Đánh giá sức khoẻ tâm thần của nhân viên y tế trong đại dịch covid 19: kết quả từ khảo sát trong làn sóng covid-19 thứ hai tại việt nam

ĐÁNH GIÁ SỨC KHOẺ TÂM THẦN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19: KẾT QUẢ TỪ KHẢO SÁT TRONG LÀN SÓNG COVID-19 THỨ HAI TẠI VIỆT NAM

(Một báo cáo ban đầu cho nghiên cứu sức khoẻ tâm thần của nhân viên y tế tại Đà Nẵng và Quảng Nam năm 2020)

TS. Nguyễn Doãn Phương, TS. Nguyễn Văn Dũng,

Ths. Vũ Sơn Tùng, Ths. Bùi Văn San

Đặt vấn đề

Đại dịch covid 19 tác động trên toàn thế giới. Tính đến ngày 30/09/2020, thế giới có hơn 33 triệu ca mắc và hơn 1 triệu ca tử vong [1]. Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới cũng chịu ảnh hưởng đáng kể từ đại dịch, cùng với 1094 người mắc và 35 trường hợp tử vong được báo cáo [2]. Đợt dịch lần thứ 2 ở Việt Nam bùng phát trong cộng đồng tại hai điểm nóng là Đà Nẵng và Quảng Nam với các trường hợp nhiễm Covid-19 trong vào ngoài các cơ sở điều trị gia tăng một cách đáng kể, qua đó, tạo ra nhiều áp lực đối với người dân cũng như nhân viên y tế. Nhóm nhân viên y tế tại khu vực bùng phát dịch bệnh là những trực tiếp tiếp xúc ban đầu, chăm sóc, và theo dõi người bệnh, các nhân viên y tế tại đây chịu nhiều áp lực có nguy cơ dẫn đến các rối loạn sức khoẻ tâm thần khác nhau. Các nghiên cứu trên thế giới gần đây cũng đã báo cáo những vấn đề thường gặp với nhân viên y tế trong dịch Covid-19 [3]. Đứng trước thực trạng đó, đoàn công tác của Bệnh viện Bạch Mai, trong đó có các thành viên của Viện Sức Khỏe Tâm Thần (VSKTT) đã trực tiếp tham gia vào hỗ trợ cho vùng dịch nhằm đánh giá thực trạng và hỗ trợ kiến thức, tư vấn, trị liệu về sức khoẻ tâm thần cho nhân viên y tế và bệnh nhân.

Đánh giá sức khoẻ tâm thần của nhân viên y tế trong đại dịch covid 19

Tổng quan

Các ghi nhận trên thế giới trước đây về dịch SARD đã cho thấy tác động rất lớn tới sức khoẻ tâm thần tới quần thể bệnh nhân và những người chăm sóc bệnh nhân. Các cá nhân chịu tác động có thể có những sự thích ứng để trở lại trạng thái cân bằng, một số có thể dẫn đến các rối loạn khác nhau [5]. Trong đại dịch Covid-19 vừa qua, nhóm nhân viên y tế là những người chịu áp lực rất lớn cả về mặt sức khỏe thể chất và sức khỏe tâm thần. Các giả thiết về ảnh hưởng sức khoẻ tâm thần tới nhân viên y tế: (1) Tác động đột ngột thay đổi công việc; điều động phòng chống dịch, làm việc thời gian dài, sử dụng đồ bảo hộ cá nhân, ít sự giao tiếp, (2) Nguy cơ lây nhiễm giữa nhân viên (Bệnh viện Đà Nẵng) (3) Chứng kiến bệnh nhân tử vong [6],[7].

Các rối loạn tâm thần, tâm lý thường gặp:

Những nghiên cứu gần đây tại Trung Quốc cho thấy, nhân viên y tế có tỷ lệ rối loạn sức khỏe tâm thần đáng kể hơn so với dân số bình thường, với tỷ lệ mất ngủ là 38,4%, lo âu là 13,0%, trầm cảm là 12,2%, và các triệu chứng ám ảnh cưỡng chế là 5,3% [3].

Tại khoa truyền nhiễm Bạch Mai trong thời kỳ cách ly, tâm lý nhân viên cũng được đánh giá bằng thang DASS-21. Kết quả cho thấy tỷ lệ lo âu là 45%, trầm cảm là 35%, và stress là 32% [7].

