Cục máu đông và các biến chứng nguy hiểm

Cục máu đông là gì? Cục máu đông là phản ứng bình thường ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể khi gặp chấn thương nhằm ngăn chặn sự chảy máu. Trong đó, huyết thanh và tiểu cầu là hai thành phần chính đóng vai trò làm đông và hình thành cục máu. Đôi khi, một cục máu đông sẽ đọng lại trong mạch máu: Động mạch hoặc tĩnh mạch và xảy ra ngay cả khi không có tổn thương. Tình trạng này có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.

Cục máu đông và các biến chứng nguy hiểm

Cục máu đông

Cơ thể sẽ ra sao nếu có những cục máu đông? Chúng sẽ theo dòng máu chảy về các động mạch nhỏ hơn và lấp kín lòng mạch, từ đó gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, phổi, đột tử.

Hình thành cục máu đông là một phản ứng tự nhiên để cơ thể tự bảo vệ mình. Nếu không có cục máu đông thì một vết đứt tay, đứt chân, thậm chí một vết xước nhỏ cũng có thể giết chết bạn do máu chảy ra ngoài quá nhiều. Tuy nhiên, cục máu đông sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu hình thành ở bên trong lòng mạch.

* Các biến chứng thường gặp của cục máu đông

Cục máu đông có thể hình thành ở bất kỳ vị trí mạch máu nào trong cơ thể của bạn. Nó có thể kết thúc trong phổi, tim, não, và các khu vực khác nếu nó bị phá vỡ và di chuyển và dòng máu. Sự di chuyển này có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như:

>> Cơn đau tim hoặc đột quỵ: Thiếu lưu lượng máu đến não hoặc tim có thể gây đột quỵ hoặc đau tim. Những tình trạng này có thể gây tử vong ngay lập tức nếu không được điều trị kịp thời.

Cục máu đông và các biến chứng nguy hiểm

>> Nghẽn mạch phổi: Một cục máu đông xuất hiện có thể gây tắc nghẽn động mạch phổi. Điều này làm giảm nồng độ oxy trong máu, gây tổn thương tới phổi và các cơ quan khác.

>> Suy thận: Cục máu đông trong thận có thể gây ra nhiều biến chứng mà nguy hiểm nhất là suy thận.

>> Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT): DVT xảy ra khi một cục máu đông hình trong một tĩnh mạch sâu ở cánh tay hoặc chân. Điều này có thể gây ra các triệu chứng tại chỗ, song cũng có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng hơn nếu chúng bị phá vỡ và đi đến tim, não, phổi, hoặc các cơ quan khác.

Cục máu đông và các biến chứng nguy hiểm

>> Biến chứng khi mang thai: Khi cục máu đông xuất hiện ở phụ nữ mang thai có thể gây sẩy thai, tiền sản giật, thai chết lưu, hoặc các biến chứng khác.

* Cách phòng tránh cục máu đông

>> Luôn di chuyển: Khi bạn ngồi lâu một chỗ với một tư thế trong một thời gian dài, máu có thể bị dồn ứ lại và dần hình thành cục máu đông. Để phòng ngừa, trong thời gian làm việc tại bàn trong phòng kín hay trên một chuyến đi dài (ôtô hoặc máy bay), bạn nên đứng dậy và đi bộ xung quanh khoảng 1 - 2 giờ/lần.

Cục máu đông và các biến chứng nguy hiểm

>> Lối sống lành mạnh: Nếu bạn đang hút thuốc, hãy từ bỏ ngay thói quen này. Nếu bạn đang thừa cân hoặc hơi béo, hãy giảm cân và giữ trọng lượng ở mức ổn định. Đồng thời uống nhiều nước vì nước có thể giảm nguy cơ máu bị vón cục.

>> Cẩn trọng với thuốc tránh thai: Uống thuốc ngừa thai làm tăng nguy cơ bị tắc tĩnh mạch sâu. Nếu bạn có một trong những yếu tố có nguy cơ bị tắc tĩnh mạch sâu (di truyền, tiền sử gia đình có người bị đông máu hoặc bạn hút thuốc lá) thì không nên sử dụng thuốc tránh thai để ngừa thai mà nên lựa chọn phương pháp khác.

>> Vận động thường xuyên: Thường xuyên đi bộ nếu công việc của bạn thường xuyên phải ngồi nhiều.

>> Kiểm soát cân nặng: Béo phì thường dẫn đến nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu do tính di động giảm cũng như tuần hoàn kém. Do đó, giữ cân nặng lý tưởng là cách giúp ngăn ngừa cục máu đông.

Cục máu đông và các biến chứng nguy hiểm

>> Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ: Cục máu đông có thể được điều trị bằng thuốc làm loãng máu. Các thuốc làm loãng máu hiện nay thường có các thành phần làm loãng máu như rutozym, bi-cozyme có chứa các thành phần được triết xuất từ tự nhiên tăng khả năng tiêu nhanh các cục máu đông, mảng xơ vữa, đặc biệt là cung cấp năng lượng cho tim hoạt động, tăng sức co bóp của cơ tim giúp đẩy máu tới các mô để cung cấp dinh dưỡng và oxy cho các mỗ bị tổn thương như: não, gan, thận, phổi và các mô ngoại vi giúp hồi phục các di chứng của tai biến mạch não, đột quỵ, huyết áp, biến chứng bệnh tiểu đường… một cách nhanh chóng.

Bi-Cozyme

Có thể tham khảo thêm: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, nhồi máu cơ tim; Tăng huyết áp là gì, nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị; Bệnh tim mạch nên ăn gì và kiêng gì là tốt nhất

Viết bình luận