Cấu trúc và chức năng của gan - Bảo vệ gan mỗi ngày

Gan được xem là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ứng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt của cơ thể mà thôi. Gan là nội tạng lớn nhất trong cơ thể người. Dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu Cấu trúc, chức năng của gan và cách bảo vệ gan hàng ngày

Gan là một cơ quan của các động vật có xương sống, bao gồm cả con người. Cơ quan này đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa và một số các chứa năng khác trong cơ thể như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa.

I. Cấu trúc của gan

1. Vị trí của gan

Gan là một cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể và đồng thời một tuyến lớn nhất trong cơ thể. Gan nằm ngay dưới cơ hoành (hoành cách mô) ở phần trên, bên phải của ổ bụng. Gan nằm về phía bên phải của dạ dày (bao tử) và tạo nên giường túi mật. Dưới gan là ruột, thận phải.

Cấu trúc và chức năng của gan

2. Kích thước của gan

Gan người trưởng thành thường nặng 1,4 –1,8 kg ở nam và 1,2 – 1,4 kg ở nữ, nếu tính 800 -900 ml máu mà gan chứa thì Gan nặng trung bình 2,3 – 2,4 kg. Bề ngang dài 25 – 28 cm mềm, có màu đỏ sẫm.  

kích thước lá gan

3. Cấu tạo của gan

Gan gồm hai thùy chính: thùy trái và thùy phải, được ngăn cách nhau bởi dây chằng liềm. Mỗi thùy gan lại được chia nhỏ thành rất nhiều tiểu thùy, một tiểu thùy gan như hình bên dưới. Gan được cấu tạo bởi 60% là tế bào gan, phần còn lại là tế bào nội mô, tế bào hình sao. Giữa các dãy tế bào gan là các mao mạch kiểu xoang gọi là xoang gan. Trong xoang gan có các TẾ BÀO KUPFFER – là loại tế bào tham gia vào cơ chế sinh bệnh của hầu hết các bệnh lý về gan.

Các tế bào gan sản xuất mật rồi đổ mật vào các ống mật nhỏ, các ống mật nhỏ đổ ra các ống mật lớn hơn, cuối cùng mật được đổ vào ống gan chung. Ống gan chung vận chuyển  mật vào túi mật để  dự trữ, khi cơ thể cần tiêu hóa lipid, mật sẽ được tiết xuống tá tràng qua ống mật chủ.

cấu tạo

Gan là một trong số ít nội tạng của cơ thể có khả năng tái tạo lại một lượng nhu mô bị mất. Nếu khối lượng gan mất dưới 25% thì gan có thể tái tạo hoàn toàn. Điều này là do tế bào gan có khả năng đặc biệt như là một tế bào mầm đơn thẩm quyền (nghĩa là tế bào gan có thể phân đôi thành hai tế bào gan). Cũng có một số tế bào mầm song thẩm quyền gọi là các tế bào oval có thể biệt hóa thành tế bào gan và tế bào lót mặt trong ống mật.

II. Các chức năng của gan

Biến đổi thức ăn thành những chất cần thiết cho sự sống và phát triển

Chức năng đông máu và chống đông máu

Chức năng Giải độc và bài tiết các chất độc trong cơ thể

Chức năng tạo máu và dự trữ máu

Chức năng tạo mật

Sản xuất ra nhiều chất quan trọng sử dụng cho cơ thể

Chuyển hóa các thuốc được hấp thụ từ đường tiêu hóa

chức năng gan

Hiện tại, không có một cơ quan nhân tạo nào có thể đảm trách được toàn bộ chức năng vô cùng phức tạp của gan. Vì vậy chăm sóc gan là yếu tố sống còn giúp duy trì và tăng cường sức khỏe.

III. Cách bảo vệ gan

1. Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý

Sau mỗi bữa ăn, gan phải tăng cường hoạt động để chuyển hóa và dự trữ các chất dinh dưỡng. Vì vậy, sau khi ta ăn nên nghỉ ngơi yên tĩnh 30 phút để gan hoạt động tốt nhất.

Buổi tối nên đi ngủ trước 23 giờ để có được giấc ngủ sâu vào 1-3 giờ sáng, bởi đây là thời gian tốt nhất để dòng máu trở về gan và nuôi dưỡng gan. Một số người vì công việc mà luôn phải làm việc vào ban đêm, những người này có nguy cơ mắc bệnh gan khá cao và hệ thống miễn dịch cũng sẽ bị giảm sút nhiều.