Các phương thức hỗ trợ:

Trước thực trạng đó, Tổ chức Y tế Thế giới - WHO và các nhóm chuyên khoa tâm thần đã xây dựng bộ công cụ đánh giá và hỗ trợ trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

Các tổ chức, cá nhân hỗ trợ: trang thiết bị, đồ dung vật tư, hỗ trợ nhân lực, khu vực sinh hoạt cách ly nhân viên. Đây là những hỗ trợ hữu hình và thiết thực [5]

Các nhân viên chăm sóc sức khoẻ tâm thần làm gì giúp đỡ họ [8]. Sự giúp đỡ về nhận thức tình hình và có kiến thức phòng chống stress để có sự ứng phó kịp thời không quá đột ngột, kèm theo phát hiện triệu chứng và biết cách thư giãn. Một số trường hợp gặp phải lo lắng quá mức, mất ngủ…

Phương pháp nghiên cứu:

Đánh giá sử dụng bộ câu hỏi online để điều tra tại các bệnh viện tại Đà Nẵng và Quảng Nam. Các bệnh viện được lựa chọn trong khảo sát này bao gồm Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Phổi Đà Nẵng, Bệnh viện Hoà Vang, Bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía bắc Quảng Nam, Bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam. Nghiên cứu được tiến hành từ 01/08/2020 đến 31/08/2020.

Các nội dung khảo sát về sức khoẻ tâm thần đánh giá bằng trắc nghiệm tâm lý. Bộ câu hỏi về trầm cảm PHQ- 9 (9 mục), lo âu GAD (7 mục), và mức độ mất ngủ ISI (7 mục) được sử dụng cho khảo sát này.

Kết quả

Đánh giá nhân viên chúng tôi thu được hơn 618 phiếu đánh giá từ nhân viên y tế tại các bệnh viên Quảng Nam và Đà Nẵng. Phân tích ban đầu chúng tôi thu được các kết quả sau:

Đặc điểm nhân khẩu học nhóm nghiên cứu

Đánh giá sức khoẻ tâm thần của nhân viên y tế trong đại dịch covid 19

Đặc điểm tình trạng cách ly và chuẩn bị với dịch bệnh

Đánh giá sức khoẻ tâm thần của nhân viên y tế trong đại dịch covid 19

Đặc điểm các rối loạn tâm thần qua khảo sát

Đánh giá sức khoẻ tâm thần của nhân viên y tế trong đại dịch covid 19

Đánh giá sức khoẻ tâm thần của nhân viên y tế trong đại dịch covid 19Đánh giá sức khoẻ tâm thần của nhân viên y tế trong đại dịch covid 19

Phương thức hỗ trợ của nhóm với các đối tượng.

Nhóm hỗ trợ của bệnh viện Bạch Mai thực hiện giảng dạy về chuyên khoa Truyền nhiễm, chống nhiễm khuẩn, cấp cứu và sức khoẻ tâm thần cho hơn 1000 lượt nhân viên tại các bệnh viện

Các chuyên gia tại bệnh viện hỗ trợ công tác chống nhiễm khuẩn, điều trị, chăm sóc trực tiếp các bệnh nhân nhiễm Covid 19 tại các bệnh viện

Hỗ trợ về tinh thần trực tiếp các nhân viên tại bệnh viện Hoà Vang, bệnh viện Quảng Nam. Điều trị cho các bệnh nhân có rối loạn tâm thần tại khu cách ly bệnh viện đa khoa khu vực Quảng Nam [4].

Bàn luận

Đối tượng nghiên cứu tương đồng về nhân khẩu học so với các nghiên cứu trên thế giới, độ tuổi trung bình nhân viên tham gia công tác phòng chống dịch thường trẻ (20-40), tỷ lệ nữ thường cao hơn nam giới, đồng thời nhân viên điều dưỡng là những người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân và có tỷ lệ cao trong nhóm [9].

Đa số những đối tượng trong nghiên cứu đều trong diện cách ly xã hội hoặc trong các khu cách ly, điều này phản ánh thực trạng tình hình tại Đà Nẵng và Quảng Nam sau khi phát hiện đợt dịch bùng phát từ 23/07 đã thực hiện cách ly xã hội và chuẩn bị nhân lực cho công tác phòng chống dịch. Mặc dù vậy vẫn có 2-6% số nhân viên chưa có sự chuẩn bị.

Trong dữ liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ các rối loạn thường gặp trầm cảm 34,03%, lo âu 17,17%, mất ngủ 34,03%. Các chỉ số này thấy được rối loạn giấc ngủ, cảm giác tiêu cực là những tác động đầu tiên với các nhân viên và chiếm tỷ lệ cao, tỷ lệ lo âu tương đối thấp. So với các nghiên cứu của nhóm nhân viên y tế cách ly tại bệnh viện Bạch Mai thấy tỷ lệ lo âu, trầm cảm thấp hơn có thể đợt bùng phát dịch bệnh tại Đà Nẵng, Quảng Nam là đợt bùng phát thứ 2 do đó chúng ta có sự phòng bị trước, đồng thời các phương thức điều trị, phòng tránh hiệu quả.

So sánh với các nghiên cứu tổng gộp trên thế giới [10] có tỷ lệ lo âu từ 9% đến 90% trung bình là 24%, trầm cảm, dao động từ 5% đến 51%, trung bình là 21%. vấn đề về giấc ngủ dao động từ 34% đến 65%, trung bình là 37%. Thì nghiên cứu có mức trầm cảm cao hơn trung bình, lo âu và giấc ngủ thấp hơn. Nghiên cứu cộng gộp cũng có sự dao động rộng nhưng kết quả chúng tôi vẫn nằm trong mức các nghiên cứu ghi nhận.

Các phương pháp can thiệp được áp dụng với vùng dịch tại Đà Nẵng, Quảng Nam được thực hiện trong từ khi dịch bùng phát là sự hỗ trợ kịp thời về vật chất và tinh thần. Trong quá trình hơn 1 tháng đã ghi nhận sự hỗ trợ tích cực với nhân viên y tế (chuyên môn, tinh thần, chăm sóc đời sống hằng ngày…) giúp họ bớt căng thẳng về sức khẻ thể chất và cả tinh thần, hơn thế nữa tình hình dịch được kiểm soát thành công.

Kết luận

Đại dịch Covid-19 có thể còn tiếp diễn với tình hình được cho là không thể dự đoán ở nhiều quốc gia, áp lực cao với ngành y tế là điều khó tránh khỏi. Do đó, cần có chiến lược phòng chống dịch cũng như có những hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần cho nhân viên y tế tuyến đầu trong chống đại dịch Covid-19.

Các rối loạn tâm thần ghi nhận với tỷ lệ cao trước những thảm hoạ, dịch bệnh, thiên tai. Vì vậy các chuyên gia tâm thần cần tham hỗ trợ ngày càng tích cự với cộng đồng

Tài liệu tham khảo

1. WHO, Novel coronavirus (2019-nCoV) situation report.

https://www.who.int/docs/default-source/coronaviruse/situation-reports

2. Bộ y tế. Trang tin về dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp covid-19
https://ncov.moh.gov.vn/vi/web/guest/-/6847426-254

3. Zhang WR, Wang K, Yin L, Zhao WF et al. Mental Health and Psychosocial Problems of Medical Health Workers during the COVID-19 Epidemic in China.Psychother Psychosom. 2020;89(4):242-250. doi: 10.1159/000507639. Epub 2020 Apr 9.PMID: 32272480 Free PMC article.

4. Bệnh viện bạch mai (2020). Báo cáo kết quả hoạt động của đoàn công tác chống covid-19 của bệnh viện Bạch Mai

5.Maunder R, Hunter J, Vincent L, et al. The immediate psychological and occupational impact of the 2003 SARS outbreak in a teaching hospital. CMAJ: Canadian Medical Association journal ¼ journal de l’Association medicale canadienne 2003; 168: 1245–1251. https://www. ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12743065 (accessed 31 March 2020)

6. Brooks SK, Webster RK, Smith LE, et al. The psychological impact of quarantine and how to reduce it: rapid review of the evidence. Lancet 2020. https://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(20)30460-8/fulltext (accessed 31 March 2020).

7. Cuong Do Duy, MD, PhD, Vuong Minh Nong, MSc, An Ngo Van et al (2020). COVID-19-related stigma and its association with mental health of health-care workers after quarantine in Vietnam. Psychiatry and Clinical Neurosciences © 2020 Japanese Society of Psychiatry and Neurology doi:10.1111/pcn.13120

8. British Medical Association. BMA – Supporting the mental wellbeing of doctors and medical students. www.bma.org.uk. https://www.bma.org.uk/collective-voice/ policy-and-research/education-training-and-workforce/supporting-the-mental-health-of-doctors-in-the-work force (2019, accessed 31 March 2020).

9. Jianbo Lai 1, Simeng Ma 2, Ying Wang 2, Zhongxiang Cai et al. Factors Associated With Mental Health Outcomes Among Health Care Workers Exposed to Coronavirus Disease 2019
PMID: 32202646. PMCID: PMC7090843. DOI: 10.1001/jamanetworkopen.2020.3976

10. Ashley ElizabethMullera,Elisabet VivianneHafstada,Jan Peter William Himmels a et al. The mental health impact of the covid-19 pandemic on healthcare workers, and interventions to help them: A rapid systematic review. Psychiatry Research Volume 293, November 2020, 113441 https://doi.org/10.1016/j.psychres.2020.113441

THAM KHẢO SẢN PHẨM BỔ NÃO:

Super Power Neuro Max là một sản phẩm chuyên biệt cho não được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Captek Softgel International Inc, U.S.A.và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh về não với hoạt chất chính là Cognizin™ là một biệt dược của Citicoline đã được đăng ký thương hiệu nổi tiếng trên thế giới, hiệu quả điều trị đã được chứng minh lâm sàng cải thiện chức năng não và các bệnh lý về não.

Sự kết của Cognizin™ với Phosphatides, Alpha Lipoic Acid, Acetyl L-Carritine, L-Glutamine, Taurine và Blueberry Fibers để tăng cường chuyển hóa của tế bào não và bảo vệ, chống lại sự phá hủy của các chất oxy hóa đối với não. Điều đặc biệt trong sản phẩm Super Power Neuro Max là sự có mặt của Co-enzyme Q10 giữ một vai trò hết sức quan trọng giúp tim khoẻ mạnh, tăng cường sức co bóp của cơ tim, tăng lưu lượng máu lên não thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở não bộ, cung cấp oxy, dinh dưỡng, nuôi dưỡng và bảo vệ não nhờ sự cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng an toàn và hiệu quả.

Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh, khử các gốc tự do để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu của tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.

Super Power Neuro Max

Hỗ trợ điều trị:

- Suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa sút trí tuệ, rối loạn nhận thức, hành vi do bệnh lý não, tâm thần, trầm cảm, stress…

- Chứng đau thắt ngực, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, tê nhức, tê bì chân tay, đau nửa đầu

- Khắc phục di chứng bệnh não cấp tính: tai biến mạch não cấp và bán cấp, thiểu năng tuần hoàn não, xuất huyết não, nhũn não…

- Chấn thương sọ não, phù não, viêm não, bại não giảm thời gian hôn mê và mức độ nghiêm trọng.

- Phòng ngừa biến chứng sau phẫu thuật thần kinh, não…

- Hồi phục di chứng bệnh não mãn tính, lão suy, bệnh Alzheimer, xơ vữa mạch máu não.

- Thúc đẩy khả năng tập trung, nhạy bén trong học tập, cải thiện trí nhớ, nhận thức và phản xạ ở những người làm việc với cường độ trí óc cao như sinh học, sinh viên ôn thi, các nhà quản lý.

- Rối loạn, thiểu năng tuần hoàn não, thiếu máu não cục bộ, thiếu máu não mãn tính, rối loạn tiền đình, ù tai, chóng mặt…

- Phối hợp với các thuốc kháng cholinergic trong điều trị Parkinson.

- Phối hợp với thuốc ức chế men protease trong điều trị viêm tụy.

- Các biến chứng não, thần kinh của bệnh tiểu đường, đau thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh tim, rối loạn vận mạch ngoại biên.

- Tăng nồng độ acetylcholine, norepinephrine và dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Super Power Neuro Max - Bổ não, tăng cường trí nhớ

SỐ ĐĂNG KÝ - 3485/2020/ĐKSP
SẢN PHẨM ĐƯỢC NHẬP KHẨU TRỰC TIẾP VÀ PHÂN PHỐI ĐỘC QUYỀN TẠI VIỆT NAM BỞI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Y TẾ  BÌNH NGHĨA
VPGD&GTSP:Số 1, Tòa Nhà Nơ 21 KĐT Pháp Vân - Hoàng Liệt - Hoàng Mai - Hà Nội
Nhà sản xuất: Captek Softgel International - MADE IN USA

Viết bình luận