Có cách nào can thiệp trị bệnh tại nhà cho trẻ tự kỷ không?

Muốn chăm sóc trẻ tốt, muốn trẻ phát triển tốt, tránh được bệnh tật thì bạn phải hiểu rõ về bệnh tự kỷ cũng như nguyên nhân trẻ tự kỷ và cách phòng tránh từ đó có được một hệ thống chăm sóc trẻ tốt, phòng tránh được bệnh tự kỷ. Câu hỏi được cha mẹ băn khoăn nhiều nhất là có cách nào để can thiệp trị bệnh tại nhà cho trẻ mắc tự kỷ không? Vậy dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho các bậc cha mẹ về cách chữa bệnh tự kỷ của trẻ tại nhà.
 

 


I. Can thiệp tại nhà trị bệnh tự kỷ ở trẻ


- Phụ huynh và các thành viên khác trong gia đình có thể học cách chơi và tương tác với con cái theo cách thúc đẩy các kỹ năng tương tác xã hội, quản lý hành vi và dạy các kỹ năng sống và giao tiếp hàng ngày.

- Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để nói chuyện, đọc sách hay hát cho con nghe. Điều này sẽ giúp trẻ cảm nhận được tình thương và tạo cảm giác an toàn cho trẻ tự kỷ.

- Khi con làm sai, các bậc phụ huynh không nên quát mắng vì điều này sẽ làm cho trẻ sợ hãi và ảnh hưởng đến tâm lý.

- Khi trẻ hoàn thành một nhiệm vụ hoặc làm một việc có ích, cha mẹ nên khen hoặc thưởng cho trẻ một phần quà nhỏ để trẻ có động lực phát huy tiếp.

 

1. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ

 

  • Tăng chất béo Omega 3


- Não của chúng ta là 60% chất béo, trong đó 20% là axit béo omega 3. Trong thời gian mang thai và giai đoạn sau sinh, nếu không đáp ứng đủ lượng DHA sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển não bộ của trẻ sơ sinh có thể dẫn tới bệnh trẻ tự kỷ.

- Trong giai đoạn “vàng” từ 1 – 3 tuổi là giai đoạn cần bổ sung đầy đủ omega 3 để trẻ có thể phát triển não bộ một cách toàn diện nhất. Omega 3 là một trong những thực phẩm vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng cho trẻ tự kỷ.

- Nghiên cứu DOLAB có nhắc đến việc bổ sung đầy đủ omega 3 sẽ cải thiện được các tình trạng suy giảm trí nhớ, tăng khả năng đọc, và giảm hành vi tiêu cực của trẻ tự kỷ.

- Những thực phẩm giàu omega 3 là cá thu, cá hồi, cá ngừ, cải xoăn, rau bó xôi, cải xanh, súp lơ, rau bina…

 

  • Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất


- Trong quá trình phát triển của trẻ, việc bổ sung đầy đủ vitamin là khoáng chất là điều rất cần thiết để tránh tình trạng trẻ tự kỷ. Sau đây là một số vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của trẻ.

- Vitamin D là một trong những chất xúc tác trong quá trình tổng hợp chất dẫn truyền thần kinh và hệ thống phát triển thần kinh của não bộ . Khi nồng độ vitamin D thấp, khả năng giữ và hình thành các kết nối thần kinh sẽ bị ức chế gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của não bộ.

- Vitamin E giúp bảo vệ các chức năng của não. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng vitamin E có thể giúp giảm căng thẳng trên não thông qua việc cung cấp năng lượng và giảm stress

- Kẽm làm tăng hệ thống miễn dịch trong não, nó giúp trẻ tự kỷ kiểm soát các xung thần kinh.

- Vitamin B6 cũng rất cần thiết trong quá trình phát triển của trẻ. Một trong những dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin B6 là trầm cảm và mất trí nhớ. Nên bổ sung đầy đủ vitamin B6 có thể giúp trẻ có một trí nhớ tốt.

  • Hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, thức uống có gas


- Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí khoa học trực tuyến Plos One cho thấy việc lạm dụng đồ uống có gas có thể làm chậm phát triển não bộ và giảm chất lượng giấc ngủ khiến trẻ có nguy cơ mắc tự kỷ.

- Một nghiên cứu của đại học bang Ohio cho rằng việc ăn thức ăn nhanh ảnh hưởng đến trí não của trẻ, những trẻ ăn thức ăn nhanh thường xuyên có điểm số thấp hơn trong những bài kiểm tra toán, khoa học và tập đọc. 

- Vì vậy, để điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ, ba mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn cũng như nước uống có gas

Giải pháp hỗ trợ điều trị cho trẻ tự kỷ: Super Power Neuro Max Phục Hồi Chức Năng Não Bộ

 

Viên bổ não Super Power Neuro Max được bào chế hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên quý hiếm , đặc biệt có hàm lương citicoline cao giúp cải thiện các vấn đề về não bộ cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ hiệu quả, được B.sĩ Phan Đăng Bình khuyên dùng.

    

Đối tượng sử dụng:

  •  Những người muốn tăng cường sức khoẻ về tinh thần, thần kinh, não, tăng cường trí nhớ.
  •  Người bị rối loạn nhận thức, tâm thần phân liệt, trẻ bị tự kỷ, rối loạn tăng động, suy nhược thần kinh.
  •  Người bị mất ngủ, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau nửa đầu, thiểu năng tuần hoàn não, bị bệnh lý về não, thần kinh.
  •  Người trưởng thành bị suy giảm trí nhớ như: người già, bệnh Alzheimer, Parkinson
  •  Những người mắc các di chứng sau chấn thương não như: Động kinh, tai nạn, phẫu thuật não, tai biến mạch máu não, đột quỵ, liệt nửa người, liệt mặt, tê bì chân tay


>>> Chi tiết sản phẩm xem TẠI ĐÂY
 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072


II. Nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ
 

1. Di truyền
 

- Nhiều ý kiến cho rằng gen đóng một vai trò trong sự hình thành và phát triển của bệnh tự kỷ ở trẻ. Sự phát triển thiếu hài hòa của não bộ do một số gen gây ra làm tổn thương não bộ. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng gen bị lỗi có thể làm cho một người dễ mắc chứng trẻ tự kỷ hơn khi có thêm các yếu tố khác tác động, chẳng hạn như mất cân bằng hóa học, virus hoặc hóa chất hoặc thiếu oxy khi sinh.

 

2. Ảnh hưởng của quá trình mang thai
 

- Trong quá trình mang thai, mẹ tiếp xúc thường xuyên với nhiều chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy… làm tăng nguy cơ bệnh tử kỷ ở trẻ sau khi sinh ra.

- Một số nguyên nhân gây bệnh tự kỷ ở trẻ có thể kể đến như do người mẹ mắc virus Rubella trong thời kỳ mang thai, điều này làm cho não của thai nhi kém phát triển, gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ.Một số bệnh lý tuyến giáp gây thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong kỳ thai nghén cũng được giới chuyên môn khẳng định làm thay đổi não thai nhi, dẫn tới bệnh tự kỷ ở trẻ.

- Nguyên nhân do người mẹ mắc tiểu đường và béo phì, và sử dụng thuốc chống co giật, thalidomide và axit valproic trong khi mang thai. 


3. Yếu tố môi trường 


- Yếu tố môi trường không thuận lợi làm tăng nguy cơ bệnh tự kỷ ở trẻ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường. Trong thời kỳ mang thai là người mẹ sử dụng rượu, bia, chất kích thích gây ra ảnh hưởng đến quá trình phát triển ở trẻ và dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ. 

- Khi mang thai người mẹ tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm, đặc biệt là kim loại nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ. Các tác nhân môi trường có thể bao gồm flavonoid trong thực phẩm, khói thuốc lá và hầu hết thuốc diệt cỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ.


4. Sự giáo dục của gia đình
 

- Gia đình bỏ mặc ít dạy dỗ quan tâm cũng là một trong số những yếu tố dẫn đến bệnh tự kỷ ở trẻ. Gia đình là một nhân tố rất quan trọng trong môi trường gần nhất của trẻ, mọi thành viên trong gia đình đều tiếp xúc với trẻ hàng ngày, kích thích sự phát triển về mọi mặt của trẻ đặc biệt là ngôn ngữ và kỹ năng nhận biết về môi trường xung quanh trẻ và những nhu cầu riêng biệt của trẻ.

- Các thành viên trong gia đình chính là người đầu tiên có thể tạo cơ hội giúp trẻ hình thành các quan hệ xã hội, là hình mẫu cho trẻ về cách ứng xử. Cách sống và cách tổ chức cuộc sống trong gia đình tốt sẽ khuyến khích, nuôi dưỡng sự phát triển những tính cách tích cực ở trẻ.

 

III.  Cách phòng tránh tự kỷ ở trẻ em


Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ, các bậc cha mẹ phải biết cách phòng tránh bệnh tự kỷ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

1. Khám thai định kỳ

- Khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ giúp tìm hiểu sức khỏe của người mẹ và phát hiện sớm những bệnh lý, tình trạng bất thường của mẹ có thể gây tổn thương não cho thai nhi.

2. Tạo môi trường tốt nhất cho sự phát triển của trẻ

- Các yếu tố phát triển của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến trẻ. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để cùng con tham gia, vui chơi để con phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

- Trong những năm đầu đời, cha mẹ phải thường xuyên giao tiếp, trò chuyện với con để khuyến khích con biết nói sớm. Ngoài ra, thường xuyên cùng trẻ tập thể dục cũng là biện pháp mà cha mẹ nên thực hiện hàng ngày để phòng tránh bệnh tự kỷ ở trẻ.

3. Kiểm soát sức khỏe thường xuyên trong những năm đầu đời

- Kiểm soát sức khỏe trẻ sơ sinh là quan trọng để phát hiện sớm các nguy cơ bệnh tật của trẻ. Từ đó, đưa ra những biện pháp can thiệp kịp thời để chấm dứt sự tiến triển của bệnh và giúp trẻ phát triển bình thường như những đứa trẻ khác.


Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết của chúng tôi - Liên hệ ngay 0978-307-072 để được TƯ VẤN chi tiết hơn về bệnh TỰ KỶ ở trẻ 

Viết bình luận