Tiểu đường là căn bệnh thường gặp hiện nay và nhiều người mắc phải. Tiểu đường có thể gây ra những biến chứng ở mắt như bệnh võng mạc, xuất huyết mạch máu nhỏ vùng đáy mắt, làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não gây di chứng liệt hoặc tử vong,... Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết xem chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm, các biến chứng thường gặp ở bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa bệnh tiểu đường ra sao.
1. Chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm?
Với người bình thường, chưa được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, nếu chỉ số đường huyết lúc đói vượt trên 7 mmol/L tức khoảng trên 126 mg/dL, nguy cơ mắc bệnh là khá cao. Kết quả chỉ số đường huyết an toàn dao động từ 4,0 – 5,9 mmol/L (72 – 108 mg/dL).
Vậy đối với người bình thường, chỉ số đường huyết lúc đói tăng cao có thể là báo hiệu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:
6,1 – 7 mmol/L (110 – 126 mg/dL): có thể bạn đang ở giai đoạn tiền tiểu đường. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh tránh để tiến triển thành bệnh tiểu đường.
Từ 7 mmol/L (126 mg/dL) trở lên: có thể mắc bệnh tiểu đường. Để kết quả chính xác nhất, cần đo hai lần liên tiếp. Nếu lần đo thứ hai chỉ số đường huyết khoảng 6,1 mmol/L (110 mg/dL), bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Vậy chỉ số tiểu đường bao nhiêu là nguy hiểm? Theo công bố của Đại học Michigan, chỉ số đường huyết trên 300 mg/dL có thể gây nguy hại. Nếu bạn có hai hoặc nhiều lần liên tiếp có kết quả trên 300 mg/dL trong một lần đo, hãy liên hệ ngay với bác sĩ bởi vì trong những trường hợp nghiêm trọng, lượng đường trong máu quá cao (trên 300 mg/dL) có thể dẫn đến hôn mê.
Chỉ số đường huyết cao khi kết quả đo nằm trong khoảng từ 180 đến 250 mg/dL. Chỉ số đường huyết thấp khi kết quả đo dưới 70 mg/dL.
Mức đường huyết trên 250 mg/dL hoặc dưới 50 mg/dL được xem là nằm trong khoảng nguy hiểm và cần được điều trị cấp cứu y tế kịp thời.
2. Các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường
+ Bệnh thận đái tháo đường:
Nguyên nhân chính gây ra suy thận mạn ở người bệnh tiểu đường. Bệnh xuất hiện khi màng đáy cầu thận dày lên, tăng sinh gian mạch và xơ cứng cầu thận. Những thay đổi này gây tăng áp lực cầu thận và suy giảm dần mức lọc cầu thận. Bệnh thận đi kèm tăng huyết áp đẩy nhanh tiến triển bệnh. Bệnh thường không có triệu chứng cho tới khi hội chứng thận hư hoặc suy thận mạn.
+ Bệnh võng mạc đái tháo đường:
Nguyên nhân phổ biến gây mù lòa ở bệnh nhân tiểu đường. Bệnh xuất hiện khi mạch máu nhỏ tổn thương, phình mao mạch võng mạc (bệnh võng mạc nền) gây tăng sinh mạch máu (bệnh võng mạc tăng sinh) và phù hoàng điểm. Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn sớm, các triệu chứng thấy rõ khi bệnh tiến triển nặng bao gồm: nhìn mờ, bong thủy tinh thể, bong võng mạc, mất thị lực một phần hoặc toàn bộ. Để phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường, người bệnh phải kiểm tra võng mạc thường xuyên hàng năm. Nếu được phát hiện sớm, tỷ lệ điều trị thành công cao, ngăn ngừa mất thị lực.
+ Bệnh mạch máu lớn:
Xơ vữa động mạch ở mạch máu lớn là hậu quả của tăng insulin máu, rối loạn lipid máu, và tăng đường huyết, đặc trưng của đái tháo đường. Biểu hiện là
Đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim
Thiếu máu não thoáng qua và đột quị
Bệnh động mạch ngoại biên
+ Bệnh thần kinh đái tháo đường:
Là hậu quả của thiếu máu thần kinh do bệnh vi mạch, ảnh hưởng trực tiếp của đường huyết lên tế bào thần kinh và những thay đổi trao đổi chất nội bào làm giảm chức năng thần kinh. Bệnh thần kinh đái tháo đường được chia ra nhiều dạng bao gồm:
Bệnh thần kinh ngoại biên: bệnh thần kinh thường gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường, ảnh hưởng trên dây thần kinh bàn chân và cẳng chân, một số trường hợp bị ở bàn tay và cẳng tay. Khoảng ⅓ đến ½ bệnh nhân tiểu đường có biến chứng thần kinh ngoại biên.
Triệu chứng bệnh bao gồm: tê, ngứa, mất cảm giác bàn chân,…
Bệnh thần kinh tự chủ: Ảnh hưởng đến thần kinh tự chủ của hệ tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu, cơ quan sinh dục, mắt, tuyến mồ hôi… gây mất khả năng nhận biết dấu hiệu hạ đường huyết.
Bệnh đơn dây thần kinh: Tổn thương các dây thần kinh đơn lẻ thường gặp ở tay, đầu, thân mình hoặc chân. Tổn thương chèn ép lên dây thần kinh gây hội chứng ống cổ tay làm đau, tê, teo cơ bàn tay…
Bệnh đám rối – rễ thần kinh: Tổn thương dây thần kinh gây teo cơ. Bệnh đa dây thần kinh, biểu hiện đau một bên đùi, sụt cân, yếu vận động.
+ Nhiễm trùng:
Bệnh nhân có đái tháo đường kiểm soát kiếm dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm do tác dụng của tăng đường huyết trên chức năng tế bào bạch cầu và tế bào T. Ngoài việc tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh nhân đái tháo đường tăng nhạy cảm với nhiễm nấm niêm mạc (ví dụ: nấm candida miệng và âm đạo) và nhiễm trùng bàn chân do vi khuẩn (bao gồm viêm tủy xương), thường trầm trọng hơn do giảm tưới máu chi dưới và bệnh thần kinh đái tháo đường. Tăng đường huyết là một yếu tố nguy cơ đã được xác định cho các trường hợp nhiễm trùng phẫu thuật. Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ bị bệnh nặng, nhập viện hoặc tử vong do nhiễm vi rút SARS-CoV-2 cao hơn.
+ Bệnh cơ tim:
Bệnh cơ tim do đái tháo đường được biết là hậu quả của nhiều yếu tố, bao gồm xơ vữa động mạch màng ngoài tim, tăng huyết áp và phì đại thất trái, bệnh vi mạch, rối loạn chức năng nội mạc và rối loạn chức năng thần kinh tự chủ, béo phì và rối loạn chuyển hóa. Bệnh nhân bị suy tim do suy giảm chức năng tâm thu và tâm trương thất trái và có nhiều khả năng phát triển suy tim sau nhồi máu cơ tim.
+ Các biến chứng tiểu đường khác:
- Nhiễm toan ceton: biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường do tăng đường huyết trong thời gian dài không kiểm soát, tăng ceton trong máu và nhiễm toan chuyển hóa. Đường trong máu cao tăng áp lực thẩm thấu niệu với mất nhiều nước và điện giải. Biểu hiện: nôn, buồn nôn, đau bụng, hôn mê thậm chí tử vong.
- Biến chứng bàn chân đái tháo đường: tình trạng nhiễm trùng, loét, hoại tử vùng bàn chân xảy ra phổ biến. Nguyên nhân do bệnh mạch máu, thần kinh và suy giảm miễn dịch.
- Các bệnh nhãn khoa không liên quan đến võng mạc tiểu đường như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, trầy xước giác mạc, bệnh thần kinh thị giác.
- Bệnh gan mật: gan nhiễm mỡ không do rượu, sỏi mật, xơ gan.
- Da liễu: nhiễm trùng nấm da, loét chi dưới, bệnh da do đái tháo đường, u hạt hoại tử, bệnh xơ cứng bì hệ thống do đái tháo đường, bạch biến, u hạt tiêu…
- Trầm cảm, sa sút trí tuệ.
3. Cách phòng bệnh tiểu đường
+ Kiểm soát cân nặng:
Thừa cân có thể dẫn đến nguy cơ cao mắc bệnh tim, đột quỵ, huyết áp cao, ung thư và tiểu đường. Một trong những cách thức phòng ngừa bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường là giảm cân. Bạn chỉ cần giảm một lượng cân rất khiêm tốn là đã có thể giảm nguy cơ rất lớn. Nếu giảm được 7% trọng lượng cơ thể thì có thể giảm được 60% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và trên thực tế, nếu bạn trên 65 tuổi, thì con số này là hơn 70%.
+ Tăng cường tập luyện:
Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ tốt cho việc phòng bệnh tiểu đường mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể:
Hoạt động thể chất giúp giảm cân nặng, đây là yếu tố giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Vận động nhiều còn giúp giảm lượng đường trong máu.
Tăng độ nhạy cảm với insulin, giữ lượng đường trong máu ở mức bình thường.
Mục tiêu vận động:
Các bài tập aerobic: nên duy trì 30 phút tập luyện mỗi ngày hoặc 150 phút/tuần, tăng dần mức độ tập từ trung bình đến cao. Các môn thể thao có thể tham khảo như đi bộ nhanh, bơi lội, đạp xe hoặc chạy.
Các bài tập kháng lực: Tập những môn có cường độ mạnh như cử tạ, Calisthenics (chỉ sử dụng cơ thể và thanh xà)… ít nhất 2 đến 3 lần/tuần, giúp tăng sức mạnh, khả năng giữ thăng bằng và duy trì một cuộc sống năng động.
Rút ngắn thời gian không hoạt động (như ngồi máy tính) có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Cứ mỗi 30 phút bất động, hãy đứng dậy, đi lại hoặc hoạt động nhẹ nhàng.
+ Chế độ ăn uống hợp lý:
- Ăn nhiều rau, quả hoặc sử dụng thường xuyên các loại hạt họ đậu, vừng, lạc. Ăn ít hoa quả có độ đường cao.
- Nên tăng cường ăn thực phẩm tươi và các món luộc, ăn nhiều rau, củ, trái cây, đảm bảo ăn ít nhất 400 g mỗi người mỗi ngày.
- Chú ý không ăn thừa muối, không nên ăn quá 5 g/người/ngày. Hạn chế cho muối và gia vị chứa nhiều muối vào thực phẩm khi nấu ăn, hạn chế chấm thức ăn vào muối và gia vị chứa nhiều muối.
- Chọn gạo lứt, gạo lật nảy mầm hoặc gạo xát rối, bánh mì đen.
- Nên giảm bớt ăn thịt, tăng cường ăn cá, tuần 2-3 lần. Thịt thì nên chọn loại không có mỡ, thịt gia cầm thì nên loại bỏ da vì trong da có nhiều cholesterol.
- Chọn sữa gày, sữa đậu nành, đậu tương hoặc các loại phô mai ít béo.
- Uống nước chè, nụ vối…, không nên uống các loại nước ngọt.
- Dùng dầu thực vật để chế biến.
- Không ăn quá nhiều các thức ăn có năng lượng cao, hạn chế sử dụng thức ăn có hàm lượng đường nhiều (bánh, kẹo, mứt...).
+ Uống rượu với liều lượng vừa phải:
Uống rượu lượng vừa phải có thể giảm nhưng uống quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường. Lượng rượu vừa phải ở nữ giới và nam giới trên 65 tuổi khoảng 1 đơn vị/ngày (tương đương 330ml bia hơi, 100ml rượu vang, 30ml rượu mạnh); nam giới dưới 65 tuổi tối đa 2 đơn vị mỗi ngày.
+ Nói không với thuốc lá:
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường 50% so với người không hút thuốc, đặc biệt ở nữ giới. Do đó, nên bỏ hút thuốc/không hút để phòng ngừa đái tháo đường. Người bệnh đái tháo đường không nên hút thuốc lá, hạn chế ở gần khu vực khói thuốc lá.
+ Thường xuyên kiểm tra lượng đường:
Cùng với các cách phòng bệnh đái tháo đường trên, người bệnh cũng nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo tư vấn của bác sĩ về thời gian và mức đường huyết mục tiêu. Giữ lượng đường trong máu càng gần mức mục tiêu càng tốt giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn các biến chứng liên quan đến bệnh đái tháo đường.
+ Người bệnh tiểu đường tham khảo sử dụng sản phẩm Punsemin của Mỹ giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.
Công dụng của Punsemin:
>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên
>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2
>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp
>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường
>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch
>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì
>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá
>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch
Đối tượng sử dụng:
Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Punsemin - Xua tan nỗi lo bệnh lý tiểu đường
Viết bình luận