Chế độ dinh dưỡng cho người bị gan nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan lớn hơn 5% trọng lượng gan. Đây là bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại, và thật nguy hiểm khi bệnh gan nhiễm mỡ diễn biến thành xơ gan, ung thư gan. Nguyên nhân chính gây ra bệnh gan nhiễm mỡ là do chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt không hợp lý. Để đẩy lùi bệnh gan nhiễm mỡ, mời bạn đọc hãy tham khảo chế độ dinh dưỡng cho người bị gan nhiễm mỡ qua bài viết dưới đây!
 


 

1. Những “thủ phạm” có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ


Bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ có thể gặp phải một số dấu hiệu như sau: Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, ăn không ngon, hay bị buồn nôn, đầy bụng, đau bụng, rối loạn nội tiết ở nữ giới và nam giới, vàng da, gan to (phát hiện khi siêu âm),…

Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh thường gặp: 

•    Do rượu bia

Những người sử dụng rượu, bia thường xuyên có thể dẫn tới tình trạng gan nhiễm mỡ. Khi tiêu thụ những loại đồ uống này, chức năng gan sẽ bị suy giảm, hạn chế khả năng tổng hợp lipoprotein, tăng nguy cơ tích tụ mỡ tại gan, dẫn tới tình trạng gan nhiễm mỡ. 

•    Do một số nguyên nhân khác

+ Người thừa cân, béo phì: Đối với những trường hợp này, cơ thể có xu hướng sản sinh nhiều mỡ. Khi quá trình chuyển hóa mỡ diễn ra không kịp thì lượng mỡ thừa sẽ có xu hướng tích tụ lại trong gan.

+ Do một số bệnh lý: Các trường hợp mắc bệnh mỡ máu, tiểu đường, rối loạn lipid máu,… sẽ có nguy cơ cao bị gan nhiễm mỡ. 

+ Do kháng insulin, giảm cân nhanh, do di truyền. 

+ Tác dụng phụ của một số loại thuốc hoặc dùng thuốc sai cách.

Lời khuyên cho bạn là hãy đi khám ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó, gan nhiễm mỡ thường do chế độ ăn và lối sống thiếu khoa học gây ra. Do đó, ngoài việc tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng cần xây dựng cho mình lối sống khoa học, chế độ ăn lành mạnh để kiểm soát bệnh hiệu quả.


2. Chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ


Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến người bệnh gan nhiễm mỡ. Việc dung nạp quá nhiều đạm, đường, chất béo, đồ uống có cồn sẽ khiến gan hoạt động liên tục và dần suy yếu. Lượng mỡ thừa không thể đào thải sẽ tích tụ trong gan. 

Thống kê cho thấy có tới 20-30% người Việt Nam mắc gan nhiễm mỡ. Thường gặp ở những người thừa cân béo phì, lười vận động, người bị đái tháo đường. Ngoài ra người có nồng độ cholesterol và triglycerid cao cũng dễ gặp tình trạng này.
 
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Thực đơn của người bệnh gan nhiễm mỡ cần được theo dõi sát sao để để kiểm soát và ngăn ngừa lượng mỡ trong gan.


2.1.Các loại thực phẩm nên ăn


- Ăn nhiều rau củ quả


 
Đây là những thực phẩm lý tưởng cho người bệnh gan nhiễm mỡ vì có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan (mỗi ngày mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi). Một số thực phẩm được xem là thuốc có tác dụng giảm mỡ như: đậu Hà Lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối, nấm hương, chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín, trà xanh, lá sen, hoa hòe, hoa atiso...

Cụ thể như: Nấm hương chứa nhiều chất làm giảm lượng cholesterol trong máu và tế bào gan; Lá sen: giảm mỡ máu, giảm béo và chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan, dùng để uống hoặc nấu cháo lá sen; rau cần: chứa nhiều vitamin, tác dụng mát gan, hạ cholesterol, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất thải và làm sạch huyết dịch; Ngô: chứa nhiều acid béo không no, có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Những loại rau tươi như cải xanh, cải cúc, rau muống... những loại quả như cà chua, mướp đắng, dưa gang, dưa chuột... có công dụng giải nhiệt làm mát gan, thanh nhiệt...

- Dầu thực vật
 

 
Người bệnh gan nhiễm mỡ nên kiêng mỡ động vật và thay vào đó là nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương (trừ dầu dừa)... Những loại dầu này chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol. Ăn chất vừa phải (1g/kg cân nặng/ngày).
- Đạm từ trứng, sữa, thịt, cá, các loại đậu đỗ...

Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ cần hạn chế lipid, mỡ. Tuy nhiên không nên kiêng khem tuyệt đối mỡ vì chất dinh dưỡng nào cũng cần cho cơ thể. Cấu tạo cơ thể phải có mỡ để chuyển hóa các chất trong cơ thể, bình thường con người cần 1g lipid/1kg thể trọng.

Với người bệnh gan nhiễm mỡ cần chú ý giảm mỡ động vật tăng dầu thực vật, chuyển sang mỡ dễ hấp thu hơn như ở trong cá.

- Nhộng tằm, cá tươi

Nghe có vẻ lạ nhưng nhộng tằm có tác dụng rất tốt trong việc giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Rất hữu dụng cho người mắc bệnh gan nhiễm mỡ do béo phì.

