Huyết áp cao là căn bệnh phổ biến hiện nay và nguy hiểm nó được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng. Cấp cứu cao huyết áp tại nhà như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Huyết áp là lực của dòng máu tác động lên thành động mạch, gồm có huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu, khi huyết áp ≥ 140/90 mmHg thì được gọi là cao huyết áp. Huyết áp cao do nhiều nguyên nhân gây ra và có các biến chứng nguy hiểm như suy tim, đột quỵ, tử vong. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu cấp cứu cao huyết áp tại nhà như thế nào.
Cấp cứu cao huyết áp tại nhà như thế nào
* Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp, xảy ra khi áp lực máu lên các thành động mạch cao hơn so với bình thường. Bạn có thể mắc cao huyết áp trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Mặc dù không có triệu chứng, nhưng về lâu dài bạn có thể mắc các biến chứng tăng huyết áp trầm trọng, bao gồm đau tim và đột quỵ. Khi đo huyết áp, người ta dùng 2 số đo là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Ví dụ như 120 trên 80 (viết là 120/80 mmHg). Bạn bị cao huyết áp khi một hoặc cả hai chỉ số quá cao so với bình thường (lưu ý: những chỉ số dưới đây áp dụng đối với những người không dùng thuốc huyết áp và chưa có tiền sử bệnh.)
+ Huyết áp bình thường hầu như thấp hơn 120/80mmHg;
+ Cao huyết áp (tăng huyết áp) là khi huyết áp của bạn đạt mức 140/90mmHg hoặc cao hơn trong một thời gian dài;
+ Nếu chỉ số huyết áp của bạn là 120/80mmHg hoặc cao hơn, nhưng dưới 140/90mmHg thì đó là tiền cao huyết áp.
* Nguyên tắc cơ bản trong cấp cứu cao huyết áp
- Nguyên tắc chủ yếu trong cấp cứu cao huyết áp là không được phép làm tụt huyết áp đột ngột và kéo dài. Sự sụt giảm nhanh huyết áp cũng sẽ có hại như khi trị số huyết áp quá cao.
- Cần xử trí khẩn trương, theo dõi sát. Bệnh nhân nên nhập viện và theo dõi tại bệnh viện có chuyên khoa tim mạch và cấp cứu.
- Sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp đường truyền tĩnh mạch. Việc lựa chọn thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tùy từng trường hợp cụ thể, có xem xét đến các bệnh kèm theo và các tổn thương cơ quan đích của bệnh nhân.
- Sau khi qua cơn tăng huyết áp cấp cứu, bệnh nhân cần tiếp tục được theo dõi và điều trị tăng huyết áp và loại trừ các yếu tố nguy cơ khác.
* Cách xử trí ngay khi thấy bệnh nhân có hiện tượng cao huyết áp theo từng trường hợp?
+ Với trường hợp người bệnh có dấu hiệu nhẹ, còn tỉnh táo:
- Người bệnh đang làm việc thì cảm thấy chóng mặt, không đứng vững nhưng vẫn còn tỉnh táo và có thể nói được. Đây là triệu trứng phổ biến của người cao huyết áp mãn tính mà nhiều người còn xem nhẹ.
- Cách xử trí: Ở tình huống này, cần cho bệnh nhân nằm giường nghỉ ngơi, đo huyết áp cho bệnh nhân, rồi gọi điện cho bác sĩ để được tư vấn dùng thuốc.
+ Với trường hợp người bệnh bị bất tỉnh:
Người bệnh có biểu hiện nặng hơn của cao huyết áp như say sẩm mặt mày, dẫn đến đột quỵ tại chỗ.
Cách xử trí: Không nên lay gọi bệnh nhân vì lay gọi và di chuyển bệnh nhân sẽ làm nguy cơ tăng huyết áp càng tăng và nguy cơ đột quỵ dễ xảy ra. Nên cho bệnh nhân nằm tại chỗ, kê đầu cao 30 độ và nằm nghiêng để tránh hiện tượng nôn trào ngược. Gọi cấp cứu 113.
+ Với trường hợp người bệnh bị nhồi máu cơ tim, khó thở:
Bệnh nhân bị tăng huyết áp đột ngột có thể dẫn đến tình trạng suy tim cấp, đau tức ngực, khó thở, bị ngã.
Cách xử trí: Với bệnh nhân đột quỵ nhồi máu cơ tim thì không nên xoa bóp ngực hoặc nắn bóp chân tay mà nên cho bệnh nhân nằm yên tĩnh, nghỉ ngơi và gọi cấp cứu để chuyển bệnh nhân đến BV chuyên khoa tim mạch gần nhất.
+ Để sơ cứu an toàn cho bệnh nhân cao huyết áp nói chung, cần lưu ý:
- Kiểm tra huyết áp của bệnh nhân liên tục.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghỉ, mở cửa thông thoáng không khí.
- Kê đầu cho bệnh nhân cao khoảng 30 độ, nới lỏng quần áo.
- Trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay bằng xe chuyên dụng để đảm bảo bệnh nhân di chuyển an toàn.
* Cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà
+ Khi bệnh nhân bị tăng huyết áp thái quá, cần để người bệnh được nghỉ ngơi và thư giãn hoàn toàn. Bệnh nhân không nên nói nhiều bởi vì khi nói, không chỉ thanh quản hoạt động mà các cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng làm huyết áp càng tăng cao.
+ Dùng máy đo huyết áp để xác định mức độ tăng và có biện pháp xử lý phù hợp.
+ Cho bệnh nhân dùng thuốc : Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hạ huyết áp, vì vậy người bệnh cần căn cứ vào các triệu chứng đi kèm và tiểu sử bệnh để sử dụng đúng thuốc. Dùng các loại thuốc hạ áp như: hydroclorothiazid, indapamid, prazosin, … theo đơn của bác sỹ. Người bệnh có thể uống kết hợp thêm thuốc trấn tĩnh. Người bệnh cần lưu ý, khi chỉ số huyết áp đã trở lại bình thường cần dùng các thuốc hạ áp có tác dụng chậm như Coversyl, Ace, … với liều thấp để ổn định huyết áp lâu dài.
+ Nếu trong nhà có bệnh nhân cao huyết áp, hãy dự phòng bằng việc uống thực phẩm chức năng Bi-Cozyme hàng ngày. Bi-Cozyme giúp điều hòa huyết áp, tiêu cục máu đông, mảng xơ vữa lòng mạch. Các bạn có thể mua sản tại các nhà thuốc bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, 103, 108,… hoặc mua trực tiếp tại nhà nhập khẩu BNC medipharm địa chỉ Kios 1, nhà Nơ 21, KĐT Pháp Vân, Hoàng Mai, Hà Nội – Hotline: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072 để được tư vấn và đặt hàng trực tiếp.
+ Bấm huyệt để hạ huyết áp:
- Huyệt thái dương (nằm ở cuối mi mắt): Dùng phần mềm của ngón tay day vào huyệt thái dương. Day đi day lại với mức độ mạnh tăng dần. Thực hiện lặp đi lặp lại từ 20-30 lần.
- Huyệt ủy trung (ở giữa nếp lằn khoeo chân): Bạn hãy dùng tay phải day bấm huyệt ở chân trái và ngược lại. Thực hiện liên tục mỗi bên 10 lần. Tiếp đó, dùng tay xoa đi xoa lại vùng da xung quanh nóng lên ở cả hai bên chân.
- Huyệt dũng tuyền (nằm chính giữa chỗ lõm của gam bàn chân): Dùng ngón tay cái vừa day vừa bấm vào huyệt dũng tuyền. Lặp đi lặp lại động tác khoảng 20 lần.
+ Sử dụng thực phẩm hỗ trợ:
Sử dụng rượu vang đỏ có chứa lượng chất oxy hóa cao. Vì vậy, cho người bệnh uống từ 1 đến 2 ly rượu vang đỏ sẽ giúp các động mạch giãn nở, làm giảm áp suất máu.
Để hạ huyết áp có thể cho người bệnh uống 1 cốc nước ép cần tây hoặc cà rốt. Loại nước uống này sẽ giúp giãn mạch, điều chỉnh rối loạn lipid trong máu và ổn định huyết áp. Hoặc có thể dùng nhân sen từ 2-3g, hãm với nước sôi cho người bệnh uống sẽ giúp hạ huyết áp hiệu quả.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách cấp cứu cao huyết áp tại nhà như thế nào. Quan trọng hơn cả là việc phòng bệnh bằng thói quen sinh hoạt, ăn uống, tập thể dục hàng ngày. Bạn cần có lối sống lành mạnh không hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn thức ăn chứa nhiều cholesteron. Với những người đã bị cao huyết áp thì nên sử dụng thực phẩm chức năng giúp điều hòa huyết áp hàng ngày. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Có thể bạn quan tâm :
>>> Người cao huyết áp nên uống gì tốt cho bệnh
>>> TPCN Rutozym phòng chống đột quy, ổn định huyết áp, tai biến mạch máu não
>>> TPCN: Bi-Cozyme - Giúp điều trị nhồi máu cơ tim, phòng chống tai biến mạch máu não
Viết bình luận