Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết là thước đo mức độ đường máu trong cơ thể con người. Mức đường huyết cao hay thấp đều ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Đường là nguồn cung cấp năng lượng chính và quan trọng đến hệ thần kinh và não bộ. Chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp lượng đường trong máu của bạn luôn ổn định. Vậy chỉ số đường huyết là bao nhiêu, cách đo mức đường huyết như thế nào và làm thế nào để mức đường huyết luôn ổn định. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu

1. Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như sau:

Đường huyết bất kỳ : < 140 mg/dL (7,8 mmol/l).

Đường huyết lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).

Sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l).

HbA1C: < 5,7 %.

Cụ thể:

+ Đường huyết lúc đói:

Chỉ số đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng nhịn ăn ít nhất 8h trở nên lúc đó bạn chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào, Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường.

Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia y tế thấy rằng những người có lượng đường huyết lúc đói trong khoảng trên không có nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường trong vòng 10 năm tới hoặc lâu hơn.

+ Đường huyết lúc đi ngủ:

Lượng đường huyết trước đi ngủ của người bình thường sẽ dao động từ 110-150mg/dl (tương đương 6,0-8,3mmol/l).

+ Đường huyết sau ăn:

Chỉ số đường huyết sau ăn của người bình thường khỏe mạnh là dưới 140mg/dL (7,8 mmol/L) đo trong vòng 1 - 2 giờ sau ăn.

+ Xét nghiệm Hemoglobin A1c (HbA1c):

HbA1c dưới 48 mmol/mol (6,5%) là bình thường. HbA1C thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường.

Lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì được coi là hạ đường huyết. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Sự tụt giảm đường huyết này vẫn có thể tiếp tục diễn ra và khiến cho người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.

Tuy nhiên nếu lượng đường huyết cao có thể do khả năng tiết insulin của các tế bào tuyến tụy bị giảm hoặc insulin có đủ trong cơ thể nhưng không có tác dụng ( đề kháng insulin). Để cung ứng đủ nhu cầu của cơ thể tuyến tụy phải làm việc ngày một nhiều hơn cho đến khi bị quá tải và hư hỏng. Bên cạnh đó, nó còn làm cho mạch máu bị xơ cứng hay còn gọi là tình trạng xơ vữa động mạch. Hầu hết các bộ phận trên cơ thể đều có khả năng bị tổn thương do chỉ số đường huyết cao.

2. Hướng dẫn cách kiểm tra đường huyết tại nhà

+ Các tình huống khác nên thử đường huyết:

Khi nghi ngờ đường huyết quá cao hoặc quá thấp

Thay đổi thuốc điều trị hoặc liều dùng thuốc đang sử dụng

Thay đổi chế độ dinh dưỡng hoặc tập luyện

Trước hoặc sau khi tập luyện

Trước khi lái xe hoặc thực hiện các hoạt động khác có cường độ tập trung cao

Khi mang thai hoặc đang mắc bệnh

Thử đường huyết vào thời điểm nào và tần suất bao nhiêu theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

+ Những đối tượng cần thử đường huyết tại nhà:

Người mắc bệnh đái tháo đường type 1: nên thử đường huyết ít nhất 3 lần mỗi ngày để đạt mục tiêu điều trị

Người mắc bệnh đái tháo đường type 2:

Trước khi ăn sáng, ăn trưa và ăn chiều

Sau ăn 1-2h (sáng, trưa, chiều)

Trước khi đi ngủ

Lúc 2h hoặc 3h sàng: khi nghi ngờ có hạ đường huyết

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu

+ Các bước đo mức đường huyết tại nhà:

Để kiểm tra đường huyết tại nhà, bạn sẽ được tư vấn sử dụng máy đo đường huyết cá nhân.

Các bước sử dụng máy đo đường huyết cá nhân để thử đường huyết tại nhà như sau:

Rửa tay bằng nước ấm, sau đó lau khô tay trước khi đo

Lắp kim lấy máu vào ống bút

Điều chỉnh độ sâu của kim phù hợp với loại da của bạn

Lắp que thử vào máy đo đường huyết. Code của que thử phải trùng khớp với mã code hiện trên máy. Sau khi lấy que thử nhanh chóng đóng lọ que thử để tránh độ ẩm xung quanh tác động lên các que khác.

Xoa nhẹ đầu ngón tay để máu lưu thông về

Đặt kim chích ở mép ngoài cạnh đầu ngón tay và bấm chích máu. Ấn nhẹ ống bút vào đầu ngón tay, kim lấy máu sẽ đâm nhẹ vào ngón tay của bạn.

Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên phần que thử trên máy đo.

Dùng khăn sạch ấn nhẹ vào ngón tay để cầm máu.

Đợi máy hiện thử kết quả và vệ sinh dụng cụ theo đúng hướng dẫn.

3. Cách duy trì đường huyết luôn ở mức bình thường

Đa phần những thói quen lành mạnh sẽ giúp cho lượng đường được duy trì bình thường và khá đơn giản để tiến hành. Những thay đổi mặc dù nhỏ trong việc ăn uống, tập thể dục đều đặn, đảm bảo giấc ngủ đúng mục tiêu, đúng hướng sẽ giúp bạn ổn định lượng đường huyết bình thường trong cơ thể.

+ Chọn chất ngọt tự nhiên:

Nhắc đến sản phẩm ngũ cốc tốt cho sức khỏe, nhất là giúp lượng đường huyết bình thường thì bạn nên dùng loại bột được làm từ 100% ngũ cốc nguyên hạt. Hoặc bạn có thể sử dụng bột dừa hoặc bột hạnh nhân tạo được hương vị ngọt tự nhiên đậm đà.

Với đồ uống, bạn nên lựa chọn và gắn bó với nước, trà đen, trà thảo dược. Hãy tránh những đồ uống như nước ngọt, nước trái cây, soda. Ngoài ra, bia và rượu cũng không tốt cho việc duy trì ổn định đường huyết và bạn cần tránh xa.

+ Hạn chế dùng đồ ăn chế biến sẵn:

Chế độ ăn uống khoa học là quản lý tốt về lượng đường trong máu và ngăn chặn nguy cơ bệnh tiểu đường. Bạn không cần tránh các chất carbohydrate mà bạn nên cân bằng với nhóm chất protein, chất béo tốt, chất xơ. Một chế độ ăn kiêng có thể giúp cho ngăn chặn được insulin giải phóng quá mức để lượng đường huyết ổn định.

Những thực phẩm giàu protein giúp đường huyết bình thường gồm: cá hồi, thịt bò hoặc thịt cừu, trứng, sữa chua, pho mát,...

Một số chất béo tốt gồm có: dầu oliu, dầu dừa nguyên chất, quả bơ. Trong đó, dầu dừa và bơ giúp đốt cháy chất béo khá tốt để giúp cân bằng lượng đường trong máu và gia tăng hương vị cho mỗi bữa ăn;

Chất xơ có trong các thực phẩm như: rau xanh tươi, trái cây (trừ nước ép), đậu Hà Lan, ngũ cốc nguyên hạt.

Đặc biệt thực phẩm có nhiều chất xơ phải kể đến atiso, hạt bí ngô, táo, khoai lang, hạt lanh, hạt chia,...

Đặc biệt thực phẩm có nhiều chất xơ phải kể đến atiso, hạt bí ngô, táo, khoai lang, hạt lanh, hạt chia,...

Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu

+ Chế độ nghỉ ngơi phù hợp:

Nghỉ ngơi là một cách giúp bản thân được thư giãn, cân bằng sức khỏe, duy trì được lối sống lành mạnh giúp mức độ đường huyết bình thường. Theo như Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh, đã có khoảng 35% số người cho biết họ thường ngủ ít hơn 8 tiếng trong một ngày. Bởi vậy dễ mắc phải các bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là bệnh tiểu đường.

Có thể bạn chưa biết, thiếu ngủ dễ dẫn tới tăng hormone và thèm ăn khiến cho bạn đói. Điều này khiến bạn bỏ những đồ ăn tốt cho sức khỏe và cơ thể nạp vào một lượng caffeine khó kiểm soát được lượng đường huyết.

Do vậy, bạn nên đặt mục tiêu cho mình cần ngủ tối đa là 8 tiếng/ ngày để đáp ứng đúng đồng hồ sinh học tự nhiên, giảm thiểu tình trạng mắc bệnh tiểu đường nếu giấc ngủ bị xáo trộn. Đồng thời, ngủ đúng và đủ giấc còn giúp bạn cân bằng hormone, giảm lo âu, có đủ sức khỏe và năng lượng cho việc tập thể dục mỗi ngày.

+ Tăng cường tập thể dục đều đặn:

Theo như Hiệp hội Tiểu đường Quốc gia, tập thể dục là phương pháp cân bằng lượng đường huyết bình thường theo nhiều cách khác nhau. Tập thể dục, thể thao tạo điều kiện cho cơ bắp hấp thụ được nhiều glucose để tái tạo năng lượng và mô, giảm được lượng đường trong máu.

Bạn nên thực hiện trong khoảng từ 30 đến 60 phút các ngày trong tuần với các hình thức như là chạy bộ, đạp xe, tập tạ,... có nhiều lợi ích cho sức khỏe, giảm căng thẳng, tăng sức đề kháng, cân bằng hormone trong cơ thể.

+ Người bệnh tiểu đường tham khảo sử dụng sản phẩm Punsemin của Mỹ giúp điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.

Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.

punsemin

Công dụng của Punsemin:

>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên

>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2

>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.

>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp

>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.

>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường

>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch

>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì

>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá

>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch

Đối tượng sử dụng: 

Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> Punsemin - Xua tan nỗi lo bệnh lý tiểu đường

Viết bình luận