Ngoài ra cá tươi cũng rất được khuyến khích. Bởi cá chứa nhiều protein nhưng chất béo lại rất ít. Giảm gánh nặng cho gan mà vẫn cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

- Các loại thảo dược thiên nhiên

A-ti-sô, trà xanh, lá sen có tác dụng trong việc giảm lượng mỡ trong gan. Thanh nhiệt, điều hòa cơ thể đồng thời chống tích tụ mỡ ở gan.


2.2. Gan nhiễm mỡ kiêng ăn gì?


Mục đích của điều trị gan nhiễm mỡ là làm giảm hàm lượng mỡ trong gan. Vậy người bị gan nhiễm mỡ không nên ăn gì?

- Hạn chế chất béo, mỡ động vật

Những thức ăn chứa hàm lượng chất béo cao là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh gan nhiễm mỡ, vì vậy, người bị gan nhiễm mỡ nên tránh hoặc giảm đến mức tối thiểu việc tiêu thụ những loại thực phẩm này.

Người bị gan nhiễm mỡ không nên sử dụng mỡ động vật (lợn, bò, gà, vịt…), trừ mỡ cá mà thay thế bằng dầu thực vật để giảm gánh nặng cho gan. Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm: thịt lợn, thịt bò, thịt cừu, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng, các loại thịt chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, thịt hộp…

- Tránh ăn những thực phẩm giàu cholesterol

Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng... chứa một lượng cholesterol cao. Giảm tiêu thụ các loại thực phẩm này giúp làm giảm lượng chất béo trong lá gan.

- Không nên ăn quá nhiều thịt đỏ
 

 
Trong thịt đỏ chứa rất nhiều protein. Các thực phẩm này được chuyển hóa tại gan. Như vậy sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Gan không chuyển hóa được gây tăng lượng mỡ tồn đọng. Khiến bệnh gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng hơn.

- Hạn chế các loại hoa quả chứa hàm lượng fructose cao

Hàm lượng đường cao là nguyên nhân gây ra hàng loạt các căn bệnh như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Fructose do gan chuyển hóa. Việc hạn chế các loại trái cây có fructose cao sẽ giúp giảm gánh nặng cho gan, phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ.

- Kiêng thực phẩm cay nóng
 

 
Các đồ ăn cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hồ tiêu, cà phê. Những gia vị thông thường hằng ngày này cũng được xếp vào danh sách kiêng cữ đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Người bệnh cần cẩn thận khi sử dụng vì những gia vị này cay và nóng sẽ làm gan chúng ta “không khỏe”. Chúng sẽ làm suy giảm chức năng gan, khiến gan không thể bài tiết chất béo, làm chúng tồn đọng khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

- Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống chứa cồn

Đây là nhóm thực phẩm cấm kỵ với người bị gan nhiễm mỡ. Uống rượu bia sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ sang xơ gan thậm chí là ung thư gan. Việc đào thải mỡ cùng các chất độc hại từ rượu bia tạo gánh nặng rất lớn cho lá gan.

Khi bị bệnh mà người bệnh vẫn tiếp tục uống rượu, bia sẽ làm quá trình chuyển đến xơ gan và ung thư gan nhanh hơn rất nhiều. Đồng thời khi uống bia, rượu gan phải hoạt động nhiều hơn để đào thải các chất độc hại ở trong bia rượu ra khỏi cơ thể. Người bệnh cần đặc biệt kiêng bia rượu để việc điều trị bệnh nhanh có kết quả nhất.

Bên cạnh việc xây dựng một chế độ ăn khoa học, hợp lý, người bệnh cần tăng cường các hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng và tăng chuyển hóa của tế bào gan. Người bệnh cần tập luyện thể dục thể thao hợp lý để giữ cân nặng ở mức chuẩn. Các chuyên gia khuyên nên dành khoảng 30 phút để tập aerobic mỗi ngày, đi bộ hoặc đi xe đạp. Đối với người muốn giảm cân cần tập từ 60 - 90 phút/ngày.

Hy vọng bài viết trên đây về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Cùng với việc xây dựng một chế độ ăn khoa học, hợp lý bạn cần tăng cường các hoạt động thể dục thể thao để năng cao sức đề kháng và tăng chuyển hóa của gan. Ngoài ra, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ, và đặc biệt xét nghiệm men gan và đánh giá chức năng gan để xử lý kịp thời các kiến chứng cho gan nhiễm mỡ gây ra.
 
Giải pháp cho bạn: Bổ sung thực phẩm chức năng bảo vệ gan bằng thảo dược

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện.
 


funadin

Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)
 
Công dụng của Funadin:
 
- Khử độc gốc tự do, chống oxy hóa
 
- Giải độc gan, hạ men gan, phục hồi tế bào gan bị tổn thương, hình thành tế bào gan mới
 
- Điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, men gan cao.
 
- Khử độc gan và hồi phục chức năng gan do thực phẩm bẩn, hóa chất bảo quản, thuốc, mỹ phẩm, ô nhiễm...
 
- Bảo vệ gan trước tác hại của rượu bia, thuốc lá, chất kích thích...
 
- Giải độc, mát gan, trị nóng gan, nóng trong, nổi mụn, mẩn ngứa...
 
- Tăng cường hệ miễn dịch, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý ung thư...
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận