiếng khịt mũi lớn. Ngáy lớn và kéo dài liên tục báo hiệu rằng có một số vấn đề về sức khỏe cần đi khám bác sĩ.
+ Nhức đầu, mệt mỏi và suy nhược cơ thể: Thông thường, những người mắc bệnh thận mãn tính bị thiếu máu. Thiếu máu có thể bắt đầu xảy ra khi hiệu suất làm việc của thận từ 20-50%. Nếu cơ thể mặc dù được nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc nhưng tiếp tục trải qua cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.
+ Da khô kèm theo ngứa ngáy: Thận khỏe mạnh thực hiện các công việc là loại bỏ chất thải và một số chất dư thừa từ máu, giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và duy trì lượng khoáng chất thích hợp trong cơ thể. Da ngứa và khô báo hiệu thận hoạt động chưa thực sự tốt để duy trì sự cân bằng các khoáng chất và chất dinh dưỡng, điều này có thể dẫn đến bệnh xương và thận.
+ Mùi hôi miệng và có vị kim loại: Khi chất thải tích tụ trong máu làm thay đổi mùi vị thức ăn đồng thời để lại mùi vị kim loại trong miệng. Hôi miệng là một dấu hiệu khác của việc có quá nhiều độc tố trong máu. Hơn nữa, cảm giác không muốn ăn thịt và mất cảm giác ngon miệng nói chung, điều này có thể dẫn đến tụt cân do thiếu dinh dưỡng.
+ Khó thở: Mối liên quan giữa bệnh thận và khó thở, đặc biệt sau vận động gắng sức liên quan đến hai cơ chế. Đầu tiên, cơ thể ứ dịch (vì thận lọc không hiệu quả) và làm kém hoạt động của phổi (ứ dịch phế nang). Thứ hai, thiếu hồng cầu làm giảm sự vận chuyển lượng oxy của cơ thể và điều này dẫn đến khó thở.
+ Đau lưng: Suy thận có thể dẫn đến đau lưng thường xuyên ngay phía dưới khung xương sườn, có thể được cảm giác đau lan ra phía trước vùng chậu hoặc vùng hông.
+ Huyết áp cao: Hệ thống tuần hoàn và thận phụ thuộc và có mối liên hệ mật thiết với nhau. Thận có nephron (đơn vị thận) nhỏ lọc chất thải từ máu. Nếu các mạch máu bị tổn thương, các nephron lọc máu sẽ không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng. Đó là lý do tại sao huyết áp cao là nguyên nhân hàng thứ hai của suy thận.
+ Có những thay đổi khi đi tiểu: Thận có nhiệm vụ sản xuất nước tiểu và loại bỏ chất thải qua đường tiểu. Vì vậy, không nên bỏ qua những thay đổi về tần suất đi tiểu, mùi, màu sắc và các thay đổi khác của nước tiểu như:
- Tăng số lần đi tiểu, đặc biệt là vào ban đêm. Số lần giao động từ 4 đến 10 lần một ngày được coi là bình thường.
- Thấy máu trong nước tiểu. Thận khỏe mạnh lọc chất thải từ máu để tạo ra nước tiểu, nhưng suy thận, các tế bào máu có xuất hiện ở nước tiểu.
- Nước tiểu có bọt: bọt khó tan cho thấy có sự hiện diện của protein trong nước tiểu
2. Nguyên nhân dẫn đến suy thận
+ Nguyên nhân của suy thận mãn tính:
- Suy thận mãn tính xảy ra khi có một bệnh hoặc rối loạn ở thận xuất hiện. Bất thường này sẽ làm tổn thương thận ngày càng trầm trọng trong vài tháng hoặc vài năm.
- Những bệnh và rối loạn thường gây ra suy thận mãn tính bao gồm:
- Bệnh tiểu đường, cao huyết áp;
- Viêm cầu thận;
- Viêm ống thận mô kẽ;
- Bệnh thận đa nang;
- Tắc nghẽn kéo dài của đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư;
- Trào ngược bàng quang niệu quản, tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận của bạn;
- Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần.
