Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và khoa học sẽ giúp người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh trong suốt quá trình điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc chi tiết hơn về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
1.Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là gì?
Theo Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease- GOLD): Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh phổ biến, có thể phòng và điều trị được. Bệnh được đặc trưng bởi các triệu chứng hô hấp dai dẳng và giới hạn lưu lượng khí thở do sự bất thường của đường thở hoặc phế nang, thường gây nên bởi sự phơi nhiễm đáng kể với các hạt bụi hoặc khí độc hại và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố vật chủ bao gồm cả sự bất thường trong quá trình phát triển của phổi.
Hút thuốc lá là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Khi phổi bị tổn thương nhiều hơn theo thời gian, nó ngày càng trở nên khó thở. Khi tổn thương lan rộng, phổi cũng trở nên khó có thể nhận đủ oxy vào máu và loại bỏ carbon dioxide dư thừa. Những thay đổi này đều dẫn đến khó thở và các triệu chứng khác.
Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường giúp kiểm soát khó thở, ho và đôi khi, có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh. Điều quan trọng nhất bạn có thể làm để cải thiện tình trạng của mình là ngừng hút thuốc và tránh hít phải khói thuốc.
2. Dinh dưỡng cho nguời bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
COPD hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh thường gặp, có thể dự phòng và điều trị được, đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở, tiến triển nặng dần, liên quan tới phản ứng viêm bất thường của phổi bởi các phần tử và khí độc hại. 80-90% người bị BPTNMT có hút thuốc lá.
Khoảng 74% bệnh nhân BPTNMT bị suy dinh dưỡng và tình trạng suy dinh dưỡng quyết định tiên lượng sống còn của bệnh nhân. Nhiều nghiên cứu cho thấy hai yếu tố là thiếu oxy máu thường xuyên và tác động của gốc tự do sản sinh từ thuốc lá sẽ làm gia tăng tình trạng viêm ở người bị BPTNMT dẫn đến nồng độ các các chất trung gian gây viêm trong cơ thể tăng lên. Các chất này gây chán ăn, sốt, đồng thời nó thúc đẩy sự hình thành của các cytokine khác như interleukin (IL) -1β làm tăng tiêu hao năng lượng, phân giải protein. Dần dần, bệnh nhân giảm khả năng vận động, tình trạng mất khối cơ khối mỡ ngày càng trầm trọng. Ngoài, ra đa số bệnh nhân BPTNMT có sử dụng corticoid, chính chất này cũng góp phần tăng thoái hóa đạm, giảm hấp thu Calci-D, kali, giữ muối và làm tăng cholesterol. Tất cả yếu tố trên làm chất lượng cuộc sống bệnh nhân BPTNMT ngày càng giảm, nguy cơ nhập viện tăng, thời gian nằm viện kéo dài, tỷ lệ suy dinh dưỡng và tỷ lệ tử vong tăng cao. Do đó, để hạn chế tình trạng suy dinh dưỡng ở bệnh nhân BPTNMT, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân cần được quan tâm chặt chẽ.
Vậy, để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho sức khỏe nói chung, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn gì?
2.1. Carbohydrate giàu năng lượng
Khi mắc bệnh COPD, người bệnh cần một nguồn cung cấp năng lượng hàng ngày, hầu hết trong số đó đến từ calo carbohydrate. Carbohydrate phức hợp như ngũ cốc nguyên hạt có thể cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng lâu dài. Carbohydrate đơn giản như kẹo, bánh ngọt có thể cung cấp năng lượng nhanh chóng, nhưng sau đó lượng calo dư thừa sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo, dễ gây tăng cân.
Tiêu thụ quá nhiều calo carbohydrate có thể dẫn đến béo phì, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Nhưng nếu tiêu thụ không đủ có thể khiến cơ thể thiếu năng lượng và suy dinh dưỡng.
Vì vậy, cần đảm bảo rằng người bệnh sẽ nhận được lương calo tối ưu qua những thực phẩm trong các món ăn hàng ngày. Lượng calo được tính toán dựa trên tuổi và chiều cao, cân nặng.
2.2. Protein
Nạp một nguồn protein tốt ít nhất hai lần mỗi ngày để giúp duy trì cơ hô hấp mạnh mẽ. Các lựa chọn protein tốt bao gồm sữa, trứng, pho mát, thịt, cá, thịt gia cầm, các loại hạt và đậu khô hoặc đậu Hà Lan.
• Để giảm cân: Chọn các nguồn protein ít chất béo như thịt nạc và các sản phẩm từ sữa ít béo.
• Để tăng cân: Chọn protein có hàm lượng chất béo cao hơn, chẳng hạn như sữa nguyên chất, pho mát sữa nguyên chất và sữa chua.
2.3. Chất béo
Chọn chất béo không bão hòa đơn và đa, không chứa cholesterol. Đây là những chất béo thường ở dạng lỏng ở nhiệt độ phòng và có nguồn gốc từ thực vật, chẳng hạn như dầu hạt cải, cây rum và dầu ngô.
• Để giảm cân: Hạn chế ăn những chất béo này.
• Để tăng cân: Thêm các loại chất béo này vào bữa ăn của bạn.
Hạn chế thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa. Ví dụ: Bơ, mỡ lợn, mỡ và da từ thịt, dầu thực vật hydro hóa, shortening, thực phẩm chiên, bánh quy, bánh quy giòn và bánh ngọt.
2.4. Vitamin và các khoáng chất
Nhiều người thấy việc dùng vitamin tổng hợp đa năng là hữu ích. Thông thường, những người bị COPD dùng steroid. Sử dụng steroid lâu dài có thể làm tăng nhu cầu canxi của bạn. Do đó, hãy cân nhắc việc bổ sung canxi. Hãy tìm thêm các loại thực phẩm có chứa vitamin D. Canxi cacbonat hoặc canxi citrate là những nguồn canxi tốt. Trước khi bổ sung bất kỳ loại vitamin nào vào thói quen ăn uống hàng ngày của bạn, hãy nhớ thảo luận với bác sĩ.
2.5. Chất xơ
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần bổ sung đủ chất xơ trong chế độ ăn uống. Chất xơ có vai trò quan trọng giữ cho nhu động ruột của bạn đều đặn và giúp bảo vệ chống lại ung thư ruột kết. Chế độ ăn nhiều chất xơ cũng có liên quan đến chức năng phổi tốt hơn và giảm các triệu chứng hô hấp ở những người bị COPD.
Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm rau, các loại đậu (đậu và đậu lăng), cám, ngũ cốc nguyên hạt, gạo, ngũ cốc, mì ống làm từ lúa mì và trái cây tươi. Những thực phẩm này cũng có khả năng chống viêm.
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cần tiêu thụ từ khoảng 21 - 38g chất xơ mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính.
2.6. Natri
Quá nhiều natri có thể gây phù nề (sưng tấy) hoặc làm tăng huyết áp. Nếu bạn gặp phải tình trạng phù nề hoặc huyết áp cao, hãy nói chuyện với bác sĩ về lượng natri bạn nên ăn mỗi ngày. Hỏi bác sĩ về việc sử dụng các loại gia vị và thảo mộc trong việc nêm nếm thức ăn và các cách khác để bạn có thể giảm lượng natri của mình.
2.7. Uống đủ nước
Những người bị phổi tắc nghẽn mạn tính cần đảm bảo uống đủ nước để chất nhầy trong đường thở luôn loãng, tránh chất nhầy đặc có xu hướng làm tắc nghẽn đường đi của không khí. Tuy nhiên, không nên uống nước trong bữa ăn. Tốt hơn là nên ăn trước và uống nước sau bữa ăn để tránh cảm giác no trước khi kết thúc bữa ăn.
Với người bệnh phổi tắc nghẽn cần tăng cân, nên sử dụng sữa thay nước trong ngày. Điều này giúp tăng cân và cung cấp protein, canxi và vitamin D để duy trì xương khỏe mạnh.
Nên tránh cà phê và các thức uống khác có chứa caffeine (trà, nước tăng lực, sôcla…) vì caffeine trong các sản phẩm này có thể làm tăng cảm giác bồn chồn và khiến nhiều người bồn chồn hoặc lo lắng. Những tác động này có thể khiến các triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Rượu và các đồ uống có cồn có thể khiến người bệnh mệt mỏi. Vì vậy nên tránh hoặc hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn.
3. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
3.1.Chia nhỏ bữa ăn
Người bệnh COPD không nên ăn quá no, mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa (5 - 6 bữa nhỏ) trong một ngày. Điều này hạn chế làm đầy dạ dày một cách quá mức, giúp phổi có đủ chỗ để mở rộng, từ đó việc thở sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, khi chế biến thức ăn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thực phẩm nên được nấu nhừ để dễ nhai, tránh tình trạng phải gắng sức khi ăn. Khi ăn, nên ăn từng miếng nhỏ, nhai chậm và kỹ.
3.2. Ăn chính vào bữa sáng
Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên ăn bữa chính sớm nhất có thể với đầy đủ dinh dưỡng vào bữa sáng để cung cấp năng lượng cho các hoạt động trong ngày. Người bệnh sẽ không phải tốn quá nhiều năng lượng để ăn bữa tối mà chỉ cần ăn đơn giản để tránh mệt mỏi.
3.3. Tư thế ngồi ăn
Tư thế khi ăn cũng là một điều mà người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD cũng cần lưu ý. Khi ăn, nên ngồi trên một chiếc ghế cao, thẳng lưng để hạn chế áp lực từ ổ bụng ép lên cơ hoành gây ra tình trạng khó thở. Khi ăn, người bệnh COPD nên ngồi trên một chiếc ghế cao, thoải mái để tránh gây quá nhiều áp lực lên phổi.
3.4. Sử dụng muối điều độ
Nếu bạn bị tăng huyết áp hoặc phù nề (một biến chứng giai đoạn cuối của COPD) thì nên hạn chế và giảm lượng muối cung cấp cho cơ thể hàng ngày.
3.5. Sử dụng các loại thảo mộc tươi
Việc sử dụng thêm các loại gia vị, thảo mộc tươi góp phần làm tăng thêm hương vị tự nhiên, có thể làm giảm sự phụ thuộc của người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vào muối.
3.6. Sử dụng chất làm ngọt tự nhiên
Các thực phẩm có chứa chất ngọt tự nhiên như mật ong, gừng hoặc quế có thể được sử dụng để thay thế đường. Ăn quá nhiều đường, lượng đường dư thừa có thể làm tăng nguy cơ bị phù nề.
4. Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm có lợi, thì việc tìm hiểu “người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kiêng ăn gì” cũng rất quan trọng. Bởi một số loại thực phẩm, nếu không lựa chọn cẩn thận có thể gây ra các vấn đề về đầy hơi, tạo khí… ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh.
Dưới đây là một số loại thực phẩm mà người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên hạn chế trong chế độ ăn hàng ngày của mình.
4.1. Muối
Người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên kiêng ăn những thực phẩm có chứa nhiều natri hoặc muối. Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng giữ nước, làm ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp, tăng gánh nặng cho tim của người bệnh COPD. Theo các chuyên gia, trong mỗi phần ăn nhẹ không nên chứa quá 300mg natri và toàn bộ các bữa ăn trong ngày không nên vượt quá 600mg natri.
Phần lớn lượng natri đến từ muối hoặc có sẵn trong các thực phẩm hàng ngày. Do đó, bạn cần kiểm tra kỹ thông tin các thực phẩm mà bạn sử dụng; thay thế muối bằng các loại thảo mộc, gia vị không chứa muối. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ dinh dưỡng về những thực phẩm thay thế có hàm lượng muối natri thấp.
4.2. Một số loại trái cây
Một số loại trái cây có hạt cứng như: đào, mơ, dưa… có thể gây ra tình trạng đầy hơi do carbohydrate bị lên men trong đường tiêu hóa. Về lâu dài, điều này có thể dẫn đến các vấn đề về đường hô hấp ở những người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
4.3. Một số loại rau và cây họ đậu
Một số loại rau và cây họ đậu như: cải bắp, cải Brussel, bắp (ngô), súp lơ, đậu lăng, tỏi tây, hành… có thể tạo khí gas, gây ra tình trạng đầy hơi khi sử dụng. Do đó, người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên kiêng các loại rau này trong chế độ ăn của mình. Tuy nhiên, nếu không gặp vấn đề gì, bạn vẫn có thể tiếp tục sử dụng những loại rau, đậu kể trên.
4.4. Một số sản phẩm từ sữa
Đối với một số trường hợp, việc sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như phô mai, bơ… có thể làm các chất nhầy trở nên đặc hơn. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, nếu những sản phẩm được làm từ sữa này không khiến tình trạng đờm trở nên nghiêm trọng hơn, bạn vẫn có thể cân nhắc sử dụng chúng một cách điều độ trong chế độ ăn của mình.
4.5. Chocolate
Chocolate cũng là một trong những loại thực phẩm mà người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không nên ăn hoặc hạn chế ăn. Trong chocolate có chứa nhiều caffeine, đây được xem là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến những loại thuốc dùng để điều trị COPD. Do đó, tùy vào tình trạng cụ thể mà người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên hạn chế sử dụng chocolate, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng một cách hợp lý nhất.
4.6. Đồ chiên
Thức ăn nhanh, thực phẩm chiên, xào, nhiều dầu mỡ… có chứa nhiều chất béo không lành mạnh. Những thực phẩm này có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu, ảnh hưởng đến hơi thở của mọi người nói chung và người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nói riêng. Do đó, người bệnh COPD nên giảm thiểu tối đa việc sử dụng đồ chiên nhất có thể.
Điều quan trọng khi bạn mắc phải bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD là phải chú ý đến sức khỏe tổng thể của bản thân. Trong đó, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Bạn cần thay đổi chế độ ăn với các bữa ăn gia tăng hàm lượng chất béo hơn, giúp quản lý các triệu chứng và giảm thiểu các biến chứng COPD.
Giới thiệu đến bạn : BL Care Max Tăng cường sức khỏe & bảo vệ phổi toàn diện
BLCare Max là gì?
BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
BLCare Max là gì?
BLCare Max là viên uống bảo vệ sức khỏe hô hấp, bảo vệ phổi trước các tác nhân gây hại và phục hồi chức năng phổi bị hư tổn, giúp phòng chống và hỗ trợ điều trị ung thư phồi và các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
BLCare Max có tác dụng gì ?
- Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ gốc tự do cơ thể
- Phòng chống giảm nguy cơ ung thư phổi, giúp bảo vệ phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
- Giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở, giúp hô hấp dễ dàng hơn
- Hỗ trợ giải độc phổi do ô nhiễm không khí, bụi, khói các hóa chất độc hại từ môi trường..
- Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, bảo vệ gốc tự do cơ thể
- Phòng chống giảm nguy cơ ung thư phổi, giúp bảo vệ phổi, phục hồi tế bào phổi bị tổn thương, hỗ trợ điều trị các bệnh lý về phổi như Viêm phổi, Viêm phế quản, Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), Viêm màng phổi (viêm phế mạc), Thuyên tắc phổi, Phù phổi, Xơ hóa phổi, Bệnh bụi phổi, Hội chứng suy hô hấp, Bệnh u hạt (Sarcoidosis), Hen phế quản ...
- Giúp long đờm, giảm ho, giảm khó thở, giúp hô hấp dễ dàng hơn
- Hỗ trợ giải độc phổi do ô nhiễm không khí, bụi, khói các hóa chất độc hại từ môi trường..
>>>Chi tiết sản phẩm xem tại: BL Care Max Tăng cường sức khỏe & bảo vệ phổi toàn diện
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận