Cơn đau tức ngực và nhồi máu cơ tim

Xin kính chào quý vị khán giả đang theo dõi chương trình “Hãy chia sẻ cùng chúng tôi”.  Thưa quý vị và các bạn, Nhồi máu cơ tim (NMCT) là bệnh tim nguy hiểm nhất thế giới, cướp đi gần 20 triệu người mỗi năm, những cơn đau tức ngực những biểu hiện rõ ràng để nhận biết nhồi máu cơ tim ở con người. Tại sao lại xuất hiện những cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, và tại sao NMCT lại có thể dễ dàng cướp đi mạng sống của con người như vậy? Cần phải làm gì để dự phòng và đối phó với những bệnh lý nguy hiểm như vậy? Đó chính là mục đích cuộc trò chuyện của chúng tôi ngày hôm nay. Để cung cấp những kiến thức hết sức cần thiết giúp quý vị bảo vệ sức khỏe của mình và những người than để đối phó tốt nhất với căn bệnh nguy hiểm này.

Cơn đau tức ngực và nhồi máu cơ tim

Và chúng tôi đã mời đến trường quay hai vị chuyên gia rất giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực này, xin được giới thiệu:

Trước tiên, xin mời BS và quý vị khán giả cùng xem một phóng sự mà chương trình đã thực hiện:

Cơn đau tức ngực và nhồi máu cơ tim


Theo thống kê, ở Việt Nam, tỷ lệ người bị nhồi máu cơ tim tăng vọt trong những năm gần đây, trung bình năm sau cao hơn năm trước 15-20%.
Đối với người trẻ, nhồi máu cơ tim ở nam cao gấp 3 lần nữ giới. Sau tuổi mãn kinh, do không còn sự bảo vệ từ hormone sinh dục nữ, tỷ lệ bệnh giữa nam và nữ cân bằng trở lại. 50% ca tử vong không có dấu hiệu báo trước.

Ở bệnh viện Chợ Rẫy, Sài Gòn, năm 2010 có tới 7421 trường hợp nhập viện vì đau thắt ngực, 1538 ca phải nhập viện và điều trị vì hội chứng vành cấp, 267 trường hợp tử vong. Mà trong đó, một trong những nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim - Tai biến mạch máu não là do cục máu đông gây ra.

Với những hậu quả nghiêm trọng gây ra, mọi người nên chủ động bảo vệ sức khỏe của mình bằng cách thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 1-2 lần 1 năm để tầm soát phát hiện sớm và ngăn chặn các nguy cơ và điều trị hiệu quả.

Khán giả nói gì?

Phỏng vấn 1: Nói đến nhồi máu cơ tim là sợ rồi. Đột tử ấy chứ. Nguy hiểm lắm.

Phỏng vấn 2: Tuổi già kèm những bệnh như huyết áp, mỡ máu, vân vân thì thường đi liền với những bệnh về tim. Phải hết sức chú ý.

Phỏng vấn 3: Người trẻ chắc sẽ không bị nên tôi chưa thấy lo.

Đó là 1 vài ý kiến về bệnh lý chúng ta đang đề cập đến. Sau đây là ý kiến của chuyên gia, mời quý vị theo dõi tiếp Chương trình.

MC: Qua những con số và 1 vài ý kiến từ phía khán giả cũng đã phần nào nói lên sự quan tâm cũng như sự lo lắng của mọi người đối với bệnh lý này. Vậy đầu tiên xin được hỏi bác sỹ 1, làm sao để phân biệt giữa chứng đau ngực thông thường và chứng đau thắt ngực? Nguyên nhân và tình hình mắc bệnh?

Đau tức ngực là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau như tim mạch, phổi, stress và trào ngược dạ dày. Đối với từng bệnh, nguyên nhân và triệu chứng đi kèm với đau, tức ngực rất khác nhau.

Ở bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày thực quản, khi acid dạ dày trào ngược lên phần thực quản đoạn chạy qua ngực, acid dạ dày này kích thích vào đầu mút các sợi dây thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản gây hiện tượng đau tức ngực.

Đau thắt ngực: Cơn đau thắt ngực ổn định là hậu quả của sự hẹp cố định động mạch vành, do mảng xơ vữa mạch vành ổn định. Khi mạch vành bị hẹp, lưu lượng máu nuôi cơ tim bị giảm đi, dẫn đến triệu chứng đau ngực, nhất là khi người bệnh hoạt động gắng sức hay bị stress tâm lý. Tuy nhiên, nếu người bệnh nghỉ ngơi, nhịp tim chậm lại, động mạch vành lại có thể đáp ứng được nhu cầu oxy của cơ tim, nhờ vậy triệu chứng đau ngực sẽ mất đi.

Cơn đau thắt ngực không ổn định xuất hiện do sự giảm đột ngột của dòng máu mạch vành nuôi cơ tim, thường do nứt vỡ mảng xơ vữa dẫn đến bít tắc đột ngột một phần hoặc toàn bộ lòng mạch. Khác với đau thắt ngực ổn định (gặp khi bệnh nhân gắng sức), đau thắt ngực không ổn định có thể gặp kể cả khi người bệnh nghỉ ngơi, đang ngủ, hoặc sinh hoạt bình thường. Triệu chứng đau ngực thường dữ dội hơn, kéo dài hơn. Các cơn đau có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều, với cường độ đau tăng dần. Đau thắt ngực không ổn định có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim và đe dọa nghiêm trọng tính mạng người bệnh.

Nguyên nhân gây ra đau tức ngực:

Sự tắc nghẽn động mạch vành do mảng xơ vữa: các mảng xơ vữa gây hẹp lòng mạch vành đến một mức độ nhất định sẽ gây thiếu máu cơ tim, xuất hiện triệu chứng đau ngực trên lâm sàng. Nếu mảng xơ vữa đột ngột nứt vỡ, quá trình đông máu khởi động, tạo ra các cục huyết khối lấp kín lòng mạch vành, lúc ấy nhồi máu cơ tim sẽ xảy ra.

Co thắt khu trú hoặc lan tỏa các động mạch vành

Rối loạn chức năng vi mạch vành

Cơn đau thắt ngực do mạch vành được mô tả gồm 3 đặc điểm:

Cảm giác đau như bóp nghẹt, đau như thắt hay đè nặng, sau xương ức, lan lên cằm, lên vai trái và lan xuống cánh tay trái.

Xuất hiện có tính chất quy luật, tăng lên sau gắng sức, xúc cảm mạnh, gặp lạnh,… kéo dài 3-15 phút.

Đau ngực đỡ khi nghỉ ngơi hoặc khi dùng nitroglycerin

Nếu gồm đủ cả 3 đặc điểm, được gọi là cơn đau thắt ngực điển hình, nếu chỉ có 2/3 tiêu chuẩn gọi là cơn đau không điển hình, nếu chỉ có 1 hoặc không có tiêu chuẩn nào thì cần tìm nguyên nhân khác không phải mạch vành.

Cơn đau tức ngực và nhồi máu cơ tim

MC: Vậy giữa cơn đau thắt ngực và bệnh nhồi máu cơ tim có mối liên hệ nào với nhau không? Khi đau thắt ngực có thể nghĩ đến nhồi máu cơ tim không ạ?

Nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc hoàn toàn hoặc 1 phần 1 trong 2 nhánh mạch máu này hoặc cả 2 nhánh. Nếu 1 vùng cơ tim bị chết do thiếu máu, lúc này chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước gây nên các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do tim,...

Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là xơ vữa động mạch. Tình trạng này xảy ra là do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, thành phần cấu thành bao gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào.

Từ khoảng 30 tuổi, trong cơ thể người bệnh bắt đầu tiến trình hình thành và phát triển mảng xơ vữa. Quá trình này diễn ra từ vài năm đến vài chục năm.

Ở những đối tượng có một số yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường góp phần thúc đẩy tổn thương mạch máu theo thời gian. Chính những rối loạn này làm thành mạch máu dễ bị các phân tử cholesterol lắng đọng và bám vào.

Nơi mảng xơ vữa bám vào thành mạch bị viêm, đến 1 thời điểm mảng xơ vữa này bị bong tróc và nứt vỡ thúc đẩy hình thành cục máu đông làm bít tắc lòng mạch máu. Khi lòng mạch bị bít tắc dẫn đến vùng cơ tim phía sau không được đưa máu đến nuôi hậu quả gây hoại tử và chết vùng cơ tim đó gây nên nhồi máu cơ tim.

Nhồi máu cơ tim cấp là tình trạng thiếu máu và hoại tử của một vùng cơ tim do cục máu đông hoặc mảng xơ vữa làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch nuôi máu cho tim. Dấu hiệu đặc trưng nhất đối với cơn nhồi máu cơ tim là những cơn đau thắt ngực dữ dội có thể dẫn đến sốc, thời gian thường trên 20 phút hoặc kéo dài hàng giờ đồng hồ mà không đáp ứng với thuốc giãn động mạch vành, đây được coi là trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bệnh nhân nhồi máu cơ tim không có triệu chứng đau thắt ngực, chẳng hạn như: Suy tim sung huyết, phù phổi cấp, thuyên tắc mạch ngoại vi…

MC: Nhồi máu cơ tim thường được biết đến với sự xuất hiện hết sức đột ngột. Vậy triệu chứng có thể nhận biết sớm có không thưa bác sỹ?  Ngoài đau thắt ngực còn triệu chứng nào khác không thưa bác sỹ?

Triệu chứng đau ngực giống như đau thắt ngực ổn định đã mô tả, chỉ có sự khác nhau về tính chất. Trong đau thắt ngực không ổn định, tính chất dữ dội hơn, kéo dài hơn, có thể xảy ra khi nghỉ.

Cơn đau thắt ngực điển hình: Đau nặng nề như bóp nghẹt một vùng sau xương ức, đau lan lên vai trái.

     - Kéo dài > 20 phút và không đỡ khi dùng nitroglycerin.

    - Một số trường hợp có thể lan lên cổ, cằm, vai, sau lưng, tay phải, hoặc thượng vị.

     - Một số trường hợp không rõ đau (NMCT thầm lặng).

     - Trường hợp đau lan nhiều ra phía sau lưng, cần phải phân biệt với tách thành động mạch chủ vì hướng xử trí khác nhau

     - Một số triệu chứng khác: Khó thở, vã mồ hôi, một số bệnh nhân có cảm giác như sắp chết, mệt mỏi, buồn nôn và nôn, hồi hộp đánh trống ngực…

MC: Nguyên nhân chính của chứng đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim được ghi nhân là do đâu ạ?

Do bệnh xơ vữa động mạch vành (90% các trường hợp): Nhồi máu cơ tim xảy ra khi một hoặc nhiều mạch máu nuôi dưỡng cho tim (động mạch vành) bị tắc. Theo năm tháng, động mạch vành bị hẹp dần lại do sự bồi đắp của cholesterol trong lòng động mạch hình thành các mảng xơ vữa. Khi một trong những mảng xơ vữa bị nứt vỡ ra, cục máu đông sẽ được hình thành trên mảng xơ vữa đó, nếu cục máu đủ lớn sẽ gây bít tắc toàn bộ lòng mạch và gây ra nhồi máu cơ tim. 

Cơn đau tức ngực và nhồi máu cơ tim

-  Ngoài ra còn các nguyên nhân khác gây tổn thương động mạch vành có thể gây nhồi máu cơ tim.

-  Hoặc trường hợp nhồi máu cơ tim nhưng động mạch vành không bị tổn thương.

MC: Tôi có 1 vài chỉ dẫn cụ thể về bệnh lý nhồi máu cơ tim. Mời quý vị theo dõi BS giải thích một cách chi tiết hơn về cơ chế bệnh sinh của cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim?

Nhồi máu cơ tim là tình trạng tắc hoàn toàn một hoặc nhiều nhánh động mạch vành – động mạch cung cấp máu nuôi tim – một cách đột ngột. Cơ chế gây bệnh thường do mảng xơ vữa chứa chất béo bám trên thành mạch bị bong ra, làm lộ ra lớp thành mạch máu bị tổn thương, lúc này tiểu cầu kết tụ lại ngay chỗ thành mạch đó và tạo nên cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn lòng mạch máu. Tùy theo vị trí tắc mà mức độ tổn thương trầm trọng khác nhau. Các trường hợp bị tắc nhánh mạch máu nuôi nút tạo nhịp cho tim có thể làm người bệnh tử vong ngay lập tức vì rối loạn nhịp tim.

Tim cần được cung cấp máu và dinh dưỡng liên tục giống như bất kỳ mô cơ nào trong cơ thể. Hai nhánh động mạch vành lớn cung cấp oxy cho cơ tim. Nếu một trong các động mạch lớn hay các nhánh nhỏ bị tắc đột ngột thì một phần tim sẽ bị thiếu oxy, tình trạng này gọi là thiếu máu cơ tim.

Nếu thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, mô cơ tim sẽ bị chết, gân nên cơn đau thắt ngực hay được gọi là nhồi máu cơ tim.

Hiện nay, nhồi máu cơ tim và bệnh tai biến mạch máu não là nguyên nhân giết người “thầm lặng”. Những người may mắn thì có thể sống còn nhưng lại phải mang trên mình tật nguyền suốt đời. Đó là một tai họa khủng khiếp có thể xảy đến cho một cá nhân.

MC: Biết được các yếu tố nguy cơ được cho là rất cần thiết để giúp phòng tránh và điều trị sớm hiệu quả bệnh lý này? Vậy những yếu tố nào được kể đến ạ? 

Các yếu tố nguy cơ của đau thắt ngực gồm: Yếu tố thay đổi được và yếu tố không thay đổi được.
     - Hút thuốc lá, thuốc lào
     - Rối loạn lipid máu
     - Lối sống tĩnh tại.
     - Tăng huyết áp
     - Chế độ ăn nhiều mỡ, cholesterol
     - Đái tháo đường
     - Thừa cân, béo phì
     - Sử dụng cocaine hoặc các thuốc tương tự.

MC: Nếu chúng ta bỏ qua tất cả những dấu hiệu cũng như tín hiệu kêu cứu từ cơ thể thì bệnh lý này sẽ để lại biến chứng nguy hiểm như thế nào thưa bác sỹ?

Biến chứng sớm như:

Đột tử: Có đến 10% các ca nhồi máu cơ tim dẫn đến tình trạng đột tử. Đột tử là biến chứng nặng nhất có thể xảy ra bất thường trong tuần đầu sau phát bệnh. Nguyên nhân bởi thất tim rung, nhịp thất tim nhanh, vỡ tim, mạch phổi nghẽn, trụy mạch cấp.

Rối loạn nhịp tim: 90% số người bệnh gặp tình trạng rối loạn nhịp tim. Khi thiếu máu cơ tim trong 48 giờ kể từ khi phát bệnh thì dễ gặp tình trạng này. Nếu sau 48 tiếng, sẽ là vấn đề cấp bách nếu nhịp tim vẫn còn bị rối loạn như vậy.

Tim suy cấp: Di chứng này dễ xảy ra vào thời điểm 2 tuần kể từ khi phát bệnh, dễ gặp trong trường hợp bệnh tái phát, hoặc xuất hiện đau thắt vùng ngực trước đó. Bệnh nhân có nguy cơ trụy mạch, cùng các biểu hiện như huyết áp tụt, mạch yếu đập nhanh, cơ thể vã nhiều mồ hôi. 

Cơn đau tức ngực và nhồi máu cơ tim

Tắc mạch gây tai biến: Máu đông gây nên nhồi máu cơ tim, nếu di chuyển sang những bộ phận khác sẽ làm mạch máu nghẽn, nguy cơ đột quỵ, tắc phổi...

Vỡ tim: Có đến 10% số ca vỡ tim xảy ra vào tuần 2 sau khi phát bệnh. Thường thì thất trái hay làm máu tràn ra khỏi màng tim gây trụy tim dẫn tới tử vong.

Thiếu máu tới cơ tim: Tỷ lệ bệnh nhân nhồi máu thứ phát trở lại lên tới ngưỡng 30%. Biểu hiện thứ phát là đau thắt vùng ngực phải và được cấp cứu giống nhồi máu cấp. Đây là biến chứng dễ gặp ở người mắc đái tháo đường lâu năm.

Biến chứng muộn như:

Vách tim phình to: Có đến 30% số trường hợp xảy ra với biểu hiện suy tim hay tắc mạch chủ.

Nhịp thất rối loạn: Cần đặt máy chỉ số chỉ phân suất máu EF nhỏ hơn 35% với trường hợp nhịp thất rối loạn kết hợp vách thất phình.

Hội chứng bả vai - bàn tay: Chỉ xuất hiện tuần từ 6 - 8 sau phát bệnh. Hội chứng bả vai - bàn tay thường gặp bên vai trái - tay trái, khiến vai lẫn cổ tay đau nhức, nguyên nhân chủ yếu bởi viêm thoái hoá và xơ hóa vùng khớp. Càng cố gắng vận động sớm sau tai biến càng ít khả năng gặp biến chứng trên.

Đau dây thần kinh: Xuất hiện những cơn đau vùng ngực dần lan rộng, mức trung bình đi kèm cảm giác ê ẩm, nặng nề vùng tim. Dễ gặp ở người stress, lo lắng, suy nhược thể chất lẫn tinh thần. Được giải quyết bằng liệu pháp trấn an tâm lý cùng các bài thuốc giúp an thần.

Suy tim: Chức năng hoạt động của tim suy yếu rõ rệt sau khi mắc bệnh nhồi máu vùng cơ tim, dần phát triển nhanh chóng thành chứng suy tim nguy hiểm.

Hội chứng viêm màng tim: Có 3 -4 % số trường hợp xảy ra với những biểu hiện cảm thấy đau sau vùng xương ức; đau nhiều khi thở, vận động, ho; đau giảm khi ngồi hay cúi trước.

MC: Các biện pháp giúp chẩn đoán sớm và kịp thời cũng như các phương pháp điều trị hiện nay? 

Bên cạnh việc hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng của bác sĩ, các xét nghiệm sau sẽ giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim và đánh giá các biến chứng (nếu có):

      - Điện tâm đồ
      - Xét nghiệm máu định lượng men tim
      - Siêu âm tim.
      - Chụp động mạch vành

Điều trị nội khoa nhằm hạn chế tiến triển của bệnh, cải thiện lượng máu nuôi cơ tim. Thầy thuốc có thể cho bạn uống các loại thuốc sau:

     - Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu như aspirin để ngăn ngừa hình thành cục máu đông trong lòng mạch vành
      - Chẹn beta giao cảm: Thuốc làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, giảm nhu cầu oxy cơ tim
      - Thuốc hạ mỡ máu: làm giảm xơ vữa mạch máu, ngăn ngừa hình thành huyết khối
       - Nitroglycerin: thuốc làm giảm đau ngực nhờ làm giãn mạch vành bị hẹp, tăng cường tưới máu cơ tim
       - Thuốc ức chế men chuyển: hạ huyết áp, cải thiện chức năng tim
      - Các thuốc để điều trị các bệnh kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường…

Phẫu thuật làm cầu nối chủ-vành là một phẫu thuật nhằm tái thông dòng chảy mạch vành, nhờ đó cải thiện dòng máu nuôi cơ tim. Khi phẫu thuật, bác sỹ sẽ sử dụng một đoạn động mạch hoặc tĩnh mạch “lành lặn”, không bị hẹp từ chính cơ thể của bạn để nối từ động mạch chủ đến nhánh mạch vành bị hẹp. Cầu nối này sẽ đảm đương vai trò vận chuyển máu giàu oxy đến nuôi cơ tim. Trong một cuộc mổ, phẫu thuật viên có thể làm nhiều cầu nối chủ-vành cho tất cả các mạch vành bị hẹp nặng.

Sẽ không bao giờ là muộn để phòng ngừa nhồi máu cơ tim, thậm chí là ngay cả khi bạn đã từng bị nhồi máu cơ tim. Bạn hãy uống thuốc đầy đủ và thay đổi lối sống - đó là cách tốt nhất để phòng tránh nhồi máu cơ tim.

Cụ thể như sau:

-  Uống thuốc đều đặn theo đơn thuốc của bác sĩ.
-  Không hút thuốc lá.
-  Đi khám định kỳ để kiểm soát những rối loạn hiện tại như tăng huyết áp, béo phì, đái tháo đường hoặc tăng cholesterol máu.
-  Duy trì hoạt động thể lực.
-  Hạn chế ăn các thức ăn có nhiều mỡ, cholesterol, hạn chế ăn muối.
-  Duy trì cân nặng ờ mức hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ.
-  Tránh căng thẳng.
- Dùng các thực phẩm bảo vệ sức khỏe, có tác dụng

MC: Cảm ơn những chia sẻ hết sức hữu ích từ các bác sỹ. Để có cái nhìn khái quát hơn, xin mời quý vị khán giả cùng xem một clip khoa học mà chương trình đã thực hiện.

Chúng ta đều biết, tim có chức năng chính là bơm máu đi nuôi cơ thể, tuy nhiên trước khi đưa máu đi nuôi cơ thể, thì chính quả tim cũng được nuôi dưỡng bởi hệ thống mạch máu gọi là  động mạch vành (hay còn gọi là mạch vành). Động mạch vành bao gồm 2 vòi dẫn máu, được  tách ra từ chính thân động mạch chủ và nối trở lại với tim, dẫn máu về nuôi tim, cung cấp năng lượng cho tim hoạt động bình thường.

Nguyên nhân chính của các cơn đau that ngực và nhồi máu cơ tim là do mạch vành bị xơ vữa chit hẹp, tim co bóp yếu nên mạch vành không cung cấp đủ máu và dinh dưỡng để nuôi dưỡng cơ tim.  Khi lòng động mạch vành vì lý do gì đó bị hẹp lại hoặc tắc nghẽn thì lượng máu đưa về nuôi tim sẽ bi thiếu, khi đó tim không làm việc bình thường được nữa, người ta nói tim bị thiểu năng động mạch vành hay bệnh mạch vành, cũng còn được gọi là thiếu máu cơ tim hay thiếu máu cơ tim cục bộ.

Để khắc phục được bệnh lý này chúng ta cần bổ sung Coenzyme Q10 (CoQ10), DHA/EPA, Flaxseed oil, Lecithin và VTM E có mặt nhiều trong tế bào tim, gan, não, thận… là những chất chống oxy hoá mạnh, khử gốc tự do, chống xơ vữa động mạch và giảm mỡ máu, và đặc biệt CoQ10 là một phần không thể thiếu của chuỗi hô hấp tế bào ở ty thể để tổng hợp ATP cung cấp năng lượng cho cơ tim hoạt động, nếu không được cung cấp đủ sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến hệ tim mạch. Chính vì thế, Bộ Y Tế cũng khuyến khích mỗi người nên có chế độ bổ sung Bi-Q10 hợp lý khi trưởng thành.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe  Bi – Q10 với các thành phần Coenzyme Q10, DHA/EPA, dầu lanh, Soy-lecithin, Vitamin E, Gelatin được nhập khẩu từ Mỹ. Giúp duy trì và khôi phục lại mức độ CoQ10, tăng sức co bóp cơ tim giúp đẩy máu lên não và  lưu thông máu trong cơ thể chống mệt mỏi, mất ngủ, đau nửa đầu, giúp tăng cường sức khoẻ tim mạch, khắc phục tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim như thiểu năng mạch vành, co thắt mạch vành, nhồi máu cơ tim, giảm mỡ máu, xơ vữa động mạch. Sử dụng Bi-Q10 hàng ngày xua tan nỗi lo bệnh lý tim mạch, huyết áp.

 

bi-q10

Chi tiết xem thêm tại: TPCN Bi-Q10 bổ tim mạch, tăng cường sức khỏe tim mạch

MC: Qua đoạn phim KH vừa rồi, xin BS cho biết để phòng tránh được chứng đau thắt ngực và bệnh nhồi máu cơ tim là những bệnh lý có thể dẫn đến những hậu quả nghiệm trọng như đột quỵ… vậy ngoài việc thay đổi lối sống, chế độ ăn, tập luyện… việc sử dụng các TPCN bảo vệ sức khoẻ để dự phòng có những ích lợi gì? và những sản phẩm nào có thể hỗ trợ tốt nhất trong các bệnh lý này?

Lợi ích của thực phẩm chức năng:

- Bổ sung nhanh chóng chất dinh dưỡng và các chất có tác dụng chức năng mà cơ thể không được cung cấp đầy đủ trong chế độ ăn uống hàng ngày.

- Có thể tạm thời thay thế bữa ăn khi không có điều kiện ăn uống bình thường (như khi ở môi trường thiếu thốn thực phẩm hoặc không thể ăn được vì lý do bênh tật).

- Các chế phẩm đều ở dạng tinh chế rất tiện lợi, dễ sử dụng và bảo quản.

- Có nhiều sản phẩm để chọn lựa phù hợp với tình trạng cơ thể từng người.

- Mua và dùng dễ dàng không cần phải có thầy thuốc khám bệnh kê toa.

- Khi sử dụng thực phẩm chức năng, người sử dụng sẽ có ý thức chăm lo cho sức khoẻ, thay đổi thói quen để có chế độ ăn uống hợp lý và lối sống lành mạnh có lợi cho sức khoẻ hơn.

- Sản phẩm giúp hỗ trợ bệnh nhồi máu cơ tim và đau tức ngực thì nên chọn sản phẩm có chứa các hoạt chất như: Coenzyme Q10 , DHA/EPA, dầu lanh , Soy-lecithin , Vitamin E,… Các bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm Bi-Q10 về uống.

MC: Thưa quý vị khán giả! Bây giờ các bác sĩ sẽ dành thời gian để tư vấn cho những thắc mắc của khán giả khắp cả nước của chương trình. Xin mời câu hỏi đầu tiên.

Câu hỏi 1: Bố tôi không bị tai biến mạch máu não mà bị nhồi máu cơ tim, nhưng đã qua được cơn nguy kịch. Nhưng tôi rất sợ bố sẽ tái phát lại lần nữa. Phải làm sao ạ?

Để phòng ngừa tái phát NMCT, trách nhiệm của bản thân người bệnh là theo dõi cân nặng, ngừa thừa cân, béo phì, bỏ hút thuốc lá nếu có... Đồng thời phải kiểm soát huyết áp dưới 140/90mmHg, dưới 130/80mmHg ở bệnh nhân đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính.
Thực hiện nếp sống năng hoạt động thường ngày như chăm sóc cây, làm việc nhà, sử dụng cầu thang bộ, đi xe đạp xen kẽ vào thời gian làm việc... Dần dần, từng bước luyện tập trở lại với công việc đời thường. 

Duy trì và lựa chọn một bài thể dục tự chọn phù hợp tùy từng thể bệnh nặng hay nhẹ (đi bộ, chạy chậm, đi xe đạp). Mỗi ngày tập luyện khoảng 30-60 phút. Dựa vào ý kiến của thầy thuốc khi làm nghiệm pháp điện tâm đồ gắng sức, bản thân người bệnh cũng tự “lắng nghe cơ thể mình”, tập ở mức độ nào mà cơ thể thấy dễ chịu và sau tập khoảng 5 phút thấy huyết áp và mạch trở lại như trước khi tập là đạt yêu cầu. Không lạm dụng thể dục thể thao vì không phải càng tập nhiều càng chóng khỏi bệnh.

Bổ sung thêm thực phẩm chức năng phòng ngừa nhồi máu cơ tim hàng ngày.

Câu hỏi 2: Tôi 35 tuổi, làm việc văn phòng, hay bị đau tức vùng ngực, đêm về ngủ không ngon giấc, thỉnh thoảng bị bóng đè. Đây có phải là đấu hiệu bị nhồi máu cơ tim không ạ? Làm cách nào để phòng tránh.

Những triệu chứng thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim bao gồm:

Đau thắt ngực; Đau ngực lan lên hàm hoặc xuống lưng, cánh tay và bàn tay trái kéo dài nhiều phút hoặc biến mất rồi lại xuất hiện; Khó thở; Đổ mồ hôi; Buồn nôn; Nôn ói; Lo lắng; Ho; Chóng mặt; Tim đập nhanh.

Hiện tượng của bạn có thể là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim. Bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám chính xác hơn và có biện pháp phòng và điều trị.

Cách phòng bệnh nhồi máu cơ tim:

Dinh dưỡng: chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm ngũ cốc, rau, trái cây, thịt nạc. Bạn cũng nên giảm các thực phẩm sau trong chế độ ăn, bao gồm: đường, chất béo bảo hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol. Đặc biệt, một nghiên cứu của tiến sĩ Eric Rimm tại Hoa Kỳ cho thấy việt quất và dâu tây có thể giảm đến 32% tỉ lệ về bệnh tim mạch ở phụ nữ.

Tập thể dục nhiều lần trong tuần sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Nếu bị nhồi máu cơ tim gần đây, bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu một kế hoạch tập thể dục;

Ngưng hút thuốc lá: đây cũng là điều quan trọng. Ngưng hút thuốc lá sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ cơn đau tim và cải thiện sức khỏe tim mạch và hô hấp. Bạn cũng nên tránh hút thuốc lá thụ động.

Câu hỏi 3: Mẹ tôi bị tiểu đường và huyết áp cao. Theo như BS chia sẽ thì bị 2 bệnh này thì rất dễ bị nhồi máu cơ tim phải không thưa bác sỹ? Hiện mẹ tôi đang được điều trị cả thuốc huyết áp và tiểu đường, vậy mẹ tôi có nên dùng thêm TPCN này để hỗ trợ phòng chống biến chứng nhồi máu cơ tim, Giúp tôi?

Đúng như vậy, mẹ bạn bị tiểu đường và cao huyết áp thì rất dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim. Mẹ bạn nên dùng thêm sản phẩm có chứa các hoạt chất như: Coenzyme Q10, DHA/EPA, dầu lan, Soy-lecithin, Vitamin E,… Các bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm Bi-Q10 về uống.

MC: Sau đây là 1 vài lưu ý sơ cứu đối với 1 cơn đau tức ngực do nhồi máu cơ tim gây ra. 

Một cơn đau tim có thể xảy ra bất cứ khi nào, kể cả trong các tình huống oái oăm nhất, vì vậy khi có biểu hiện bắt đầu đau nhói hay mệt mỏi chóng mặt, hãy kêu gọi ngay những người bên cạnh giúp đỡ, ngoài ra hãy nhanh chóng đem thuốc chữa nhồi máu cơ tim uống ngay lập tức.

- Tháo lỏng quần áo: các cơn đau thắt ngực và tim đập liên hồi sẽ khiến các cơ của cơ thể lên cơn co giật, quần áo chật sẽ khiến máu khó lưu thông hơn, vì vậy nên nới lỏng quần áo ra để có thể dễ dàng xử lý hơn, cũng như hô hấp nhân tạo một cách chủ động hơn.

- Tránh không đưa thức ăn và nước uống: Khi có ai đó bị đau tức ngực mà không có thuốc chữa đau thắt ngực bên cạnh mà nạn nhân than khát hoặc muốn ăn chút gì đó thì không nên cho ăn bởi vì như vậy sẽ gây sặc nghẹn vào phổi tắc đường hô hấp gây suy hô hấp. 

- Cuối cùng cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa người bệnh vào bệnh viện sớm để xử trí kịp thời. Nhồi máu cơ tim là bệnh lý cấp cứu tiến triển nhanh và nguy hiểm đên tính mạng. Bệnh nhân cần ý thức và tuân thủ điều trị cũng như tái khám đầy đủ.

MC: Nếu quý vị nào muốn được tư vấn kĩ hơn về tình trạng bệnh của mình hãy gọi đến 0986.890.216. Đội ngũ tư vấn  của chúng tôi luôn lắng nghe và chia sẻ cùng quý vị.

Xin được cảm ơn bác sĩ đã tham gia chương trình. Xin cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong chương trình lần sau.

Viết bình luận