Cảnh báo 6 tác nhân gây hại đến tim mạch, mọi người cần đặc biệt lưu ý.

Các tác nhân gây hại cho tim mạch sẽ làm gia tăng lượng cholesterol xấu và các mảng bám tích tụ trong thành động mạch. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp mà còn khiến tim khó bơm máu hiệu quả. Nhiều trường hợp gây tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến các vấn đề với tim, thậm chí là đau tim và đột quỵ.  Cách hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe tim mạch là nắm rõ các tác nhân gây hại cho tim mạch và tránh xa chúng càng sớm càng tốt.

  


I. 6 tác nhân gây hại đến tim mạch, mọi người cần đặc biệt lưu ý.

1. Hút thuốc lá

- Hút thuốc lá cùng với huyết áp cao và cholesterol cao là 3 yếu tố nguy cơ chính gây ra các vấn đề với tim mạch. Theo thống kê, hút thuốc vẫn là nguyên nhân của gần 1/3 số ca tử vong do bệnh tim.

- Mỗi lần hít một điếu thuốc, bạn đang đưa vào cơ thể hơn 5.000 chất hóa học, trong đó có nhiều chất có hại cho sức khỏe tim mạch. Nicotine trong thuốc lá làm thắt chặt các mạch máu và carbon monoxide có thể làm hỏng lớp lót bên trong mạch máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch và làm tổn thương tim.

- Nếu bạn hút thuốc, việc bỏ thuốc lá ngay hôm nay chính là món quà sức khỏe lớn nhất mà bạn có thể dành cho trái tim của mình.

2. Chế độ ăn uống kém lành mạnh 

- Thức ăn bạn nạp vào cơ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố liên quan đến bệnh tim, bao gồm cholesterol, huyết áp, tiểu đường và thừa cân. Một chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, muối, đường và cholesterol xấu có thể làm gia tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch, huyết áp cao, lượng đường trong máu cũng tăng cao, góp phần tăng nguy cơ đau tim.

- Ăn một chế độ ăn lành mạnh với nhiều trái cây và rau củ quả xanh, ngũ cốc nguyên hạt, chất béo không bão hòa, protein tốt từ đậu, các loại hạt, cá và thịt gia cầm sẽ giúp cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng thiết yếu, giúp cải thiện chức năng tim và tăng sức khỏe tổng thể. Hạn chế thực phẩm đã qua chế biến, muối, carbohydrate tiêu hóa nhanh (từ bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây, và các loại tương tự), thịt đỏ và soda hoặc đồ uống có đường khác.

3. Lười vận động

- Có nhiều lý do khiến bạn ngồi nhiều, lười vận động hơn bình thường. Tuy nhiên, đây lại là một trong số các tác nhân gây hại cho tim mạch. Không hoạt động thể chất cũng có liên quan đến nhiều dạng bệnh tim và một số yếu tố nguy cơ khác.

- Tập thể dục và tăng cường hoạt động thể chất là điều bạn cần làm để ngăn ngừa bệnh tim và các bệnh mãn tính khác. Hãy cố gắng duy trì tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày hay 150 phút mỗi tuần ở cường độ vừa phải. Điều này sẽ giúp làm giảm cholesterol, giảm huyết áp, duy trì cân nặng và thúc đẩy hoạt động bơm máu của tim được hiệu quả hơn.

4. Thừa cân, béo phì

- Nếu bạn thắc mắc các tác nhân gây hại cho tim mạch là gì thì câu trả lời chính là thừa cân, béo phì. Béo phì, đặc biệt là tích tụ nhiều mỡ bụng sẽ làm căng thẳng thêm cho tim, buộc tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đi khắp cơ thể và dẫn nhiều bệnh lý mãn tính nguy hiểm khác.

- Hãy tính chỉ số BMI của bản thân để biết xem liệu cân nặng của mình đã phù hợp với chiều cao hay chưa. Nếu thừa cân, chỉ cần giảm 5 đến 10% trọng lượng, bạn có thể tạo ra sự cải thiện lớn về huyết áp, lượng đường trong máu và sức khỏe tim mạch.

5. Căng thẳng quá mức

- Căng thẳng là điều khó tránh khỏi trong cuộc sống. Nhưng thật không may, căng thẳng quá mức là một trong số các tác nhân gây hại cho tim mạch và có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn. Căng thẳng có thể làm tăng huyết áp, gây căng thẳng hơn cho tim và động mạch, thậm chí là dẫn đến những tổn thương vĩnh viễn.

