Dấu hiệu bênh suy thận bạn nên biết?

Biến chứng của suy thận rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì vậy, việc phát hiện và nhận biết sớm các biểu hiện bệnh lý là điều rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tham khảo về dấu hiệu bệnh suy thận mà bạn không nên bỏ qua.


 

I. Suy thận là bệnh lý gì?


Thận có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của con người. Chính vì vậy, khi chức năng của cơ quan này gặp rối loạn, sức khỏe chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Một trong những vấn đề nguy hiểm mà ai cũng cần phải lưu ý, đó là bệnh lý suy thận.

Đây là bệnh lý xảy ra khi thận bị suy giảm chức năng. Điều này dẫn đến chất thải trong máu không thể lọc ra ngoài và tích tụ lại. Suy thận sẽ chia thành 2 loại, đó là:

•    Suy thận mạn tính: Quá trình suy giảm chức năng của thận sẽ diễn ra trong một thời gian dài và khó có thể điều trị dứt điểm được. Người bệnh cần phải biết được dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu để kịp thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

•    Suy thận cấp tính: Chức năng của thận bị suy giảm nghiêm trọng khá nhanh, chỉ trong vòng vài ngày. Cần phải điều trị gấp với các phương pháp tùy theo từng tình trạng bệnh, trong đó có chạy thận nhân tạo.


II. Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận


1. Suy nhược cơ thể


Chán ăn là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân suy thận giai đoạn đầu. Khi chức năng của thận suy giảm thì triệu chứng này càng xuất hiện nhiều. Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, không thể thực hiện các hoạt động gắng sức.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do thận không lọc được hết chất thải, chất độc hại khiến chúng tích tụ trong cơ thể và trong máu và gây mệt mỏi, suy nhược. Đây là triệu chứng phổ biến nhưng thường dễ bị bỏ qua.


2. Da bị nổi ban và ngứa ngáy


Khi thận gặp vấn đề sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình lọc các chất thải ở trong máu. Điều này khiến cho da thường xuất hiện phát ban và ngứa ngáy. Chính vì vậy, những triệu chứng bất thường ở da có thể là biểu hiện suy thận giai đoạn đầu cần lưu ý.


3. Phù


 
Phù là dấu hiệu suy thận rất điển hình khi cơ thể mất đi một lượng protein qua nước tiểu. Tuy phù nề có thể do nhiều yếu tố khác gây nên nhưng khi thấy bị phù, hãy nghĩ ngay đến bệnh suy thận.

Phù thường xuất hiện ở các vị trí như bàn chân, mắt cá chân, đôi khi có thể xảy ra ở mặt, cánh tay và các bộ phận khác của cơ thể.


4. Đau lưng


Đau lưng bên sườn hoặc đau lưng dưới là một trong những dấu hiệu suy thận. Đau lưng cũng có thể do người bệnh đang mắc bệnh sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu. Tuy nhiên nếu bị các bệnh lý này sẽ kèm theo triệu chứng tiểu buốt, tiểu khó, nóng rát khi đi tiểu.


5. Dấu hiệu suy thận – Thiếu máu


Khi bị suy thận, mức độ huyết sắc tố cũng giảm theo, người bệnh sẽ trông xanh xao, nhợt nhạt hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân khiến họ thường xuyên mệt mỏi, suy nhược.


6. Thay đổi trong nước tiểu


Dấu hiệu suy thận dễ nhận biết nhất đó là đi tiểu có bọt như xà phòng, nước tiểu có màu hồng, màu coca. Ngoài ra, người bệnh có thể bị tiểu ít hoặc tiểu nhiều bất thường, tiểu đêm liên tục…


7. Co rút cơ


Chuột rút chân hoặc co rút cơ ở những vị trí khác cũng có thể là dấu hiệu suy thận. Nguyên nhân là do suy thận gây mất cân bằng nồng độ kali, natri, calci và các chất điện giải khác dẫn đến gián đoạn hoạt động của cơ và gây chuột rút.


8. Mất ngủ


Chức năng thận suy giảm nên quá trình lọc bỏ chất độc bị ảnh hưởng, dẫn đến tích tụ lại trong máu. Vì vậy, người bệnh thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ.


9. Huyết áp cao – Dấu hiệu suy thận


Đây là biểu hiện và cũng là một trong các biến chứng của bệnh suy thận. Bất cứ ai được chẩn đoán cao huyết áp cũng nên đi khám chức năng thận để loại trừ nguy cơ cao huyết áp thứ phát do suy thận gây ra.


10. Khó thở


Suy thận khiến cho người bệnh không thể lọc được chất thải trong máu ra ngoài và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu. Điều này là nguyên nhân làm cơ thể bị ứ dịch và gây suy giảm chức năng của phổi. Thêm vào đó, lượng hồng cầu giảm dẫn đến quá tình vận chuyển oxy sẽ gặp khó khăn.


11. Chán ăn, buồn nôn


Ure huyết tăng cao gây khó chịu ở dạ dày, tăng cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa. Chính điều này cũng khiến người bệnh cảm thấy chán ăn, ăn không ngon và sụt cân.


12.  Bị hôi miệng


 
Khi chất thải không thể lọc ra khỏi cơ thể và tích trữ lại quá nhiều ở trong máu sẽ gây ra hôi miệng. Bên cạnh đó, người bệnh còn cảm thấy trong miệng như có vị của kim loại. Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh răng miệng.


13.  Tiểu tiện bất thường


Chức năng của thận sẽ ảnh rất lớn đến tình trạng tiểu tiện. Chúng ta cần phải lưu ý khi gặp phải các vấn đề như đi tiểu nhiều hoặc ít hơn so với bình thường, nước tiểu có màu, mùi bất thường hoặc lẫn máu.


14. Ớn lạnh


Ớn lạnh cũng là dấu hiệu suy thận. Nguyên nhân là do suy thận gây thiếu máu, không tạo đủ lượng hầu cầu cần thiết nên người bệnh có thể cảm thấy gai lạnh ngay cả khi trời ấm.

Ngoài ra, họ cũng thường xuyên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, thiếu tập trung do thiếu hụt hồng cầu vận chuyển oxy lên não.


III. Biến chứng của bệnh suy thận


Nếu như không được phát hiện và điều trị sớm, suy thận có thể gây ra những biến chứng sau:

•    Dẫn tới người bệnh bị thiếu máu trầm trọng và cần phải bổ sung một lượng máu bên ngoài vào.

•   Tăng nguy cơ mắc phải những bệnh lý như tim mạch và xương khớp.

•    Gây ra hiện tượng phù chân tay do tích trữ nước.

•    Ham muốn tình dục bị suy giảm.

•    Cao huyết áp.

•    Làm suy giảm hệ miễn dịch khiến người bệnh dễ gặp phải các tình trạng nhiễm trùng hơn.

•    Làm tăng cao nồng độ Kali có trong máu. Đây là biến chứng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

•    Tổn thương hệ thần kinh khiến tính khí thay đổi thất thường, dễ cáu giận.

•    Đối với những người đang mang thai, suy thận có thể gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hiểm đến mẹ và em bé


IV. Cách phòng ngừa bệnh suy thận


Những biến chứng của bệnh suy thận vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh đóng vai trò vô cùng cần thiết. Dưới đây là những biện pháp có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải suy thận:

•    Thiết lập lối sống lành mạnh: Chúng ta cần phải luyện tập thể thao hàng ngày để có thể duy trì cân nặng và nâng cao sức khoẻ. Bên cạnh đó, cần bạn cần theo dõi thường xuyên và duy trì chỉ số huyết áp ở mức cho phép. Đồng thời, kiểm soát lượng acid uric, glucose và cholesterol có trong máu. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng thức uống có cồn như: rượu, bia và các chất kích thích.

•    Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Giảm lượng muối, đạm và dầu mỡ nạp vào cơ thể trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như các loại rau, củ, quả có lợi cho sức khỏe.

•    Uống đủ nước: Mất nước khiến giảm lưu lượng máu đến thận, có thể làm suy giảm chức năng của thận. Do đó, uống đủ nước là một trong những thói quen tốt cho thận nói riêng và cơ thể nói chung mà luôn được bác sĩ khuyến khích thực hiện.
 

 
•    Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu thận bị suy giảm chức năng để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

•    Giảm căng thẳng: Căng thẳng và lo lắng là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thận.

•    Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện các môn thể thao thường xuyên có thể giúp giảm căng thẳng, kiểm soát lượng đường huyết và huyết áp cao, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý. Bạn nên chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe của mình như bơi lội, đi bộ và chạy...

•    Quản lý các bệnh khác một cách hiệu quả: Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp làm tăng nguy cơ gây bệnh suy thận. Vì thế, bạn nên chú ý theo dõi bệnh chặt chẽ và tuân thủ phác đồ điều trị.

•    Cuối cùng, bạn nên chú ý lắng nghe cơ thể của mình. Việc nhận biết được dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu sẽ giúp ích rất lớn trong quá trình điều trị cũng như khả năng hồi phục.

Việc phát hiện sớm các triệu chứng của suy thận sẽ giúp quá trình điều trị tình trạng này thuận lợi và hạn chế biến chứng. Do đó, khi xuất hiện bất cứ biểu hiện nào bất thường của cơ thể, bạn cũng không nên chủ quan mà nên đi thăm khám sớm.
 

Bạn có thể sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp bảo vệ sức khỏe thận hoàn toàn từ thảo dược.

 

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn: Super Power UriClean - Làm sạch đường tiết niệu, xua tan nỗi lo sỏi thận-tiết niệu-bàng quang và sỏi mật.

Super Power UriClean là viên uống bảo vệ sức khỏe giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu làm tan sỏi thận, sỏi mật làm sạch đường tiết niệu ngăn chặn sự hình thành sỏi cũng như phòng tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật, tán sỏi ...

 

Tác dụng của Super Power UriClean

Sản phẩm Super Power UriClean được sản xuất bởi hãng Fine Living Pharmanaturals Hoa Kỳ phẩm được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu thảo dược có thành phần là Vitamin C, chiết xuất quả nam việt quất (Cranberry) và các thành phần khác là xenluloza, silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), gelatin. Super Power UriClean là lựa chọn cho bạn giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu tốt hơn.

- Làm tan sỏi thận, sỏi mật, ngăn chặn sự hình thành, tái phát sỏi...

- Phòng nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do hạn chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.

- Chống viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

- Chống viêm bàng quang.

- Tan sỏi thận.

- Chống lắng cặn trong đài bể thận.

- Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.

- Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận...

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
 

 

Viết bình luận