Sầu riêng là loại quả được nhiều người mệnh danh là vua trái cây vì sao nó được mệnh danh như vậy? Công dụng của quả sầu riêng với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Sầu riêng là loại trái cây có mùi vị rất đặc biệt, kén người thưởng thức. Tuy nhiên, những ai ăn được loại quả này đều trở nên ghiền hơn bất cứ loại trái cây nào. Sầu riêng chỉ có nhiều ở miền Nam, Tây Nguyên nước ta. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả sầu riêng với sức khỏe con nguời như thế nào.
* Tổng quan về quả sầu riêng
Cây sầu riêng là một cây to cao 15-20-25m. Quả to, hình đầy hay hình trứng dài, vỏ cứng. Trên mặt vỏ rất nhiều gai ngắn, nhọn. Quả có 5 ngăn, mỗi ngăn chứa 3-5 hạt có chất cơm (áo hạt) mềm, màu trắng vàng, có mùi đặc biệt, chưa quen thì không thích, nhưng đã quen rồi thì rất ngon, vị ngọt, bùi. Hạt có lá mầm dày. Cây Sầu riêng nở hoa tháng 3-4, có quả tháng 5-9.
Cây sầu riêng nguồn gốc là ở quần đảo Malaysia. Sau đó, được đi trồng ở Campuchia và Việt Nam. Sầu riêng được trồng rất nhiều ở miền Nam nước ta, chủ yếu là Nam bộ. Trồng sầu riêng chủ yếu lấy quả ăn. Sầu riêng cho quả ăn ngon, bổ. Hạt sầu riêng có bột, rang, nướng hay luộc ăn như hạt mít, có thể làm mứt kẹo. Vỏ sầu riêng dùng chữa đầy bụng, khó tiêu hoá và chữa ho lao, cảm sốt.
Lá và rễ sầu riêng dùng chữa cảm sốt, viêm gan vàng da. Ngày dùng 30-40 gam dưới dạng thuốc sắc. Lá sầu riêng còn dùng dưới dạng nấu nước tắm cho những người vàng da do bệnh gan. Theo kinh nghiệm của nhân dân, xơ sầu riêng có thể dùng trị rệp, để một miếng xơ sầu riêng dưới chiếu của đuôi giường hay phảng. Sau hơn một tuần rệp sẽ không còn.
+ Giá trị dinh dưỡng của qủa sầu riêng: Quả sầu riêng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như chất béo, chất xơ, đạm cứ bình quân 100g thịt sầu riêng có tỉ lệ dinh dưỡng như sau: 144 Kcal., Vitamin A (20- 30 IU), Axit ascobic (23,9- 25,0 mg), Phốt pho (37,8- 44,0 mg), Laki (436 mg), Thiamin (0,20 mg), Riboflavin (0,20 mg), Canxi (7.6-9,0 mg), Nacin (83- 0,70 mg), Chất béo ( 5,33 g), Chất xơ (3,8 g), Sắt (0,73- 1,0 mg), Đường (12 g), Protein ( 2,5 – 2,8 g), Carbonhydrate toàn phần (30,4- 34,1 g).
* Công dụng của quả sầu riêng với sức khỏe con người
+ Cho xương và răng khỏe mạnh: Sự có mặt của canxi, kali và vitamin nhóm B trong sầu riêng là một ưu điểm giúp loại quả này có tác dụng trong việc duy trì răng và xương khỏe mạnh.
+ Giảm chứng đau nửa đầu: Sở dĩ ăn sầu riêng có tác dụng giảm chứng đau nửa đầu là vì trong sầu riêng chứa nhiều riboflavin là vitamin B - những dưỡng chất có tác dụng kíc thích thần kinh và ổn định tâm trạng.
+ Ổn định đường trong máu: Sự hiện diện của mangan ở mức độ vừa phải trong sầu riêng chính là nguyên nhân giúp loại quả này có thể hỗ trợ trong việc ổn định và duy trì lượng đường trong máu ở mức cho phép.
+ Giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch: Sự hiện diện của organosulfur trong sầu riêng chính là nguyên nhân lý giải tai sao loại trái cây này có thể giúp điều chỉnh các enzyme giảm viêm trong cơ thể. Do đó, nó có tiềm năng loại bỏ các bệnh tim mạch.
+ Một nguồn cung cấp năng lượng phong phú: 100 gram trái cây này chứa khoảng 21% nhu cầu carbohydrate hàng ngày của cơ thể. Nhờ nguồn carbohydrate phong phú như vậy mà nó rất hữu ích trong việc bổ sung thêm năng lượng của bạn.
+ Hỗ trợ trong việc trì hoãn sự lão hóa: Vitamin C được tìm thấy rất nhiều trong sầu riêng. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp giảm quá trình oxy hóa. Khi quá trình oxy hóa diễn ra chậm chạp cũng đồng nghĩa với việc tốc độ lão hóa được đẩy lùi.
+ Ổn định huyết áp: Sầu riêng chứa nhiều kali mà kali lại là chất cần thiết để giữ cho mức độ natri trong cơ thể con người không bị tăng lên quá mức, dẫn đến các bệnh huyết áp. Vì vậy, nếu muốn tránh trường hợp tăng huyết áp hoặc các bệnh liên quan thì bạn nên ăn sầu riêng thường xuyên.
+ Có tác dụng chống trầm cảm tự nhiên: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng mức độ serotonin trong cơ thể bị giảm xuống thì có thể gây ra trầm cảm. Để tránh trầm cảm, bạn cần duy trì lượng serotonin ổn định trong cơ thể. Sầu riêng là loại quả giàu vitamin B6 mà vitamin B6 lại rất cần thiết cho việc sản xuất serotonin. Do đó, bạn có thể ăn sầu riêng để tăng nồng độ serotonin và loại bỏ chứng trầm cảm.
+ Tốt cho hệ thống tiêu hóa: Sự hiện diện của chất xơ trong sầu riêng giúp ích trong việc làm giảm nhu động ruột. Điều này sẽ có tác dụng giúp bạn tránh xa táo bón và cải thiện sức mạnh của tiêu hóa. Sự hiện diện của thiamin và niacin trong sầu riêng cũng có thể cải thiện sự ngon miệng cũng như sức mạnh tiêu hóa, do đó đảm bảo rằng hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động tốt.
+ Tốt cho bệnh nhân thiếu máu: Lượng folate trong cơ thể không đủ có thể làm giảm số lượng tế bào hồng cầu sản xuất. Điều này sẽ có thể gây ra bệnh thiếu máu. Sầu riêng là một nguồn cung cấp axit folic, đồng và sắt, folate rất phong phú. Do đó, bệnh nhân thiếu máu có thể khai thác lợi ích bổ máu của trái cây này để khắc phục các tình trạng sức khỏe của mình.
+ Cải thiện sức khỏe làn da: Sầu riêng có chứa vitamin C với hàm lượng khá cao. Vitamin C là một yếu tố quan trọng trong việc sản sinh ra collagen - một loại protein quan trọng được tìm thấy trong các mạch máu, dây chằng, gân, xương và da. Vitamin C còn đóng một vai trò quan trọng trong việc chữa lành vết thương trên da và duy trì làn da khỏe mạnh. Vì vậy, ăn sầu riêng rất tốt cho một làn da đẹp.
+ Giúp duy trì chức năng tuyến giáp: Sầu riêng là một nguồn chứa nhiều hợp chất đồng. Các chất đồng cũng đóng một vai trò trong hoạt động của tuyến giáp, đặc biệt là trong sản xuất và hấp thụ nội tiết tố. Tuyến giáp có chức năng trong việc điều chỉnh độ nhạy cảm của cơ thể để kích thích tố khác, tạo ra các protein và điều chỉnh tốc độ của cơ thể đốt cháy năng lượng. Do đó, ăn sầu riêng sẽ có lợi trong việc duy trì chức năng của tuyến giáp.
* Một số lưu ý khi ăn quả sầu riêng
+ Sầu riêng làm món ăn kết hợp cùng các gia vị cay nóng như ớt, tỏi... sẽ gây ra tình trạng bứt rứt khó chịu trong người.
+ Sầu riêng chứa rất nhiều đường và chất béo. Việc ăn hàng ngày sẽ sinh nhiệt trong cơ thể, gây nóng trong, nổi mụn, và nhiệt miệng.
+ Phụ nữ có thai hoặc người có huyết áp cao không nên ăn sầu riêng, vì nhiều đường và tính nóng, có thể gây tăng huyết áp và bốc hỏa, đầy hơi, khó tiêu ở bà bầu.
+ Để tận dụng tối đa những giá trị dinh dưỡng cũng như trung hòa “tính nóng” của trái sầu riêng, bạn nên kết hợp cùng các loại quả mang tính hàn như măng cụt, dứa, thanh long...
+ Nắm bắt được những tác hại tiềm ẩn từ trái sầu riêng không đồng nghĩa với việc bạn tránh xa hoàn toàn thứ quả bổ dưỡng này. Dưới đây là những lưu ý khi ăn sầu riêng để tránh gây hại cho sức khỏe của bạn.
+ Do sầu riêng chứa hàm lượng đường cao, mang tính nóng, nếu ăn nhiều dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn. Đặc biệt, phụ nữ có thai, người cao huyết áp, và bệnh nhân tiểu đường ăn nhiều sầu riêng có thể gây ra tình trạng khó ngủ, táo bón, nước tiểu vàng, tim đập nhanh, xuất huyết, thậm chí đột quỵ.
Ngoài ra, những người hay nổi mụn, tiểu vàng, người bệnh đường trong máu cao cũng không nên ăn nhiều.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu công dụng của quả sầu riêng với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Công dụng của quả nhàu với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả mãng cầu xiêm với sức khỏe con người như thế nào
>>> Công dụng của quả dừa với sức khỏe con người như thế nào
Viết bình luận