- Căng thẳng cũng có thể khiến bạn ăn quá nhiều, uống nhiều rượu và hút thuốc lá. Tất cả đều là các tác nhân gây hại cho tim mạch. Vì vậy, hãy cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi, đồng thời thực hiện một số biện pháp giảm căng thẳng để bảo vệ sức khỏe tim mạch, chẳng hạn như:


+ Tập thể dục

+ Nghe nhạc

+ Thiền hoặc yoga

+ Viết nhật ký

+ Tận hưởng thời gian một mình.

6. Uống nhiều rượu

- Uống nhiều rượu cũng được biết đến là một trong các tác nhân gây hại cho tim mạch. Rượu khiến cơ thể tích tụ quá nhiều calo dư thừa, làm tăng lượng chất béo trung tính, gây béo phì và dẫn đến cao huyết áp, tổn thương cho tim theo thời gian.

- Nghiên cứu đã phát hiện ra những người đã từng bị đau tim và tiếp tục uống rượu nhiều có nguy cơ tử vong do một cơn đau tim hoặc đột quỵ khác, cao gấp đôi so với những người khác. Vì vậy, nếu uống rượu, hãy hạn chế và chỉ uống một đến hai ly mỗi ngày đối với nam giới, không quá một ly mỗi ngày đối với phụ nữ.

II. Những ai có nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

1. Những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

- Độ tuổi: lão hóa làm tăng nguy cơ bị tổn thương và thu hẹp các động mạch và suy yếu hoặc dày cơ tim.

- Giới tính: nam giới thường có nguy cơ cao bị mắc bệnh tim. Tuy nhiên, nguy cơ mắc bệnh tim mạch có thể tăng đối với phụ nữ mãn kinh.

- Tiền sử bệnh gia đình: nếu trong gia đình đã có người mắc bệnh tim mạch, nguy cơ mắc bệnh động mạch vành của bạn cũng có khả năng tăng.

  • Ngoài ra, còn có một số nguy cơ mắc bệnh khác, bao gồm:

 

+ Hút thuốc

+ Chế độ ăn kiêng nghèo nàn

+ Huyết áp cao

+ Nồng độ cholesterol trong máu cao

+ Bệnh tiểu đường

+ Béo phì

+ Không hoạt động thể chất

+ Căng thẳng

+ Giữ vệ sinh kém.

2. Triệu chứng bệnh tim:

- Mệt mỏi cực độ: Trước khi bệnh phát tác 1 vài tuần thì cơ thể có cảm giác mệt mỏi như bị sốt, cảm. Cảm giác mất hết sức lực, không còn sức để bê, vác, cầm 1 số đồ vật mà sức nặng chỉ có khoảng 5 đến 7kg.

- Cơ thể đau nhức toàn thân: Có cảm giác căng nhức xung quanh tất cả vùng ngực. Cảm thấy đau tức, bị chèn ép các vùng ở xương ức, vai, cổ… Nhưng đối với phụ nữ thì không có hiện tượng căng nhức ngực.

- Chóng mặt, buồn nôn: Khi mắc bệnh, người bệnh có cảm giác chóng mặt, tiêu hóa không tốt, nôn mửa. Tuy người bệnh có cảm giác chịu được những cũng không nên xem nhẹ kho gặp phải hiện tượng này.

- Đổ mồ hôi nhiều, liên tục, thường xuyên: Thường bị đổ mồ hôi trong các trường hợp không rõ nguyên nhân và ra mồ hôi nhiều. toàn thân ướt đẫm, khiến sắc thái cơ thể, mặt mũi bị nhợt nhạt, mệt mỏi.

- Khó thở: khi gặp hiện tượng này thì cần chú trọng cẩn thận hơn, vì đây là hiện tượng thường gặp nhất đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim. Nó làm cho người bệnh khó thở, thở hổn hên khi giao tiếp, nói chuyện…

- Mất ngủ thường xuyên: Khi có hiện tượng mắc bệnh thì người bệnh thường lâm vào trạng thái khó ngủ, dễ tỉnh giấc vào ban đêm và rồi không ngủ được nữa, đây cũng có thể là hiện tượng nguy cơ xảy ra mắc bệnh động mạch vành

- Cảm giác lo lắng, bồn chồn.

III. Những biến chứng có thể xảy ra của bệnh tim mạch là gì?

Các biến chứng của bệnh tim mạch bao gồm:

- Suy tim: Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh tim, suy tim xảy ra khi tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Suy tim có thể là kết quả của nhiều dạng bệnh tim, bao gồm cả các khuyết tật tim, bệnh tim mạch, bệnh van tim, bệnh nhiễm trùng tim hoặc bệnh cơ tim.

 

Các tác nhân nào gây hại đến tim mạch? Dưới đây là 6 tác nhân gây hại đến tim mạch, mọi người cần đặc biệt lưu ý.

 

- Đau tim: Một cục máu đông chặn sự lưu thông của máu, máu không thể đến tim sẽ gây ra một cơn đau tim, có thể gây tổn hại hoặc phá hủy một phần của cơ tim. Xơ vữa động mạch có thể gây ra một cơn đau tim.

- Đột quỵ: Các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch cũng có thể dẫn đến một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ. Điều này xảy ra khi động mạch não bị thu hẹp hoặc bị chặn, do đó có quá ít máu đến não của bạn. Một cơn đột quỵ cần được cấp cứu khẩn cấp, vì mô não bắt đầu chết chỉ trong vòng một vài phút khi cơn đột quỵ bắt đầu.

- Chứng phình động mạch: Một biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra bất cứ nơi nào trong cơ thể của bạn, đó là chứng phình động mạch. Khi bị phình động mạch, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng chảy máu nội bộ và có thể đe dọa tính mạng.

- Bệnh động mạch ngoại biên (PAD): Xơ vữa động mạch cũng có thể dẫn đến bệnh động mạch ngoại biên. Khi bị động mạch ngoại biên, tứ chi của bạn, chủ yếu là chân, sẽ không nhận đủ lượng máu. Điều này gây ra các triệu chứng đau, phổ biến nhất đau chân khi đi bộ.

- Tim ngừng đột ngột: Ngừng tim đột ngột là chức năng tim, hơi thở và ý thức mất đột ngột, thường được gây ra bởi một rối loạn nhịp tim. Ngừng tim đột ngột là một trường hợp cần được cấp cứu khẩn cấp. Nếu không được điều trị ngay lập tức, nó có thể gây tử vong.

IV. Những phương pháp điều trị bệnh tim mạch

Các phương pháp điều trị bệnh tim mạch sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Ví dụ, nếu mắc nhiễm trùng tim, bạn có thể sẽ được cho thuốc kháng sinh. Nói chung, những cách chữa bệnh tim mạch thường bao gồm:

- Thay đổi lối sống: thực hiện chế độ ăn uống ít chất béo và natri, tập thể dục vừa phải, ít nhất 30 phút mỗi ngày trong tuần, bỏ hút thuốc và hạn chế uống rượu.

- Sử dụng thuốc: Ngoài việc thay đổi lối sống, bác sĩ có thể kê toa thuốc để kiểm soát bệnh tim mạch. Các loại thuốc này sẽ phụ thuộc vào loại bệnh tim bạn đang mắc phải.

- Các kỹ thuật y tế hoặc phẫu thuật: Nếu thuốc không điều trị bệnh tim hiệu quả, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên làm các kỹ thuật y tế hoặc phẫu thuật tim. Loại phẫu thuật sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh tim của bạn.

V. Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tim mạch?

Bệnh tim mạch có thể được cải thiện – hoặc thậm chí ngăn ngừa được – bằng cách thay đổi lối sống nhất định. Những thay đổi sau đây có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch:

- Bỏ hút thuốc

- Kiểm soát các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường

- Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày trong tuần

- Ăn một khẩu phần ăn ít muối và chất béo bão hòa

- Duy trì trọng lượng khỏe mạnh

- Giảm căng thẳng

- Giữ vệ sinh tốt.

Sức khỏe tim mạch có tốt hay không là phụ thuộc vào chính bản thân bạn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn các tác nhân gây hại cho tim mạch và những thay đổi lành mạnh cần thực hiện để bảo vệ sức khỏe của trái tim!

 

Giải pháp cho bạn: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp tăng cường sức khỏe tim mạch hoàn toàn từ thảo dược.
 

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn:  Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể


Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh. Giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.​ Bi-Q10 Max là một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống, nâng cao sức khỏe tim mạch và chữa trị các bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng. Bi-Q10 Max là công thức phối hợp giữa các dược chất đặc biệt có hoạt tính sinh học tốt nhất để tăng cường sức khoẻ tim mạch đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm CAPTEK SOFTGEL International, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.

 


 

Công dụng của Bi-Q10 Max® :

- Làm tim và hệ thống mạch khỏe mạnh, phòng và chống các cơ đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim.

- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đâu nửa đầu, chống mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi, tăng cường trí nhớ.

- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch và phòng các biến chứng tiểu đường.

- Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.

- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.

- Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh.

- Bi-Q10 MAX giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.

- Điều trị chứng mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém, suy giảm trí nhớ.

- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai.

- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch.

- Giúp phòng và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.

- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

 

Viết bình luận