+ Nguyên nhân gây suy thận cấp:
- Chức năng thận bị mất một cách đột ngột được gọi là tổn thương thận cấp tính, còn được gọi là suy thận cấp (ARF). ARF có ba cơ chế chính:
- Thiếu lưu lượng máu đến thận;
- Những bệnh lý ngay tại thận gây ra;
- Tắc nghẽn nước tiểu ra khỏi thận.
+ Nguyên nhân thường gặp bao gồm:
- Chấn thương gây mất máu;
- Mất nước;
- Tổn thương thận từ nhiễm trùng máu;
- Tắc nghẽn dòng nước tiểu, chẳng hạn như do phì đại tuyến tiền liệt;
- Tổn thương thận do một số loại thuốc hoặc chất độc;
- Biến chứng trong thai kỳ, chẳng hạn như sản giật và tiền sản giật, hoặc liên quan đến hội chứng HELLP.
- Vận động viên thể dục thể thao không uống đủ nước trong khi thi đấu ở các cuộc thi yêu cầu sức bền cũng có thể bị suy thận cấp tính do các cơ trong cơ thể bị phân hủy. Các mô cơ này khi bị vỡ sẽ phóng thích một loại protein vào trong máu gọi là myoglobin, gây tổn thương thận.
+ Nguy cơ mắc bệnh:
Yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bệnh thận mãn tính bao gồm:
- Tiểu đường;
- Cao huyết áp;
- Bệnh tim;
- Hút thuốc;
- Béo phì;
- Cholesterol cao;
- Là người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản xứ hoặc người Mỹ gốc Á;
- Tiền sử gia đình mắc bệnh thận;
- Từ 65 tuổi trở lên.
+ Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc suy thận cấp?
- Suy thận cấp tính đa số đều đi kèm với các bệnh lý khác xuất hiện trước đó. Các bệnh lý làm xuất hiện suy thận cấp bao gồm:
- Nhập viện, đặc biệt là đối với tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi phải chăm sóc đặc biệt;
- Tuổi cao;
- Tắc nghẽn trong các mạch máu ở cánh tay hoặc chân (bệnh động mạch ngoại vi);
- Tiểu đường;
- Cao huyết áp;
- Bệnh suy tim;
- Bệnh thận khác;
- Bệnh gan.
3. Cách phòng và điều trị bệnh suy thận
Tùy thuộc vào nguyên nhân, một số loại suy thận có thể được điều trị. Tuy nhiên, thông thường suy thận mãn tính không có thuốc chữa khỏi hoàn toàn. Nói chung, việc điều trị là giúp kiểm soát các dấu hiệu và triệu chứng, giảm các biến chứng, và làm bệnh tiến triển chậm lại. Nếu thận của bạn bị tổn thương nghiêm trọng, bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp điều trị suy thận giai đoạn cuối.
+ Điều trị từ nguyên nhân gây bệnh
Bác sĩ sẽ giúp bạn làm chậm hoặc chữa khỏi các nguyên nhân gây ra bệnh thận. Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân. Tuy nhiên, tổn thương thận có thể tiếp tục xấu đi ngay cả khi những nguyên nhân gây ra suy thận đã được kiểm soát tốt.
+ Điều trị các biến chứng
Bác sĩ sẽ điều trị các biến chứng để giúp bạn sống thoải mái hơn.
Nếu thận của bạn không thể loại bỏ kịp các chất cặn bã khỏi cơ thể bạn, có thể là bạn đã mắc suy thận giai đoạn cuối. Tại thời điểm đó, chạy thận hoặc ghép thận là cần thiết.
Chạy thận nhân tạo loại bỏ các chất thải và nước dư thừa từ máu khi thận không còn có thể làm được điều này. Trong chạy thận nhân tạo, có một máy lọc chất thải và chất lỏng dư thừa từ máu của bạn. Trong khi đó, đối với phương pháp thẩm phân phúc mạc, các bác sĩ sẽ đưa một ống vào trong bụng bạn, họ bơm chất lỏng vào để hấp thụ chất thải từ cơ thể. Sau một khoảng thời gian, lượng chất lỏng này sẽ được tháo ra ngoài và mang theo chất cặn bã trong cơ thể ra theo.