2. Thực hiện chế độ ăn uống vệ sinh và cân đối dinh dưỡng:

Hằng ngày, chất dinh dưỡng được hấp thu tại ruột và chuyển tới dự trữ tại gan sau mỗi bữa ăn. Vì vậy, nếu chúng ta ăn uống không hợp vệ sinh, vi khuẩn có hại từ đường tiêu hóa theo dòng dinh dưỡng tới gây hại cho gan. Do đó một chế độ ăn uống hợp vệ sinh, sẽ giúp giảm tối đa sự tấn công của các vi khuẩn với gan.

Cần lưu ý chế độ ăn đúng giờ và bảo đảm các thành phần chất đạm, chất béo, tinh bột và rau xanh, trái cây giúp lá gan hoạt động hiệu quả nhất.  Nếu bị bệnh về gan thì nên ăn lượng đạm cao, lượng mỡ thấp, lượng đường đầy đủ, vitamin phong phú.

Nên tránh ăn những thực phẩm không còn tươi, các loại thực phẩm lên men, các loại thực phẩm có chất bảo quản, phẩm màu và các phụ gia, các loại thức ăn hun khói, các loại gia vị như ớt, hạt tiêu.

3. Hạn chế rượu bia, thuốc lá

Khói thuốc lá chứa nicotin và hơn 3.800 loại hóa chất độc hại. Hút thuốc lá rất có hại cho cơ thể, nhất là với gan. Sau khi hút thuốc, nồng độ chất độc hại trong máu sẽ tăng cao, do đó gan sẽ phải làm việc nhiều hơn để giải độc cơ thể.

Đối với các lá gan bình thường, thì uống một chút rượu không những không có hại mà còn có lợi, nhưng nếu uống quá nhiều rượu thì sẽ rất có hại. Còn những người đã bị bệnh gan thì uống rượu không khác gì hành động tự sát, một khi gan đã có bệnh thì không nên uống một chút rượu nào cả.

4. Không nên uống thuốc tùy tiện

Đối với một số thuốc gây hại cho gan như thuốc kháng sinh, tiểu đường, cao huyết áp, thuốc hạ mỡ máu, thuốc điều trị ung thư. Do đó trước khi dùng thuốc chúng ta cần tham khảo ý kiến bác sĩ, có thể sử dụng them các thuốc bổ gan, giải độc gan để bảo vệ gan khỏi tác hại của các thuốc.

5. Giữ cho tinh thần thoải mái

“Nộ tắc thương can”, câu đó có nghĩa là khi tức giận sẽ rất có hại cho gan. Tức giận làm cho hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động kém đi và gây tổn thương tới gan. Do vậy những người mắc bệnh gan nhất thiết không nên nóng giận nhiều.

6. Tiêm phòng vaccine viêm gan

Viêm gan virus B là nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan và ung thư gan. Vì vậy để bảo vệ lá gan của mình mọi người nên tiêm phòng viêm gan, nhất là với trẻ em, tiêm càng sớm càng tốt. Hiện nay tại các cơ sở y tế phòng dịch của huyện, thị xã, thành phố đều được cung cấp đầy đủ các vaccine để phòng bệnh này.

7. Khám sức khỏe định kỳ

Bạn nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về sức khỏe, nhất là bệnh gan mật. Nếu không may mắc các bệnh gan thì cần phải tuyệt đối tuân thủ lời dặn của bác sĩ, kiên trì uống thuốc, không nên vì bệnh tính tiển triển chậm mà sốt ruột đổi bác sĩ, đổi thuốc điều trị, điều đó chỉ càng khiến việc điều trị bệnh gan khó khăn và gian nan hơn.

8. Bổ sung thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện.

Vậy đối với việc bảo vệ Gan-Thận, chúng ta nên sử dụng loại TPCN nào?

Mách Bạn : Bi-Nutafit Tăng sức đề kháng, điều trị ung thư

Bi-Nutafit Hỗ trợ tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ chức năng gan, thận. Phục hồi sức khỏe sau xạ trị, hóa trị ung thư, sau phẫu thuật, xuất viện về nhà...

 

Bi-Nutafit

Công dụng của Bi-Nutafit

Hỗ trợ tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ chức năng gan, thận.

Lưu ý: Nếu bạn đang trong giai đoạn giám sát sức khoẻ bởi điều kiện y tế, đang mang thai, cho con bú, hoặc đang có kế hoạch mang thai hoặc đang dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia y tế của bạn trước khi sử dụng sản phẩm này. Không dùng khi mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Bi-Nutafit Tăng sức đề kháng, điều trị ung thư

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn biết thêm về Cấu trúc, chức năng của gan và cách bảo vệ gan hàng ngày. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

______________

Có Thể Bạn Quan Tâm

Bi-Nutafit tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư

Ưu điểm vượt trội giúp tăng cường miễn dịch nội sinh bằng Bi-Nutafit 

Bi-Nutafit giá bao nhiêu và mua ở đâu chính hãng?

Viết bình luận