Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu - BNC medipharm

Bạn bị thoái hóa đốt sống cổ, bạn được mách dùng ngải cứu, bạn chưa biết làm thế nào? Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu là câu hỏi của nhiều người. Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải do thói quen ăn uống sinh hoạt không tốt. Những đối tượng thường mắc phải như nhân viên văn phòng, những người lao động nặng,… Thoái hóa đốt sống cổ cũng có nhiều cách điều trị khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu như thế nào.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu

* Cách chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu

Từ xa xưa, phương pháp chữa bệnh bằng thuốc nam đã được người bệnh tin tưởng áp dụng. Đó là những bài thuốc được đúc rút ra từ những kinh nghiệm quý báu của cha ông ta. Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu là một trong những bài thuốc như vậy.

Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng dây thần kinh bị chèn ép, máu không lưu thông được gây ra các hiện tượng tê buốt, đau nhức các vùng quanh cổ và xương bả vai… Trong y học cổ truyền Việt Nam các cây thuốc dùng để chữa bệnh thoái hóa đốt sống cổ: cây lá lốt, cây ngải cứu, cây trinh nữ, cây cỏ xước.

+ Nguyên liệu:

- Lấy rễ, lá, thân cây lá lốt và ngải cứu rửa sạch, phơi tái, băm nhỏ và sao vàng.

- Thân cây trinh nữ và tất cả phần cây cỏ xước đem phơi khô

Cách làm: phơi khô rồi đem băm nhỏ các cây thuốc trên, sao vàng để vào túi dùng dần. Mỗi ngày dùng 150g nguyên liệu trêm pha như trà để uống. Khi uống có thể thêm cam thảo hoặc gừng tươi cho dễ uống. Uống liên tụ trong vòng 3 tháng sẽ cho bạn kết quả tốt nhất.

+ Nguyên liệu: Lá lốt, cây xấu hổ, nước và lá đinh lăng

Cách làm: Bạn hãy lấy cây lá lốt rửa sạch cả thân và rễ, sau đó mang đi cắt nhỏ ra rồi phơi khô. Cây xấu hổ và lá đinh lăng phơi khô, sau đó bạn hãy lấy lá lốt, cây đinh lăng, và cây xấu hổ đem đi đun nước để uống trong ngày. Các cơn đau nhức sẽ nhanh chóng giảm đi.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu

+ Bài thuốc uống từ ngải cứu và mật ong

Chuẩn bị: 300g ngải cứu , mật ong 2 thìa

Thực hiện: đem rửa sạch là ngải cứu, để ráo nước rồi giã nát. Sau đó, lọc lấy phần nước rồi thêm 2 muỗng mật ông vào uống. Nên thực hiện cách này đều đặn, ngày 2 lần sáng và chiều, liên tục từ 10-15 ngày, bạn sẽ thấy tình trạng đau lưng chuyển biến rõ rệt.

+ Bài thuốc đắp từ ngải cứu và muối hạt

Chuẩn bị 300g ngải cứu, 1 thìa muối hạt, 1 khăn vải sạch

Cách làm: Ngải cứu đem rửa sạch đem trộn với muối hạt rồi cho vào chảo sao nóng. Khi được, bọc hỗn hợp trên lại bằng khăn vải rồi chườm trực tiếp lên vùng bị đau mỗi tối trước khi ngủ. Hiệu quả cách làm này được nhận thấy ngay tức thì, thực hiện liên tục trong vòng 2 tuần, đảm bảo cơn đau lưng do gai cột sống của bạn sẽ bị xóa sổ.

+ Bài thuốc đắp từ ngải cứu và dấm

Chuẩn bị: 300g ngải cứu, 200 ml dấm gạo, lá chuối khô hoặc khăn vải.

Cách thực hiện: rửa sạch ngải cứu sau đó đem đun nóng cùng dấm, tiếp đó, lọc lấy bã rồi bọc lại bằng lá chuối khô (nếu không có là chuối có thể dùng khăn vải mỏng, sạch). Đắp bọc kia lên vùng lưng bị gai cột sống trong vòng 20 phút, có thể cố định bằng băng gạc. Với cách làm này, chỉ qua 3-4 lần thực hiện, tình trạng đau lưng do gai cột sống sẽ được cải thiện rõ rệt.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu

+ Bài thuốc chườm nóng từ ngải cứu và dấm gạo

Nguyên liệu: ngải cứu 300g, dấm 200ml, 1 khăn vải sạch.