Ghép thận là phẫu thuật thay quả thận của bạn bằng quả thận khỏe mạnh từ một người khác hiến tặng cho bạn. Thận ghép có thể đến từ người còn sống hoặc đã chết. Bạn sẽ cần phải dùng thuốc trong suốt phần đời để giữ cho cơ thể của bạn thích nghi với thận mới.
Đối với một số người chọn cách không chạy thận hoặc ghép thận, một lựa chọn thứ ba là điều trị suy thận của bạn bằng thuốc. Tuy nhiên, nếu làm cách này, tuổi thọ của bạn thường không kéo dài.
4. Những biến chứng có thể xảy ra của suy thận là gì?
Suy thận mãn tính có thể ảnh hưởng đến hầu hết các phần của cơ thể của bạn. Những biến chứng có thể xảy đến bao gồm:
Giữ nước, có thể dẫn đến phù ở tay và chân, huyết áp cao, hoặc chất dịch trong phổi (phù phổi);
Sự gia tăng đột ngột nồng độ kali trong máu (tăng kali máu), mà có thể làm giảm khả năng tim của bạn hoạt động và có thể đe dọa tính mạng;
Bệnh tim và mạch máu (bệnh tim mạch);
Xương yếu và tăng nguy cơ gãy xương;
Thiếu máu;
Giảm ham muốn tình dục hoặc bất lực;
Tổn thương hệ thần kinh trung ương của bạn, mà có thể gây ra khó tập trung, thay đổi tính cách hoặc co giật;
Giảm phản ứng miễn dịch, mà làm cho bạn dễ bị nhiễm trùng hơn;
Viêm màng ngoài tim- màng bao phủ ngoài trái tim;
Biến chứng trong thai kỳ mang nguy cơ cho người mẹ và thai nhi đang phát triển
5. Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến suy thận?
Người bị suy thận vẫn có thể tiếp tục sống, làm việc, đi chơi với bạn bè và gia đình, và hoạt động thể chất lành mạnh. Bạn có thể cần phải thực hiện một số thay đổi trong chế độ ăn uống và lối sống để giúp bạn sống một cuộc sống lành mạnh hơn và lâu hơn. Vì đau tim và đột quỵ phổ biến hơn ở những người bị bệnh thận, những thay đổi này là tốt cho trái tim và thận của bạn.
+ Thay đổi lối sống
Một lối sống lành mạnh rất tốt cho những người bị bệnh thận, đặc biệt là nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, hoặc cả hai. Nói chuyện với chuyên viên dinh dưỡng, bác sĩ chuyên về bệnh tiểu đường, để có lời khuyên hợp lí về chế độ ăn.
Giữ huyết áp đúng mục tiêu bác sĩ đặt ra. Đối với hầu hết mọi người, mục tiêu huyết áp thường là dưới 140/90 mm Hg và ít hơn 2.300 miligam (mg) của natri mỗi ngày.
Nếu bạn bị tiểu đường, hãy kiểm soát nồng độ đường trong máu của bạn. Kiểm soát tốt glucose trong máu có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm biến chứng bệnh tiểu đường, trong đó có suy thận. Giữ cholesterol trong máu của bạn nằm trong phạm vi mục tiêu của bạn. Chế độ ăn uống, vận động, duy trì một trọng lượng khỏe mạnh, và tất cả các loại thuốc có thể giúp kiểm soát mức cholesterol trong máu của bạn.
Nếu bạn dùng thuốc, bạn cần theo chỉ định hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bạn hút thuốc, hãy thực hiện các bước để bỏ thuốc lá vì hút thuốc lá có thể làm tổn thương thận nặng hơn. Bên cạnh đó, các hoạt động thể chất sẽ tốt cho huyết áp của bạn, cũng như mức độ glucose và cholesterol trong máu của bạn.
Ngoài ra, thừa cân khiến thận của bạn làm việc vất vả hơn. Vì vậy, lên kế hoạch và thực hiện giảm cân ngay từ bây giờ sẽ giúp thận của bạn khỏe mạnh hơn.
+ Thay đổi trong chế độ ăn uống
Những gì bạn ăn và uống có thể giúp làm chậm sự phát triển suy thận. Một số thực phẩm có thể tốt hơn cho thận của bạn hơn những loại khác. Hầu hết các muối natri và các chất phụ gia mình ăn đến từ thực phẩm đã chế biến, không phải từ muối tinh. Ăn thức ăn nấu chín cho phép bạn kiểm soát những gì bạn ăn.
Bác sĩ có thể giới thiệu bạn gặp một chuyên gia dinh dưỡng có thể hướng dẫn bạn làm thế nào để lựa chọn những loại thực phẩm tốt, chứa những chất dinh dưỡng quan trọng cho suy thận của bạn.
Đối với suy thận cấp, đôi khi người bệnh cần được chạy thận nhân tạo trong một vài tuần để chờ chức năng thận hồi phục. Việc chạy thận nhân tạo này chỉ là tạm thời nhằm loại bỏ các chất ứ đọng và nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Người già và các đối tượng có nhiều bệnh nội khoa, người phải sử dụng nhiều thuốc là những người có nguy cơ cao bị suy thận cấp.
Để phòng ngừa suy thận cấp ở những đối tượng nhạy cảm này, người bệnh cần uống đủ nước trong một ngày từ 1,5-2 lít, uống nhiều hơn trong những ngày nóng hoặc vận động ra nhiều mồ hôi. Chú ý là người già nhiều khi cơ chế khát bị suy giảm nên họ thường không cảm thấy khát nước, do đó lượng nước họ uống trong ngày không đủ cho thận hoạt động tốt.
Đối với suy thận mạn, triệu chứng bệnh diễn ra âm thầm và chỉ biểu hiện bất thường khi chức năng thận suy giảm rất trầm trọng, nhiều trường hợp chỉ biểu hiện khi suy thận đã đến giai đoạn cuối và lúc này bác sĩ không thể cứu vãn được gì. Để có thể phát hiện sớm bệnh thận mạn, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm. Các xét nghiệm máu và nước tiểu cơ bản có thể phát hiện ra bất thường ở thận. Nếu bệnh phát hiện sớm, bác sĩ sẽ đề nghị các phương pháp điều trị thích hợp để làm chậm hoặc chặn đứng quá trình suy thận. Điều này rất tốt cho bệnh nhân, vì mặc dù đã có phương pháp điều trị thay thế thận nhưng tiên lượng tử vong rất cao vì những biến chứng tim mạch cũng như rối loạn điện giải, nhiễm trùng.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về dấu hiệu của bệnh suy thận và cách phòng tránh. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Các nghiên cứu cho thấy Super Power Uriclean ức chế sự bám dính của vi khuẩn E.coli ở lớp niêm mạc bàng quang, thận tiết niệu và đường mật, chống đông vón, giúp làm giảm nhiễm khuẩn đường tiết niệu và đường mật, duy trì một đường tiết niệu, đường mật khỏe mạnh. Sản phẩm tan sỏi thận và mật Super Power Uriclean còn có tác dụng làm giảm nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống liên quan đến lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.
Super Power UriClean còn giúp điều hoà và giảm lượng đường trong máu và tăng khả năng thanh lọc cầu thận giúp đào thải các chất cặn bã, chất không cần thiết trongmáu và đảm bảo thông thoáng và làm sạch đường tiết niệu. Super Power Uriclean giúp:
- Ngăn chặn hình thành sỏi, làm tan, bào mòn và đẩy các loại sỏi thận-tiết niệu-bàng quang và sỏi gan mật ra khỏi cơ thể.
- Làm sạch đường tiết niệu, duy trì một đường tiết niệu khỏe mạnh.
- Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng đường tiết niệu, đái buốt, đái rắt, đau và sưng…
- Cải thiện chức năng thận, gan, lợi mật và bài tiết mật, giúp dễ tiêu hoá và chống suy nhược cơ thể
- Hỗ trợ điều hoà đường huyết, cải thiện độ thanh lọc cầu thận giúp điều hoà huyết áp.
Đối tượng sử dụng:
Người bị viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, bàng quang và sỏi đường mật. Muốn tăng cường sức khoẻ đường tiết niệu, gan mật
Chi tiết có thể tham khảo thêm tại: >>> TPCN Super Power Uriclean giúp tan sỏi thận thông thoáng đường niệu
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận