Công dụng của quả phật thủ với sức khỏe con người như thế nào

Phật thủ là loại quả đẹp thường dùng để thắp hương, loại quả khi chín có màu vàng đẹp mắt, nó cũng có công dụng tốt cho sức khỏe. Công dụng của quả phật thủ với sức khỏe con người như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Phật thủ là một loại quả thuộc chi cam chanh. Hoa nở có mùi thơm và quả thì không có nước bên trong, không có ruột mà chỉ có phần lõi xốp bên trong. Quả phật thủ dùng ăn tươi, làm mứt, nấu chè giống bưởi. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về công dụng của quả phật thủ với sức khỏe con người như thế nào.

Công dụng của quả phật thủ với sức khỏe con người như thế nào

* Tổng quan về quả phật thủ

Phật thủ có tên khoa học là Citrus medica var. sarcodactylis; là giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh. Tên gọi của loài cây này xuất phát từ hình dáng của quả chia nhánh trông như bàn tay Phật. Lá hình bầu dục, viền lá hơi có răng cưa, thân gai, hoa thường ở đầu cành màu trắng hoặc phớt tím.

Trái thu hoạch 2 vụ chính là vụ hè và vụ thu đông, trái màu vàng bóng nổi bật và bắt mắt, hương thơm độc đáo tự nhiên tinh khiết và giữ mùi rất lâu điều này được đặc biệt yêu thích bởi sức hấp dẫn và sự dễ chịu của nó. Cây Phật thủ chịu hạn kém, thừa nước hoặc quá thiếu nước cây đều chậm phát triển, nhiệt độ cây phát triển nhất là từ 13 -  độ, quá 40 độ cây có thể dẫn đến cháy lá hoặc xám trái, dưới 3 độ cây rơi vào trạng thái ngủ không phát triển.

+ Đặc điểm từng bộ phận cây phật thủ:

- Rễ: Rễ bề mặt của Phật thủ rất nhiều và nó có thể tiết ra axit hòa tan các khoáng chất trong đất và việc hấp thu chất dinh dưỡng từ gốc là rất tốt.

- Thân: Thân cây Phật Thủ màu nâu sẫm hoặc màu xanh lá cây ko những là bộ khung xương tạo hình đỡ tán cây mà nó còn là kênh vận chuyển nước và chất dinh dưỡng

- Hoa: Cây Phật Thủ đặc tính bao gồm cả hai hoa đơn và lưỡng tính. Hoa cái thường có nụ ngắn khỏe khoắn, hoa đực thường có nụ dài trông yếu ớt hơn, hoa thường có 5 cánh màu tím hoặc màu trắng. Hoa đơn tính hoặc hoa đực thường không đỗ nhưng có thể được chọn và sấy khô để làm thuốc hoặc trà.

- Lá: Cây Phật Thủ lá thường kéo dài hình bầu dục, chiều dài lá 5 - 10cm, đỉnh tù, răng cưa viền lá, cuống lá ngắn. Lá là nơi tổng hợp và lưu trữ chính cho các cơ quan quan trọng trong cây. Lá nhiều, sáng bóng màu xanh đậm cho kết quả cây tốt, năng suất ổn định, ngược lại lá thưa thớt, mỏng thì kết quả tạo hoa và giữ hoa là rất khó khăn.

Công dụng của quả phật thủ với sức khỏe con người như thế nào

- Trái: Trái khi nhỏ có màu xanh đậm, trái trưởng thành màu vàng chanh. Hoa trái ra vào mùa xuân là chính vụ và trái chín vào cuối mùa hè, từ khi đậu trái đến khi chín khoảng 4 - 5 tháng. Ngoài ra vụ nghịch là làm cây ra hoa dịp tháng 6 hoặc tháng 7 và chín vào dịp cuối năm. Với vụ thuận mùa xuân trái thường có ngón tay dài, ngón to và thưa ngón hơn khác với vụ nghịch trái thường nhiều ngón, ngón nhỏ có hình dạng giống như một bông hoa cúc.

* Công dụng của quả phật thủ với sức khỏe con người

+ Giải say rượu: Phật thủ tươi 30 g, sắc với nước để uống.

+ Đầy bụng, ợ hơi, chướng khí: Lấy vỏ quả phật thủ tươi rửa sạch, ướp với đường trắng, nhai ăn từ từ sẽ có tác dụng.

+ Chữa huyết trắng ra nhiều: Phật thủ tươi 30 g, ruột non lợn 30 cm (làm sạch), sắc với nước, chia 2-3 lần uống trong ngày.

+ Ăn không tiêu, gan và dạ dày đau tức: Phật thủ tươi 12-15 g (khô 6 g), hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

+ Đau bụng kinh: Phật thủ tươi 30 g, đương quy 8 g, gừng tươi 6 g, rượu trắng 30 g, thêm chút nước sắc lên, chia 2-3 lần uống trong ngày.

+ Viêm khí quản mạn tính: Phật thủ khô 6 g, bán hạ chế gừng (tẩm nước gừng sao vàng) 6 g, sắc với nước, pha thêm chút đường để uống.

+ Chữa nấc, ăn vào nôn ngược trở ra: Lấy vỏ quả phật thủ tươi cắt nhỏ, trộn đều với đường, ăn ngày 3-4 lần, mỗi lần vài miếng, nhai rồi nuốt dần.

+ Chữa đau bụng do tỳ vị hư hàn: Phật thủ tươi 100 g (khô 40 g), rượu trắng 1 lít. Phật thủ thái nhỏ, ngâm với rượu ít nhất 15 ngày. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5-10 ml.

+ Viêm gan truyền nhiễm: Phật thủ khô 9 g; bại tương thảo (cỏ bồng) mỗi tuổi 1 g, từ trên 10 tuổi thì cứ tăng 2 tuổi thêm 1 g. Sắc với nước, pha đường, chia làm 3 lần uống trong ngày, mỗi liệu trình 10 ngày. Một bệnh viện ở Trung Quốc đã thử nghiệm phương thuốc này trên 64 bệnh nhân và tất cả đều khỏi bệnh, các triệu chứng bệnh lý giảm rõ rệt trong vòng 4-6 ngày.

Công dụng của quả phật thủ với sức khỏe con người như thế nào

+ Ho có nhiều đờm: Lấy 30 gr quả hoặc hoa phật thủ, 15 gr đường phèn, hấp cách thủy, ngày ăn 1 lần. Theo Đông y, phật thủ có vị cay, đắng và chua, tính ấm, đi vào 2 kinh phế và tỳ, có tác dụng hành khí chỉ thống, hóa đờm, kiện vị, chỉ khái, giúp tiêu hóa, cầm nôn mửa, chữa ho. Đơn giản nhất là nhai cả cùi và vỏ quả phật thủ, nuốt lấy nước. Hoặc dùng phật thủ khô 6g, bán hạ chế với nước gừng 6g. Cho các vị vào ấm, sắc với 400ml nước cho tới khi còn 250ml, chia làm 2 lần uống trong ngày. Nên pha thêm ít đường cho dễ uống.

+ Quả phật thủ chữa đau dạ dày: Trong dân gian, phật thủ được dùng chủ yếu để chữa ho dai dẳng có nhiều đờm, chữa đau dạ dày, bụng đầy trướng, nôn mửa... Theo nghiên cứu, trong phật thủ có tinh dầu và chất flavonoit gọi là hesperidin rất hữu ích để điều trị ho và đau dạ dày. Để làm thuốc, người ta thu hái quả chín về, thái dọc thành từng miếng mỏng, phơi khô. Liều dùng mỗi ngày 4 - 8g cùi quả phơi khô, sắc uống, làm trà thuốc hoặc lấy vỏ quả ngâm rượu uống.

- Chữa đau dạ dày: Phật thủ tươi 15-20g hoặc phật thủ khô 6-10g, thái lát thật mỏng hoặc tán vụn, cho vào ấm, pha nước sôi vào, đậy nắp kín như pha trà, để 10-15 phút sau rót ra uống lúc nóng. Ngày uống 1 thang, uống nhiều lần trong ngày thay nước trà.

- Đau dạ dày mãn tính: Lấy 10g phật thủ khô, 6g hoa nhài, cho vào ấm, pha nước sôi, hãm khoảng 10-15 phút rồi uống lúc nóng. Ngày uống 1 thang thay nước trà. Bài thuốc có tác dụng rất tốt trong việc chữa trị các chứng vị khí bất hòa, bụng đầy trướng, ăn không ngon, chán ăn.

* Cách chế biến quả phật thủ

- Rượu phật thủ: phật thủ 30g, rượu trắng 500ml. Ngâm trong 7-10 ngày. Mỗi lần uống không quá 40-50ml. Dùng cho các trường hợp rối loạn tâm thần ý thức (trầm cảm ức chế…).

- Xi-rô phật thủ: phật thủ 15g rửa sạch thái nhỏ, đường trắng lượng thích hợp cho vào trong bình trà, đổ nước sôi hãm uống thay trà. Dùng cho các bệnh nhân đau quặn bụng do đầy hơi trướng bụng.

- Cháo phật thủ: phật thủ 10-15g, gạo tẻ 60-80g. Nấu phật thủ lấy nước bỏ bã, nấu với gạo tẻ, khi cháo được cho thêm đường trắng khuấy đều, đun sôi. Dùng cho các trường hợp sốt ho, đau tức vùng ngực do tràn dịch màng phổi.

- Chè phật thủ: phật thủ 10g. Rửa sạch, thái nhỏ, cho nước sôi hãm uống thay nước chè ngày 1 lần. Dùng cho các bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt tâm vị, đầy ợ hơi, buồn nôn, nôn ói.

Công dụng của quả phật thủ với sức khỏe con người như thế nào

- Chè phật thủ cốc tinh thảo: phật thủ 60g, cốc tinh thảo 15g, chè 3g. Phật thủ, cốc tinh cùng nấu lấy nước, khi đã gần đặc gạn lấy nước vào ấm đã cho chè sẵn. Cho uống ngày 1 ấm, đợt dùng 5-7 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm thị thần kinh, thị lực giảm.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về công dụng của quả phật thủ với sức khỏe con người như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Công dụng của quả mãng cầu xiêm với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của quả dừa với sức khỏe con người như thế nào

>>> Công dụng của quả hồng với sức khỏe con người như thế nào

Viết bình luận