Công dụng của quả sung với sức khỏe con người như thế nào

Sung là loại quả quen thuộc với chúng ta nó là loại quả dùng để ăn chơi hoặc thay đổi khẩu vị. Vậy công dụng của quả sung với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tăng cường tiêu hóa và làm sạch ruột, chữa viêm ruột, lòi rom, sa trực tràng…Sung chín chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho da, tóc và sức khỏe. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả sung với sức khỏe con người như thế nào?

Công dụng của quả sung với sức khỏe con người như thế nào

* Tổng quan về quả sung

Cây thân gỗ cao tới 25–30 m, đường kính thân cây tới 60–90 cm; hoa đơn tính cùng gốc. Vỏ thân cây màu nâu ánh xám, nhẵn. Các cành nhỏ, phiến lá non và chùm quả với các sợi lông cong xuống hay được che phủ rậm rạp bằng lông tơ mềm màu trắng. Các cành nhỏ màu nâu. Các lá kèm hình trứng-mũi mác, dài 1,5–2 cm, có màng và lông tơ. Các lá sớm rụng, mọc so le; cuống lá dài 2–3 cm; phiến lá hình elip-trứng ngược, elip hay elip hẹp, kích thước 10-14 x 3-4,5(-7) cm, dai như da, lục nhạt ở xa trục, có lông tơ khi còn non, không lông và hơi xù xì khi già, màu lục sẫm ở gần trục và nhẵn nhụi, gốc lá hình nêm hơi cùn, mép lá nguyên, nhọn đỉnh tới hơi cùn; gân bên cơ sở 2, gân thứ cấp 4-8 ở mỗi bên của gân giữa.

Quả mọc thành chùm trên các cành nhỏ ngắn trên thân cây già, đôi khi ở nách lá trên các cành non hay trên các cành nhỏ không lá đã già, mọc thành cặp, màu cam ánh đỏ khi chín, hình quả lê, đường kính 2-2,5 cm, phần gốc quả thu nhỏ thành cuống, lỗ chân lông trên đỉnh hình rốn, phẳng; cuống dài khoảng 1 cm; các lá bắc tổng bao hình tam giác-trứng. Các hoa đực và cái cũng như vú lá mọc ra trên cùng một cây. Hoa đực: các lỗ chân lông cận đỉnh, không cuống; thùy của đài hoa 3 hay 4; nhị 2. Vú lá và hoa cái: có cuống nhỏ; các thùy đài hoa thẳng, đỉnh 3- hay 4-răng; vòi nhụy ở bên; núm nhụy hình chùy. Ra hoa trong khoảng tháng 5 tới tháng 7.

Thành phần của quả sung: Trong 100g quả sung có chứa 1g protein, 0,4g chất béo, 12,6g đường, 49mg Ca, 23mg P, 0,4mg Fe, 0,05mgcaroten, 12,3g dẫn xuất không protein, 3,1g khoáng toàn phần.

* Công dụng của quả sung với sức khỏe con người

+ Công dụng chữa sa đì từ quả sung: Sung 2 qảu, tiểu hồi hương 9g, sắc uống.

+ Trị hen phế quản bằng quả sung: Sung tươi lượng vừa đủ, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước cốt uống mỗi ngày 1 lần.

+ Trị kiết lỵ từ quả sung: Sung vài quả sắc kỹ lấy nước, chế thêm 1 chút đường rồi uống. Nếu không có quả sung thì có thể dùng lá sắc uống.

+ Công dụng bất ngờ của quả sung trong việc trị viêm loét dạ dày tá tràng: Sung sao khô tán bột, mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 6 – 9g với nước ấm.

Công dụng của quả sung với sức khỏe con người như thế nào

+ Công dụng của quả sung chữa viêm khớp: (1) sung tươi lượng vừa đủ đem hầm với thịt lợn nạc ăn. (2) sung tươi 2 – 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà ăn.