Cách làm: ngải cứu rửa sạch, giã nát rồi lọc lấy bã, bọc lại trong khăn vải sạch. Dấm gạo đun lên cho nóng ấm. Thực hiện nhúng ngải cứu vào nước dấm nóng rồi chườm trực tiếp lên lưng, theo dọc chiều dài sống lưng, hai bên bả vai, thắt lưng và vùng xương chậu. Xoa kĩ những phần mọc gai cột sống. Nếu nước dấm nguội trong quá trình thực hiện hãy hâm nóng lại, bởi nước dấm nóng có hiệu quả hơn và quyết định lớn đến hiệu quả của phương pháp này.

Chữa bệnh bằng dấm và ngải cứu nên thực hiện mỗi ngày 1 lần trước lúc đi ngủ. Nên thực hiện đều đặn trong 2 tuần, bạn sẽ thấy các cơn đau được đẩy lùi nhanh chóng, cơ thể thoải mái, hoạt động đi lại dễ dàng, có giấc ngủ ngon và sâu.

* Tìm hiểu thêm về bệnh thoái hóa đốt sống cổ

1. Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ

+ Tuổi tác: Những người ở độ tuổi từ 40 – 50 tuổi trở lên dễ xuất hiện những dấu hiệu mắc bệnh. Nguyên nhân là do xương khớp đang bắt đầu dần yếu kém, bị bào mòn và lão hóa theo thời gian. Đây là yếu tố tự nhiên khiến chúng ta rất khó tránh khỏi.

+ Do công việc: những người phải làm những công việc bê vác nặng nhọc, hay cúi, ngửa cổ nhiều hoặc duy trì 1 tư thế làm việc sẽ gây ảnh hưởng tới xương khớp và làm thúc đẩy quá trình thoái hóa hơn.

+ Gặp chấn thương: Ở người có tiền sử về chấn thương tại cổ do ngã, tai nạn xe cộ… nếu không được điều trị, uống thuốc đúng lúc sẽ làm tổn xương khớp vùng cổ. Cộng thêm vào đó là hằng ngày vận động cổ sẽ làm gia tăng nguy cơ bị bệnh thoái hóa.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu

+ Không cung cấp đẩy đủ dinh dưỡng: Trong chế độ ăn uống hằng ngày, bạn cần phải cân nhắc nên ăn gì tốt để tránh không bổ sung đầy đủ những dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là canxi cho xương, từ đó là lý giải tại sao bạn bị thoái hóa đốt sống cổ. Và đây cũng là nguyên nhân chủ chốt hình thành nên căn bệnh loãng xương.

+ Chơi thể thao hoặc tập luyện quá sức: Đây cũng là nguyên nhân gây ra bệnh mà cần được nhắc tới. Đa số là ở những người yêu thích, đam mê các môn thể thao hay vận động viên. Do tập luyện quá sức hoặc không đúng cách thức dẫn tới chấn thương và làm quá trình xương khớp lão hóa diễn ra mau chóng hơn.

+ Mắc các bệnh lý về xương khớp: Người bị mắc bệnh xương khớp ở cổ dễ có nguy cơ biến chứng sang thoái hóa như: Thoát vị đĩa đệm; Thoái hóa khớp; Đau dây thần kinh tọa; Gai cột sống;

Bên cạnh đó, còn có một vài nguyên nhân gây bệnh khác ngoài các yếu tố kể trên: phụ nữ mang thai.

2. Tác hại của thoái hóa đốt sống cổ gây ra

+ Đau ngực: Biểu hiện của loại triệu chứng này thường là đau bầu ngực và đau dai dẳng một bên cơ ngực, khi kiểm tra người bệnh có thể phát hiện ra phần cơ ngực của mình khi bị ấn có cảm giác đau dữ dội. Hiện tượng này có liên quan đến gốc thần kinh của cột sống cổ số 6 và 7 phải chịu sức ép của các gai xương.

+ Hội chứng cột sống cổ: Khi mắc hội chứng này người bệnh sẽ có những biểu hiện như đau phần trước tim, tức ngực, rối loạn nhịp tim và thay đổi đoạn ST trong điện tâm đồ, nhưng những người có biểu hiện trên thường bị chẩn đoán nhầm sang bệnh tim mạch vành. Những biểu hiện thực chất là do gốc thần kinh của vai và cổ phải chịu sức ép và kích thích của các gai xương cổ, vai.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu

+ Bệnh thoái đốt sống cổ kèm cao huyết áp: Loại bệnh thoái hóa đốt sống cổ này có thể khiến huyết áp tăng cao hoặc giảm xuống, trong đó sẽ thường gặp trường hợp làm tăng huyết áp nhiều hơn, đây được gọi là “Bệnh thoái đốt sống cổ kèm cao huyết áp”. Do bệnh cao huyết áp và thoái hóa đốt sống cổ đều là các bệnh thường gặp ở những người cao tuổi nên hai loại bệnh này thường tồn tại cũng lúc với nhau.

+ Liệt tứ chi: Ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ bị tê chân, chân đau đớn, chân đi ngắt quãng, có những người bệnh khi đi bộ còn có cảm giác như dẵm lên bông vậy, một số trường hợp đặc biệt người bệnh còn gặp trở ngại khi đại tiểu tiện ví dụ như đi tiểu nhiều lần, tiểu gấp, đi tiểu khó khăn hoặc là không tự chủ được trong việc này,… Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên là do phần đốt sống cổ phải chịu kích thích và sức ép của các gai xương, dẫn đến chân hoạt động rất khó khăn và có cảm giác bị cảm trở.

+ Nhai nuốt khó khăn: Khi nuốt một thứ gì đó bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như cảm giác ứ nghẹn, cảm giác trong thực quản có vật lạ, một số ít người sẽ có biểu hiện buồn nôn, nôn mửa, khàn tiếng, ho khan, tức ngực,… Đây là do phần phía trước của đốt cổ trực tiếp đè lên vách sau của thực quản dẫn đến thực quản bị thu hẹp lại, cũng có khả năng là do các gai xương hình thành quá nhanh khiến cho các mô mềm xung quanh thực quản phải chịu những kích thích mạnh dẫn đến việc nhai nuốt khó khăn.

+ Gặp trở ngại về thị lực: Loại trở ngại này được biểu hiện qua các triệu chứng như suy giảm thị lực, mắt sưng đau, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, độ lớn nhỏ của đồng tử không đồng đều, thậm chí còn có thể gặp trường hợp tầm nhìn bị thu nhỏ lại và thị lực giảm mạnh, có một số người còn có thể bị mù. Nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng trên là do ở những người bị mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ các dây thần kinh chính và các động mạch cơ sở của cổ không được cung cấp đủ máu dẫn đến việc trung tâm thị giác ở thùy chẩm của đại não bị thiếu máu.

Chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu

3. Cách phòng bệnh thoái hóa đốt sống cổ

Bạn có thể phòng bệnh hoặc kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu lưu ý vài điều sau đây:

+ Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe;

+ Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê;

+ Nghỉ ngơi thường xuyên;

+ Hạn chế cử động cổ;

+ Tập các bài tập chuyển động cổ và tăng sức bền;

+ Duy trì tư thế tốt trong khi ngồi và đi bộ;

+ Giảm thiểu chấn thương cột sống cổ;

+ Tránh các môn thể thao đối kháng;

+ Tập luyện thường xuyên và giữ cho trọng lượng cơ thể lý tưởng.

4. Cách điều trị thoái hóa đốt sống cổ

+ Dùng các phương pháp dân gian như thuốc nam, thuốc bắc.

+ Tập luyện các bài tập giúp điều trị thoái hóa đốt sống cổ.

+ Bác sĩ thường dùng nẹp cổ để hạn chế chuyển động cổ và giúp giảm đau. Tuy nhiên, sử dụng nẹp cổ quá lâu sẽ làm yếu cơ cổ. Bạn không nên tự ý nẹp cổ mà không có hướng dẫn của bác sĩ. Nếu bị đau đột ngột, người bệnh cần nghỉ ngơi và dùng thuốc theo toa (thuốc gây tê và các loại thuốc kháng viêm). Bác sĩ có thể kê thêm thuốc giãn cơ nhưng chỉ với liều lượng ít và trong thời gian ngắn. Sau khi hết đau, bạn có thể bắt đầu các bài tập cổ luân phiên khi sử dụng nẹp cổ. Các bài tập để di chuyển cổ giúp tăng chuyển động và sức dẻo dai. Bạn nên lưu ý, nắn chỉnh cột sống không được khuyến cáo cho bệnh lý này.

+ Dùng thực phẩm chức năng giúp điều trị thoái hóa đốt sống cổ: Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp điều trị thoái hóa đốt sống cổ. Sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng phải kể đến Bi-Jcare bổ  xương khớp của Mỹ.

Bi-Jcare – Sức khỏe xương khớp cho mọi nhà

Bi-Jcare

Bi-Jcare hiệu quả cao và an toàn cho:

- Người bị thoát vị đĩa đệm.

- Người bị bong gân, giãn dây chằng

- Người bị viêm khớp cấp và mãn tính

- Người bị thoái hóa khớp, tổn thương khớp.

- Người bị khô khớp, ít dịch nhờn khớp

Bi-Jcare - Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.

Xem thêm trên Website tại: >>> TPCN Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu chữa thoái hóa đốt sống cổ bằng ngải cứu như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận