Chế độ ăn cho người bệnh gan phân theo mức độ bệnh

Gan là bộ phận quan trọng trong cơ thể, đảm nhiệm rất nhiều chức năng giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Gan suy yếu kèm theo các bệnh lý khác cho cơ thể làm cho cơ thể cũng suy yếu theo. Vì vậy đảm bảo cho gan khỏe mạnh cũng rất quan trọng. Ngày nay tình trạng ô nhiễm môi trường, khói bụi, khí thải, … đã làm cho gan bị ảnh hưởng gây ra rất nhiều căn bệnh về gan. Chế độ ăn uống cũng góp một phần không nhỏ để quá trình điều trị bệnh được nhanh hơn. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về chế độ ăn uống cho người bệnh gan.

Chế độ ăn cho người bệnh gan phân theo mức độ bệnh

Chế độ ăn cho người bệnh gan phân theo mức độ bệnh

1. Chế độ ăn cho bệnh men gan cao

+ Người bị men gan cao nên chú ý những điểm sau đây:

• Đảm bảo đầy đủ vitamin

• Thực phẩm cung cấp vitamin A phong phú có sữa bò, lòng đỏ trứng, gan động vật, cà rốt, hẹ, rau muống, rau chân vịt, tỏi tây, bắp cải…

• Thực phẩm hàm chứa phong phú vitamin B1 như: mạch nha, giá, đậu, lạc, rau xanh, hoa quả….

• Thực phẩm hàm chứa vitamin B2 có hạt kê, đậu nành, trứng, sữa…

• Hàm chứa vitamin B6 có gan động vật, cật, thịt nạc vv và hàm chứa vitamin có ớt ngọt, tỏi, rau cải, rau dền, sơn tra….

• Nên ăn thực phẩm có protit cao. Protein là chất nền tảng của tất cả các lớp mô tế bào trong cơ thể, khi mắc men gan cao gan, do tế bào gan bị tổn thương, chức năng miễn dịch cơ thể giảm nên cần nhiều protein để phục hồi và tăng cường chức năng miễn dịch, vì vậy liệu pháp bảo vệ gan là ăn nhiều thực phẩm giàu protein và các chất chống mỡ gan như methionine, choline, lecithin. Các thực phẩm giàu protit động vật và methionine như rau xanh, mực, thịt nạc, trứng, cá, các loại đỗ và chế phẩm từ đậu.

+ Thực phẩm cần tránh:

Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị men gan cao, người bệnh cũng cần phải lưu ý kiêng kị một số thực phẩm sau:

• Thực phẩm chứa nhiều đường bởi đường có thể làm tích tụ tế bào hồng cầu trong vi huyết quản và tiểu cầu dẫn tới tắc nghẽn, ngoài ra đường cũng có thể gây mỡ gan.

• Thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ làm cho chất béo trong cơ thể tăng lên dễ gây gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ, … yếu tố làm tăng men gan.

• Gia vị cay nóng: ớt, hạt tiêu

• Đồ uống có cồn, đồ uống có ga, khiến gan phải làm việc vất vả hơn khi đang bị bệnh, khiến tình trạng tăng men gan càng nặng hơn.

2. Chế độ ăn cho bệnh gan nhiễm mỡ

+ Các loại thực phẩm nên ăn:

Các loại rau xanh, hoa quả tươi: Người mắc bệnh gan nhiễm mỡ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để có chất xơ kích thích nhu đường ruột, tránh táo bón, và phòng chống bệnh xơ vữa động mạch. Rau xanh cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Các loại vitamin A và E có tác dụng tránh tích tụ thêm mỡ trong gan.

Một số loại rau củ quả nên dùng như: Cam, bưởi, rau cải, rau má, súp lơ, rau cần, ...

Chọn đồ uống có lợi cho gan: Người bệnh nên chọn các loại nước có lợi cho gan như atiso, trà nụ vối, lá sen. Chúng có tác dụng giảm lượng mỡ trong gan, thanh nhiệt, điều hòa cơ thể đồng thời chống tích tụ mỡ ở gan.

Protein và sữa: Các protein tốt nhất để duy trì cân nặng và giảm cân là từ nguồn thịt nạc như: Thịt gia cầm, trứng, đậu nành, cá, hải sản, các loại đậu đỗ. Chất béo và calo dư thừa có thể giảm bằng cách loại bỏ các chất béo có thể nhìn thấy như da của gia cầm trước khi nấu, sử dụng các phương pháp để nấu thức ăn như nướng, hấp, rang.

Các sản phẩm từ sữa lành mạnh bao gồm ít chất béo hoặc sữa không béo, sữa chua và phô mai nên được bổ sung trong thực đơn cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ.

Thực phẩm chứa ít cholesterol: Thực phẩm giàu axit béo omega như cá béo, dầu oliu và các loại hạt được khuyến cáo để giúp điều trị gan nhiễm mỡ.

Chế độ ăn cho người bệnh gan phân theo mức độ bệnh

+ Thực phẩm nên tránh:

Mục đích của việc điều trị gan nhiễm mỡ là làm giảm hàm lượng mỡ trong gan. Vậy người bị gan nhiễm mỡ nên tránh những thực phẩm dưới đây:

Hạn chế chất béo, mỡ động vật: Mỡ động vật khi được dung nạp vào cơ thể sẽ bài tiết ra ngoài ở gan. Do đó, nếu sử dụng quá nhiều mỡ động vật sẽ gây gánh nặng cho gan. Gan không thể bài tiết mỡ, dẫn đến tích tụ và gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ. Vì vậy, bạn nên thay mỡ động vật bằng các loại dầu có nguồn gốc từ thực vật.

Tránh ăn những thực phẩm giàu cholesterol: Nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, ... chứa hàm lượng cholesterol cao. Do đó, việc giảm tiêu thụ các loại thực phẩm này giúp giảm lượng chất béo trong gan.

Không nên ăn quá nhiều thịt đỏ: Sử dụng nhiều thịt đỏ sẽ khiến bệnh gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng hơn.

Hạn chế các loại hoa quả chứa hàm lượng fructose cao: Hàm lượng đường cao là nguyên nhân gây ra các bệnh như béo phì, tiểu đường, gan nhiễm mỡ. Fructose do gan chuyển hóa. việc hạn chế các loại trái cây có fructose cao sẽ giúp giảm gánh nặng cho gan và phòng tránh bệnh gan nhiễm mỡ.

Kiêng gia vị cay nóng: Trong thực đơn của người bị bệnh gan nhiễm mỡ, cần hạn chế tối đa đồ ăn cay nóng sẽ làm giảm chức năng gan, khiến gan không thể bài tiết chất béo, làm chúng tích tụ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.

Tránh các chất kích thích, đồ uống chứa cồn: Đây là nhóm thực phẩm cấm kỵ với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Uống rượu bia sẽ thúc đẩy quá trình chuyển từ gan nhiễm mỡ thành xơ gan thậm chí là ung thư gan. Việc đào thải mỡ cùng các chất độc hại từ rượu bia là gánh nặng rất lớn cho gan.

3. Chế độ ăn cho bệnh nhân viêm gan cấp

- Trong bệnh lý viêm gan cấp, “nhà máy” bị trục trặc đột ngột, nên hoạt động bình thường của lá gan bị xáo trộn, người bệnh cần giảm bớt mỡ, bơ, dầu, không nên ăn thực phẩm có nhiều cholesterol như nội tạng súc vật, lòng đỏ trứng …

- Cần tăng sử dụng một số chất để cung cấp đủ năng lượng, giúp gan hồi phục tốt hơn như : tăng chất bột đường từ gạo, mật ong, trái cây ngọt, chuối.

- Nên dùng những thức ăn giàu đạm có giá trị dinh dưỡng cao như lòng trắng trứng, thịt bò, thịt heo, thịt gà nạc, cá nạc, đậu hủ, sữa đã tách bơ.

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây để cung cấp các khoáng chất và các vitamine A, D, B, C …là những yếu tố cần thiết cho hoạt động bình thường của gan.

- Ngưng rượu bia, tránh sử dụng những thuốc độc cho gan.

Chế độ ăn cho người bệnh gan phân theo mức độ bệnh

4. Chế độ ăn cho người viêm gan mãn

- Trong tình trạng bệnh lý này, tế bào gan bị tổn thương kéo dài và ngày một nặng hơn. Vì vậy bệnh nhân cần phải được cung cấp năng lượng đầy đủ để giúp gan hồi phục.

- Tăng chất bột đường dễ hấp thu từ gạo, ngũ cốc, trái cây ngọt.

- Sử dụng thức ăn hàm lượng đạm cao nhưng ít béo như lòng trắng trứng, thịt gà nạc, thịt heo nạc …

- Cung cấp đủ vitamine cho gan hoạt động, mỗi ngày có thể uống 1 viên Multivitamine.

-  Dù bệnh lý gan mãn do bất kỳ nguyên nhân nào cũng phải kiêng rượu bia và tránh dùng những thuốc gây độc cho gan.

5.  Chế độ ăn cho người xơ gan

+ Chế độ ăn cho người xơ gan không báng bụng:

- Nhu cầu năng lượng như người bình thường.

- Muối 2 - 4 g / ngày, được nêm nếm thức ăn với ½ muỗng café muối, không chấm nước tương hay nước mắm.

- Uống nước 1.5 - 2 lít nước / ngày.

- Tăng lượng đạm thực vật, giảm đạm động vật (do đạm động vật tạo nhiều ammoniac) : 0.8 -1 g đạm / kg cân nặng.

- Chia thức ăn thành nhiều bữa nhỏ có tác dụng tránh đầy bụng hay khó tiêu, dễ dung nạp thức ăn hơn.

+ Chế độ ăn cho người xơ gan có báng bụng:

- Nhu cầu năng lượng như người bình thường.

- Muối 2 g / ngày: nêm muối vào thức ăn lạt, không chấm gì thêm.

- Không ăn mắm, cá khô, thức ăn đóng hộp hay bày bán sẵn (vì có nhiều bột ngọt chứa muối natri).

- Nước uống 1 - 1.5 lít / ngày, bao gồm cả sữa, nước lọc, nước trái cây …

- Nếu bụng báng nhiều nên nằm nghỉ để thận có thể lọc được tốt hơn.

- Tăng lượng đạm thực vật có thể (nhu cầu đạm 0.8g / kg / ngày), hạn chế thịt cá, trứng gà, vịt, sữa; ăn nhiều đậu hủ, uống sữa đậu nành…

- Ăn yaourt có thể giúp hoá giải một phần ammoniac.

- Chia chế độ ăn thành nhiều bữa nhỏ: sáng - trưa - chiều - tối, xen kẽ các bữa ăn nhỏ giúp hạn chế bệnh tiểu đường và biến chứng hạ đường huyết.

- Hạn chế dầu, không ăn mỡ động vật.

- Ăn nhiều chất xơ: rau xanh, trái cây, hay dạng chất xơ tổng hợp sao cho đi tiêu từ 2 - 3 lần / ngày.

- Mỗi ngày bổ sung 1 viên multivitamines với tiêm vitamine K khi TQ kéo dài.

- Tránh những thức ăn chứa nhiều sắt như : thịt màu đỏ, gan, huyết… vì dễ bị ứ sắt dẫn đến tổn thương các cơ quan .

- Bữa ăn cuối cùng cách xa giờ đi ngủ ít nhất 3 - 4 giờ.

- Nên ăn nhiều vào buổi sáng để tránh đầy bụng và buồn nôn.

- Hạn chế café, trà và tránh những thức ăn chua cay vì dễ nguy cơ viêm dạ dày ở người xơ gan.

Chế độ ăn cho người bệnh gan phân theo mức độ bệnh

6. Chế độ ăn cho người ung thư gan

+ Nên ăn:

Trái cây và rau quả tươi: Chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, trái cây và rau quả tươi giàu chất chống oxy hóa, giúp chống lại bệnh tim mạch, đột quỵ, ngăn ngừa ung thư. Nguồn chất xơ dồi dào trong rau xanh và hoa quả giúp giảm táo bón. Một số loại trái cây tốt cho bệnh nhân ung thư gan: Dâu tây, cam, ớt chuông đỏ. Một số loại rau nên ăn: Bí, cà rốt và bắp cải, bông cải xanh.

Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc như bánh mì, gạo, mì là những carbohydrate quan trọng cung cấp cho cơ thể, giúp sản sinh glucose - nguồn năng lượng quan trọng cho các tế bào. Một số ngũ cốc nên ăn: Gạo lức, yến mạch, ngô, vừng...

Thực phẩm ít chất béo: Một số thực phẩm ít chất béo tốt cho bệnh nhân ung thư gan: Các loại hạt, dầu ô liu và dầu hạt cải dầu thực vật. Thực phẩm ít chất béo giúp tiêu hóa dễ dàng, giúp gan và thận không bị quá tải khi làm việc.

Thịt trắng: Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới đều khẳng định ăn các loại thịt trắng (tức là các loại thịt gia cầm gà, vịt, ngan) thay cho thịt đỏ sẽ giúp cơ thể chống chọi với bệnh ung thư gan tốt hơn. Nên chế biến các món ăn dưới dạng hấp, luộc để dễ tiêu hóa, hạn chế lượng dầu mỡ.

Sữa và sữa chua: Uống sữa và ăn sữa chua đã làm giảm khả năng phát triển bệnh ung thư gan, đồng thời cải thiện cơ hội phục hồi cho cơ thể.

Trà: Trà xanh và đen là một nguồn polyphenols - một nhóm các chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn chặn sự phân chia và di căn của các tế bào ung thư. Theo Quỹ chữa bệnh ung thư, lá trà xanh khô cũng có lợi bởi 40% trọng lượng chứa polyphenol. Những chất chống oxy hóa có thể giúp tăng cường bảo vệ và ngăn ngừa ung thư phổi, trực tràng, đại tràng, dạ dày và ung thư gan. Trà xanh cung cấp nhiều lợi ích hơn so với trà đen, và cả hai đều vượt trội so với các loại trà thảo dược.

Nên chế biến các món ăn dưới dạng hấp, luộc để dễ tiêu hóa, hạn chế lượng dầu mỡ

+ Nên tránh:

Thực phẩm chiên, xào có chứa nhiều dầu mỡ

Các loại thịt màu đỏ, các loại đồ ăn được đóng hộp, chế biến sẵn

Thực phẩm mặn, thực phẩm có hàm lượng muối cao

Nội tạng động vật: Do chứa hàm lượng chất béo cao, nhiều cholesterol không tốt cho cơ thể

Rượu và đồ uống có cồn, có ga: Các loại đồ uống này cần được loại bỏ khỏi thực đơn khi mắc ung thư thư gan bởi những loại đồ uống này sẽ khiến gan phải làm việc căng thẳng, trong khi đó gan cũng đang bị bệnh cần được nghỉ ngơi.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu chế độ ăn cho người bệnh gan. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Funadin – Giải độc gan – Thanh lọc thận – Thông khí phổi

funadin

Funadin hiệu quả cao và an toàn cho:

- Người bị men gan cao, gan nhiễm mỡ
- Người bị viêm gan cấp, mãm tính
- Người bị viêm gan siêu virus A, B, C,…
- Người bị suy gan, xơ gan.

Funadin - Tăng cường khả năng giải độc, bảo vệ gan trước các tác nhân gây hại (gốc tự do, thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu trong rau quả, thực phẩm, thuốc điều trị bệnh)…

Website: >>> Funadin - Khử độc gan, tăng cường chức năng gan, thanh lọc cơ thể

VIDEO CÔNG DỤNG FUNADIN

Sản phẩm Funadin được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 02120/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận