Bạn bị đau dạ dày, bạn muốn tìm cách chữa đau dạ dày mà không dùng thuốc, bạn chưa biết cách nào. Chữa đau dạ dày không dùng thuốc là câu hỏi của nhiều người. Đau dạ dày là tình trạng rất phổ biến ở nước ta, bệnh ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, việc phát hiện đúng triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu xem chữa đau dạ dày không cần dùng thuốc như thế nào.
* Chữa đau dạ dày không cần dùng thuốc
Với các phương pháp tự nhiên dưới đây, bạn sẽ không cần phải dùng đến thuốc mà vẫn có thể thoát khỏi các cơn đau này trong nháy mắt.
+ Mù tạt:
Nghe có vẻ hơi khó tin nhưng sử dụng một muỗng canh mù tạt trong bữa ăn hằng ngày là sự bổ sung tuyệt vời cho chế độ ăn uống của bạn. Nó có một số tác dụng chống viêm và kháng acid mạnh, có thể làm giảm hoặc thậm chí chữa lành các cơn đau dạ dày.
+ Bạc hà:
Tinh dầu bạc hà là một chất chống co thắt rất mạnh giúp làm dịu các đơn đau ở bụng. Nó có thể giải quyết các vấn đề của hệ tiêu hóa như ợ nóng, khó tiêu, chuột rút, buồn nôn và thậm chí cả hội chứng ruột kích thích (IBS).
+ Chế độ ăn CRAP (anh đào, nho khô, mơ và mận):
Trong khi BRAT tốt cho chứng buồn nôn và tiêu chảy, thực phẩm trong chế độ ăn CRAP là những món ăn nhẹ lành mạnh chứa rất nhiều chất xơ giúp làm dịu cơn đau.
+ Gạo:
Cùng với khoai tây, yến mạch và các loại thực phẩm tinh bột khác, gạo dễ tiêu hóa và nó có tác dụng làm dịu cơn đau. Các loại thực phẩm này không ở lại lâu trong dạ dày và không kích thích trào ngược axit.
+ Chườm nóng:
Một túi chườm nóng đặt trên vùng bụng có thể giúp thư giãn cơ bắp, giảm đau, căng thẳng và chuột rút. Bạn cũng có thể sử dụng một chai nước nóng, chăn điện nóng,... Đặt nó lên phần dạ dày của bạn trong vài phút để cảm thấy dễ chịu hơn.
+ Sữa chua:
Thành phần probiotic trong sữa chua giúp nâng cao hệ miễn dịch. Sữa chua có chứa các vi khuẩn lên men tự nhiên làm giảm sự khó chịu ở đường tiêu hóa. Tốt hơn hết là bạn nên ăn sữa chua không đường. Ngoài ra bạn cũng có thể ăn kèm thêm một ít mật ong.
+ Gừng:
Gừng là loại thực phẩm có ảnh hưởng đáng kinh ngạc đến sức khỏe dạ dày, giúp làm giảm viêm giống như các loại thuốc aspirin, ibuprofen... Ngoài ra, nó thúc đẩy lưu thông máu, hỗ trợ tiêu hóa, giúp hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Gừng cũng ngăn ngừa khí và thư giãn các cơ ở đường ruột, giúp giảm đau dạ dày.
+ Ớt:
Ăn ớt có thể giúp bạn giải quyết vấn đề về dạ dày bằng nhiều cách. Đây là loại thực phẩm gây tê tự nhiên và có thể làm giảm cơn đau cũng như sự khó chịu trong dạ dày của bạn. Ngoài ra, nó còn có thể làm giảm độ chua, chống lại loét dạ dày tá tràng và tiêu diệt một số loại vi khuẩn có hại. Bên cạnh đó, ăn ớt giúp tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn. Tuy nhiên, bạn nên ăn ở mức độ vừa phải và ăn kèm các thực phẩm khác.
+ Yoga:
Nhiều tư thế yoga có thể giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa và tăng nhu động ruột cũng như quá trình chuyển động thức ăn qua đường ruột. Ngoài ra, nó làm giảm sự căng thẳng – nguyên nhân có thể gây ra rối loạn dạ dày như hội chứng ruột kích thích. Chẳng hạn, tư thế gập gối (Apanasana) có thể giúp bạn giảm đau và đầy hơi còn tư thế vặn mình (Supine Twist) sẽ làm dịu vùng bụng.
+ Tinh dầu:
Phương pháp này có thể đánh bại nhiều nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày như: đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, hội chứng ruột kích thích và thậm chí là đau bụng kinh. Bạc hà, gừng, húng quế, thì là, dừa và các loại dầu khác có thể giảm đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa. Chỉ cần thoa một vài giọt lên bụng và xoa bóp nhẹ nhàng, bạn sẽ nhận thấy điều khác biệt. Ngoài ra, tinh dầu cũng có thể làm tăng tâm trạng của bạn.
+ Nước chanh ấm:
Một ly nước chanh lạnh sẽ rất tuyệt cho những ngày nắng nóng và còn có thể làm giảm đau dạ dày. Vì nước chanh có tính axit nên chỉ nên dùng để điều trị chứng khó tiêu. Bạn không nên uống nước chanh nếu bị ợ nóng. Khi bị khó tiêu, bạn sẽ luôn cảm thấy khó chịu do cảm giác đầy bụng. Nước chanh kích thích sản xuất axit giúp tiêu hóa thức ăn và giúp thức ăn di chuyển dọc theo hệ tiêu hóa. Chỉ cần vắt nửa quả chanh vào một ly nước nóng rồi thêm một ít đường là bạn đã có thức uống tốt nhất cho bệnh đau dạ dày. Không được dùng quá nhiều chanh hoặc đường vì nó có thể gây một số ảnh hưởng lên cơn đau của bạn. Bạn cũng có thể thay thế đường bằng mật ong để giúp làm dịu cơn đau dạ dày hiệu quả hơn.
+ Giấm táo:
Giấm táo là một phương thuốc lâu đời chữa bệnh đau dạ dày. Không có nhiều nghiên cứu về cơ chế hoạt động của các thành phần hóa học trong giấm táo. Một giả thuyết giải thích rằng giấm táo có tính axit yếu hơn axit dạ dày, do đó giúp cân bằng sự tiết axit dạ dày đồng thời làm ly giải chất béo gây ra chứng khó tiêu. Bạn có thể pha loãng giấm táo với nước và một muỗng cà phê mật ong để dễ uống hơn.
+ Chế độ ăn BRAT (chuối, gạo, sốt táo và bánh mì):
Sự kết hợp này là chế độ ăn hoàn hảo cho những người bị khó chịu ở dạ dày do buồn nôn hay tiêu chảy. Tất cả thức ăn trong chế độ BRAT đều ít chất xơ, không mặn, cay. Chế độ ăn lạt này rất hữu ích khi bạn cảm thấy không khỏe nhưng vẫn có đủ những chất dinh dưỡng thiết yếu. Ăn kèm chung với một chút bánh mì có thể giúp hấp thu những độc chất trong dạ dày, từ đó làm giảm đau dạ dày.
Trên đây là một số phương pháp chữa đau dạ dày không dùng thuốc. Nếu bạn đã áp dụng những phương pháp trên mà không khỏi thì bạn nên tham khảo những sản phẩm giúp chữa trị đau dạ dày như Prilosec OTC.
Prilosec OTC™ là một sản phẩm áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị. Prilosec OTC™ chỉ định điều trị triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. Nó không có kết qủa ngay mà phải điều trị 1 đợt 14 ngày mới cho hiệu quả rõ rệt.
Prilosec OTC™ chỉ định điều trị triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. Nó không có kết qủa ngay mà phải điều trị 1 đợt 14 ngày mới cho hiệu quả rõ rệt.
* Hướng dẫn sử dụng: uống ngày 1 viên/lần với cốc nước trước khi ăn sáng. Uống hàng ngày, đợt điều trị tối thiểu là 14 ngày. Không được dùng quá liều 1 viên/ngày. Không được nhai viên thuốc. Không được nghiền viên thuốc ra và trộn với thức ăn. Không được dùng quá 14 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Điều trị nhắc lại: bạn có thể dùng nhắc lại liệu trình điều trị 14 ngày sau chu kỳ 4 tháng một hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trẻ em dưới 18 tuổi hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Đọc hướng dẫn và các cảnh báo trước khi sử dụng
* Cảnh báo:
- Không nên dùng nếu bạn bị dị ứng với omepraxole. Không nên dùng sản phẩm này nếu bạn có vấn đề trong việc nuốt thức ăn, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu hoặc phân đen. Những triệu chứng này là triệu chứng nặng của tổn thương đường tiêu hóa, bạn nên đến khám bác sĩ để có chỉ định điều trị.
* Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nếu bạn có các vấn đề sau:
- Có hiện tượng ợ hơi, ợ chua kéo dài trên 3 tháng, ợ hơi, ợ chua kèm hoa mắt chóng mặt, ra mồ hôi….Đau ngực, đau vai với các cơn thở nhanh, ra mồ hôi, đau lan tỏa xuống cánh tay, cổ, hoặc vai, hoa mắt chóng mặt. Thường xuyên đau ngực, thở khò khè, sụt cân, nôn và buồn nôn, đau bụng…
- Hỏi ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi sử dụng thực phẩm chức năng Mỹ Prilosec OTC™ 20.6 mg nếu bạn đang dùng các thuốc wafarin (cầm máu), các thuốc chống nấm, thuốc ngủ diazepam, digoxin, tacrolimus, atazanavir
- Dừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu ợ hơi, ợ chua không thuyên giảm. Nếu bạn cần dùng thêm quá 14 ngày. Bạn cần điều trị nhắc lại sau 4 tháng
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú hỏi bác sĩ trước khi sử dụng. Để xa tầm với của trẻ em
* Thành phần chính: Omeprazole Magnesium Delayed-Release Tablet 20.6 Mg (equiv. to 20mg omeprazole - acid reducer)
* Thành phần khác: Glyceryl Monostearate, Hydroxypropyl Cellulose, Hypromellose, Iron Oxide, Magnesium Stearate, Methacrylic Acid Copolymer, Microcrystalline Cellulose, Paraffin, Polyethylene Glycol 6000, Polysorbate 80, Polyvinylpyrrolidone, Sodium Stearyl Fumarate, Starch, Sucrose, Talc, Titanium Dioxide, Triethyl Citrate
* Chú ý khi sử dụng thuốc trị bao tử Prilosec OTC 20.6mg:
- Không được dùng quá liều 1 viên/ngày.
- Không được nhai viên thuốc.
- Không được nghiền viên thuốc ra và trộn với thức ăn.
- Không được dùng quá 14 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
- Không nên dùng nếu bạn bị dị ứng với omepraxole.
- Không nên dùng sản phẩm này nếu bạn có vấn đề trong việc nuốt thức ăn, nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu hoặc phân đen, bạn nên đến khám bác sĩ để có chỉ định điều trị.
- Hỏi ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước khi sử dụng thuốc này nếu bạn đang dùng các thuốc wafarin (cầm máu), các thuốc chống nấm, thuốc ngủ diazepam, digoxin, tacrolimus, atazanavir.
- Dừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu ợ hơi, ợ chua không thuyên giảm. Nếu bạn cần dùng thêm quá 14 ngày. Bạn cần điều trị nhắc lại sau 4 tháng
- Phụ nữ có thai hoặc cho con bú hỏi bác sĩ trước khi sử dụng.
- Để xa tầm với của trẻ em
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại: >>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày
* Tìm hiểu thêm về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh đau dạ dày
1. Bệnh đau dạ dày là gì?
Để hiểu rõ về bệnh đau dạ dày, người bệnh cần nắm được: Về giải phẫu, dạ dày là túi đựng thức ăn nối thực quản với tá tràng. Dung lượng dạ dày có thể chứa được 1-1,5 lít, gồm 2 phần: Phần đứng là thân dạ dày, phần ngang là hang vị. Cấu tạo thành dạ dày gồm 4 lớp, từ ngoài vào trong gồm: thanh mạc; Lớp cơ: Gồm 3 lớp nhỏ (cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo); Hạ niêm mạc; Niêm mạc: Phân cách với lớp hạ niêm mạc bởi lớp cơ trơn.
Mạch máu của dạ dày: Dạ dày được nuôi dưỡng bởi động mạch từ thân tạng tới tạo nên hai vòng cung: Vòng cung nhỏ dọc theo bờ cong nhỏ; Vòng cung lớn dọc theo bờ cong lớn. Thần kinh chi phối dạ dày: Là đám rối Meissner và Auerbach. Thần kinh phó giao cảm cholinergic (là dây thần kinh số X) và thần kinh giao cảm adrenergic (thần kinh tạng).
2. Nguyên nhân gây đau dạ dày phổ biến
Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện rằng nguyên nhân của bệnh đau dạ dày rất đa dạng, có thể do 1 hoặc nhiều yếu tố khác cùng nhau gây nên. Cụ thể:
- Thói quen sinh hoạt: Uống nhiều rượu, bia, hút thuốc lá, ăn không đúng giờ, để bụng quá no hoặc quá đói… là những lý do mang bệnh đau dạ dày đến gần bạn hơn.
- Nhiễm các loại nấm, vi khuẩn: Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): 80% người bị đau, viêm loét dạ dày là do nhiễm vi khuẩn HP. Nhiễm nấm và các loại ký sinh trùng (thường là loại anisakis)
- Nguyên nhân khác: Lạm dụng kháng sinh thuốc giảm đau gây viêm loét dạ dày, bào mòn dạ dày.
- Căng thẳng, stress: khiến dạ dày bị áp lực dẫn tới đau nhức
- Trào ngược dịch mật, thiếu máu ác tính, tổn thương trong dạ dày,... tạo nên các lớp viêm loét gây đau dạ dày.
3. Những triệu chứng đau dạ dày điển hình
Tỷ lệ mắc bệnh đau dạ dày ở nước ta hiện nay chiếm hơn 7% dân số. Tùy vào tình trạng mà triệu chứng ở mỗi người là khác nhau, phổ biến nhất là:
- Đầy bụng, ậm ạch khó tiêu: Đây là triệu chứng phổ biến của bệnh đau dạ dày, người bệnh sẽ có cảm giác đầy hơi, chướng bụng kể cả sau khi ăn đã lâu.
- Đau thượng vị: Cơn đau vùng trên rốn xuất hiện bất thường, tần suất và mức độ ngày càng tăng.
- Giảm cân đột ngột: Dạ dày bị tổn thương sẽ khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém đi, người bệnh giảm cân đột ngột.
- Nôn và buồn nôn, ợ chua, ợ hơi: Thức ăn không được tiêu hóa hết gây ra chứng trào ngược, gây ợ hơi, ợ chua và buồn nôn. Cần xử lý sớm triệu chứng này, tránh để xảy ra nhiều lần sẽ gây rách niêm mạc thanh quản, mất nước và tụt huyết áp...
- Đi tiêu phân đen, nôn ra máu: Hiện tượng xảy ra khi máu thoát khỏi thành mạch của dạ dày chảy vào ống tiêu hóa. Triệu chứng này rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh tử vong sau ít phút.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách chữa đau dạ dày không dùng thuốc như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân, cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Viết bình luận