+ Trị mụn nhọt, lổ loét bằng quả sung: Sung chín sao khô, tán bột rồi rắc lên tổn thương. Để đạt hiệu quả cao, trước đó có thể ngâm rửa tổn thương bằng nước sắc quả hay lá sung tươi, sau đó lau khô rồi rắc bột thuốc và băng lại

+ Công dụng của quả sung chữa viêm họng: Sung tươi sấy khô, tán bột rồi lấy 1 chút thổi vào họng. Hoặc: sung tươi gọt vỏ, thái phiến, sắc kỹ lấy nước, cho thêm đường phèn rôi cô nhỏ lửa thành dạng cao, ngậm hàng ngày.

+ Công dụng của quả sung chữa ho khan không có đờm: Sung chín tươi 50 – 100g gọt bỏ vỏ, đem nấu với 50 – 100g gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Có thể cho thêm ít nho khô hoặc đường phèn cho dể ăn.

+ Tỳ vị hư nhược, hay rối loạn tiêu hóa – quả sung có thẻ chữa được: Sung 30g, thái nhỏ, sao hơi cháy, mỗi ngày lấy 10g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phúy thì dùng được, chế thêm 1 chút đường phèn, uống thay trà trong ngày.

+ Công dụng của quả sung: trĩ xuất huyêt, sa trực tràng: (1) sung tươi 10 quả đem hầm với 1 đoạn ruột già lợn cho nhừ rồi ăn. (2) sung tươi 6g, rễ thị 9g, sắc uống. Nếu không có quả có thể dùng lá sung sắc lấy nước xông ngâm tai5 chỗ chừng 30 phút.

+ Sản phụ thiếu sữa thì dùng quả sung: Sung tươi 120g, móng lợn 500g, hai thứ đem hầm nhừ, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần. Bài này có công dụng bổ khí huyết, hạ nhũ chấp (làm ra sữa) dùng rất tốt cho sản phụ sau đẻ suy nhược, khí huyết bất túc, sữa không có hoặc rất ít.

+ Tốt cho hệ tiêu hóa: Sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy, ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.

Công dụng của quả sung với sức khỏe con người như thế nào

+ Ngừa ung thư và tiểu đường: Kết quả nghiên cứu từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết các dưỡng chất dồi dào chứa trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.

+ Quả sung giúp giúp huyết áp: Quả sung là loại quả giàu kali, ít natri. Sự mất cân bằng giữa natri và kali sẽ khiến huyết áp tăng cao nhanh chóng. Do đó, việc áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, trong đó có quả sung tươi sẽ giúp cho lượng kali tăng trở lại, ngừa cao huyết áp. Không chỉ vậy, quả sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và omega-6, giúp huyết áp ổn định và ngừa được các bệnh tim mạch.

+ Ngừa loãng xương: Quả sung chứa nhiều kali, mangan và canxi, những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu. Trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa, bạn có thể bổ sung canxi từ trái sung.

+ Ngăn ngừa ung thư và bệnh tiểu đường: Kết quả nghiên cứu từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho thấy các dưỡng chất dồi dào chứa trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết. Do đó, nên thêm quả sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

* Lưu ý khi ăn quả sung

Tác dụng phụ của quả sung cần chú ý trước khi sử dụng:

+ Gây hại cho máu: Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Đồng thời, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.

+ Giảm đường huyết: Ăn sung làm giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Chính vì vậy, nếu cơ thể bạn có lượng đường huyết thấp, nên tránh ăn sung.

Công dụng của quả sung với sức khỏe con người như thế nào

+ Các Oxalate có hại: Trong sung chứa rất nhiều oxalate, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Ăn nhiều sung có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Đồng thời, sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách - bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.

Trên đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả sung với sức khỏe con nguời. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của qủa chanh với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của qủa chanh với sức khỏe con người như thế nào

>>> Tác dụng của lá đu đủ tươi với sức khỏe con người như thế nào

Viết bình luận