Cần làm gì để đẩy lùi suy thận độ 1?

Cuộc sống với bộn bề công việc, học tập khiến chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học là một phần lý do gây nên bệnh suy thận độ 1. Suy thận độ 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh suy thận mạn. Nếu không nhanh chóng điều trị, thay đổi thói quen sống, bệnh có thể phát triển nặng hơn và gây nên nhiều biến chứng khác. Suy thận độ 1 có nguy hiểm không? Cần làm gì để đẩy lùi suy thận? Đây chắc hẳn là những thắc mắc là lo lắng của rất nhiều người đang mắc phải bệnh này. Do vậy, dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho bạn đọc về bệnh suy thận độ 1.

  


I. Suy thận độ 1 có nguy hiểm không?
 

Với bệnh nhân suy thận độ 1, thận gần như vẫn khỏe mạnh và hoạt động tốt, chưa tác động quá lớn đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, bạn không được chủ quan mà cần phải theo dõi chức năng thận, tránh để bệnh tiến triển nhanh chóng và dẫn đến suy giảm, thậm chí mất hoàn toàn chức năng thận.

 

II. Cách để kiểm soát suy thận độ 1

 

Đối với suy thận độ 1, bệnh nhân không cần lọc máu nhân tạo hay ghép thận, chỉ cần kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh và kiểm soát các bệnh có thể làm suy thận nặng hơn như cao huyết áp hay đái tháo đường.

 

1. Kiểm soát đường huyết nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường

 

Lượng đường huyết cao kéo dài làm tổn thương các mạch máu nhỏ tại cầu thận, không thể hồi phục. Nếu tổn thương này không được kiểm soát sẽ tiến triển nhanh chóng thành suy thận.

 

Để kiểm soát lượng đường huyết, người bệnh đái tháo đường cần:


• Kiểm tra đường huyết định kỳ tại bệnh viện và bằng máy đo đường huyết tại nhà. Mức đường huyết mà người bệnh đái tháo đường cần duy trì thường ở giữa 80 mg/dL và 130 mg/dL trước khi ăn hay dưới 180 mg/dL khoảng 2 giờ sau khi ăn.


• Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.


• Ăn kiêng và tập thể dục hằng ngày.

 

2. Kiểm soát huyết áp

 

Huyết áp cao gây hại cho các mạch máu ở thận, đồng thời nó cũng có thể là hậu quả của việc thận bị tổn thương. Hãy kiểm soát tốt huyết áp để tránh làm suy thận nặng hơn.


Huyết áp bình thường dưới 140/90 mmHg, bạn có thể thường xuyên kiểm tra mức huyết áp này bằng máy đo huyết áp tại nhà. Để ngăn ngừa suy thận độ 1 tiến triển do cao huyết áp, bạn cần dùng thuốc điều trị tăng huyết áp nếu bác sĩ có chỉ định. Bên cạnh đó, chế độ ăn lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng:

 

• Ăn ít natri: bằng cách hạn chế thêm muối vào các món ăn, lựa chọn rau củ quả tươi thay vì đông lạnh. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn.
 

• Ăn ít chất béo: Lựa chọn các loại thịt nạc, gia cầm loại bỏ da, cá, các loại dầu thực vật như dầu ô liu,… thay cho các món ăn có hàm lượng chất béo cao khác như thịt đỏ mỡ và nội tạng động vật, dầu đã qua chế biến nhiều lần, sốt mayonnaise, sữa nguyên chất… Bạn nên chế biến món ăn bằng cách luộc, hấp, nướng thay vì chiên xào.

 

3. Kiểm soát cholesterol máu

 

- Khi mức cholesterol máu cao, bạn dễ mắc phải các bệnh về thận, bệnh về tim mạch hoặc đột quỵ. Đồng thời cũng làm tiến triển trầm trọng hơn tình trạng suy thận (nếu có). Để ngăn ngừa tăng lipid máu dẫn đến suy thận, hãy thực hiện những lời khuyên để kiểm soát huyết áp ở trên. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc hạ mỡ máu nếu cần thiết.

 

4. Đi khám và uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

 

- Nếu bạn sĩ chẩn đoán suy thận độ 1 và chỉ định một số nhóm thuốc giúp bạn kiểm soát tốt hơn tình trạng này, hãy tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ. Điều này sẽ giúp bác sĩ giám sát mức độ suy giảm chức năng thận và điều chỉnh các bước điều trị nếu cần.

 

- Ngoài ra, tùy vào mức độ tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ có thêm lời khuyên về ăn uống để giúp bạn kiểm soát bệnh tốt nhất.
 

Suy thận độ 1 có nguy hiểm không? Cần làm gì để đẩy lùi suy thận độ 1?


5. Bỏ hút thuốc lá giúp đẩy lùi suy thận độ 1

 

- Hút thuốc lá làm tăng huyết áp và đường huyết, tăng hủy hoại mạch máu, từ đó làm trầm trọng hơn tình trạng suy thận độ 1. Bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ này.

 

6. Tập thể dục thường xuyên

 

- Lời khuyên là bạn nên tập thể dục thường xuyên với mục tiêu là 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Các hoạt động thể chất đều đặn hằng ngày không chỉ giúp cơ thể sử dụng insulin tốt hơn mà còn giúp kiểm soát cholesterol máu và huyết áp của bạn. Bạn có thể bắt đầu với các bài tập nhẹ nhàng: đi bộ, tập đi lên đi xuống cầu thang hay các môn thể thao mà bạn yêu thích.

 

7. Hạn chế rượu bia

 

Uống nhiều rượu bia có thể làm tăng huyết áp và ảnh hưởng tiêu cực đến bệnh thận. Với nam giới, không nên uống quá 2 ly mỗi ngày và không quá 1 ly mỗi ngày với phụ nữ.


III. Ai là người có nguy cơ cao bị suy thận mãn tính?


Suy thận độ 1 thường không biểu hiện triệu chứng, người bệnh chỉ vô tình phát hiện bệnh khi làm xét nghiệm, kiểm tra sức khỏe. Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh suy thận thường cần được kiểm tra thường xuyên bao gồm:


• Người bệnh cao huyết áp


• Người bệnh đái tháo đường


• Chấn thương thận cấp tính – tổn thương thận đột ngột làm chúng ngừng hoạt động bình thường


• Người bệnh tim mạch chẳng hạn như bệnh tim mạch vành và suy tim


• Sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh lupus.


• Tiền sử gia đình mắc bệnh thận mạn tính tiến triển hoặc bệnh thận di truyền.


• Có đạm (protein) hoặc máu trong nước tiểu mà không rõ nguyên do.


Ngoài ra, những người phải dùng các loại thuốc chẳng hạn như NSAIDs, lithium, omeprazole lâu dài cũng cần thường xuyên kiểm tra chức năng thận.

 

IV. Nguyên nhân và triệu chứng của suy thận độ 1


1. Nguyên nhân suy thận độ 1


Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến suy thận cấp độ 1, đó là:


– Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, ăn quá mặn, quá ngọt hay quá nhiều giàu mỡ, chất béo gây áp lực
cho thận.


– Cơ chế bài tiết nước tiểu gặp vấn đề khiến các độc tố không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ lại. Lâu dần sẽ dẫn đến viêm đường tiết niệu. Nếu viêm tiết niệu mà không điều trị dứt điểm, vi khuẩn có thể ngược dòng lây lan lên gây suy thận.


– Sử dụng quá nhiều đồ uống chứa cồn và các chất kích thích khác


– Thận bị va đập mạnh hoặc tổn thương khi bị tai nạn hoặc chấn thương.


– Do bẩm sinh hoặc do biến chứng của các bệnh lý khác như bệnh tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, viêm cầu thận.


– Sống và làm việc trong môi trường bị ô nhiễm và nhiều hóa chất độc hại.

Lạm dụng thuốc gây ra những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến hoạt động của thận.


2. Triệu chứng bệnh


Ở giai đoạn 1, chức năng thận chỉ mới bắt đầu suy giảm. Các triệu chứng bệnh thường không được biểu hiện rõ ràng, thường gặp nhất là:


– Cơ thể mệt mỏi, uể oải, bị chóng mặt và thiếu máu nhẹ.


– Màu sắc nước tiểu thay đổi, có thể đậm hơn bình thường.


– Chán ăn và ăn không ngon miệng, buồn nôn. Khi thận bị suy yếu, các chất độc bình thường được thải ra khỏi cơ thể theo đường tiết niệu sẽ bị lắng đọng lại. Chúng khiến người bệnh luôn cảm thấy đầy bụng, chướng hơi và chán ăn.


– Đau tức hai bên mạn sườn, đặc biệt phần ở phần hố lưng.


– Một số biểu hiện khác: bị tăng huyết áp, mất ngủ hoặc bị rối loạn giấc ngủ.
 


V. Người mắc bệnh suy thận độ 1 nên ăn kì, kiêng gì?


Bên cạnh phương pháp điều trị giúp người bệnh nhanh chóng khỏe lại thì xây dựng một chế độ ăn uống và dinh dưỡng hợp lý là rất quan trọng. Một số thực phẩm được khuyên nên sử dụng, một số loại thì hạn chế hoặc không sử dụng.


1. Những thực phẩm tốt người suy thận độ 1 nên dùng


Để tăng cường sức khỏe và bổ sung dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh, một số thực phẩm sau nên được bổ sung vào thực đơn hằng ngày:


• Các chất xơ, vitamin: Các chất này có nhiều ở trong các loại trái cây, rau củ quả và các loại ngũ cốc
nguyên hạt,..


• Tinh bột: Có trong gạo, ngô, khoai, sắn, bún phở,…


• Chất béo: Nên sử dụng các loại chất béo có trong dầu thực vật như: ô liu, dầu đậu nành, dầu mè,… vừa tăng cường sức khỏe, vừa phòng chống các bệnh khác.


• Chất đạm: Sử dụng thực phẩm chứa đạm, hải sản nạc trong khoảng cho phép, ăn các loại thịt gia cầm nhiều hơn.


2. Những thực phẩm không tốt cho người bị suy thận độ 1


Một số thực phẩm người suy thận độ 1 không nên sử dụng để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Cụ thể như sau:


• Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo từ sữa tươi, pho mát.


• Hạn chế hoặc không sử dụng những sản phẩm đông lạnh, thực phẩm được chế biến sẵn.


• Không sử dụng thức ăn quá mặn sẽ rất ảnh hưởng đến quá trình lọc thận (người bình thường khỏe mạnh cũng không nên ăn quá mặn để phòng tránh bệnh).


• Không sử dụng quá nhiều những thực phẩm giàu đạm, Canxi và Kali như: sò, tôm, cua, nghêu,…


• Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giá đỗ, các loại đậu, vừng.


• Không ăn nội tạng động vật, các món nướng vì chúng chứa rất nhiều Cholesterol xấu ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động của thận.


• Không hút thuốc lá, không sử dụng rượu bia, chất kích thích, trà đặc, nước uống có gas,…


• Không sử dụng thức ăn nhanh, đồ cay nóng, đồ ăn có gia vị nặng,…


VI. Các phương pháp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị suy thận độ 1


Suy thận cấp độ 1 tuy chỉ mới là giai đoạn đầu của bệnh nhưng lại rất nguy hiểm vì có thể gây ra các bệnh khác hoặc khiến tình trạng bệnh nặng hơn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể phòng chống các triệu chứng của bệnh hoặc áp dụng để hỗ trợ điều trị suy thận độ 1.


• Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao như chạy bộ, đi bộ, bơi lội, đạp xe,… hoặc các bài tập nhẹ nhàng tại nhà.


• Chú trọng đến sử dụng những sản phẩm đến từ thiên nhiên, an toàn, bảo vệ sức khỏe.


• Thường xuyên đến bệnh viện hoặc các cơ sở Đông y để kiểm tra tình trạng sức khỏe, cập nhật những chỉ số để quan sát tình trạng cơ thể hiện tại.


• Giữ huyết áp ở mức ổn định, xây dựng một chế độ ăn uống, sinh hoạt và làm việc đều đặn. Ngủ đủ giấc 8 tiếng một ngày, không thức quá khuya, giấc ngủ thất thường.


• Nếu đang phải uống thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ cần tuân thủ đúng quy định, liều lượng, thời gian.


• Không được phép tự ý sử dụng các loại sản phẩm không rõ nguồn gốc, nếu muốn cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.

Trên đây chúng tôi đã giải đáp chi tiết cho bạn đọc về bệnh suy thận độ 1 có nguy hiểm không và cách để đẩy lùi bệnh suy thận hiệu quả. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho bạn đọc, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và hạnh phúc !

Giải pháp cho bạn: Sử dụng bổ sung thực phẩm chức năng giúp bảo vệ sức khỏe thận hoàn toàn từ thảo dược.

 

Thực phẩm chức năng không chỉ mang tới nhiều lợi ích tích cực đến sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các loại bệnh khác nhau, chúng đem lại nhiều lợi ích trong việc cải thiện sức khỏe toàn diện

Giới thiệu đến bạn:  Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật


Super Power UriClean là viên uống bảo vệ sức khỏe giúp duy trì sức khỏe cho đường tiết niệu làm tan sỏi thận, sỏi mật làm sạch đường tiết niệu ngăn chặn sự hình thành sỏi cũng như phòng tránh sỏi tái phát sau phẫu thuật, tán sỏi ...
 

Suy thận độ 1 có nguy hiểm không? Cần làm gì để đẩy lùi suy thận độ 1?



Công dụng của Super Powe Uriclean

- Làm tan sỏi thận, sỏi mật, ngăn chặn sự hình thành, tái phát sỏi...

- Phòng nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống do hạn chế lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.

- Chống viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

- Chống viêm bàng quang.

- Tan sỏi thận.

- Chống lắng cặn trong đài bể thận.

- Ngăn chặn sự hình thành sỏi thận.

- Chống suy thận, tăng cường sức khỏe thận...


 

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Super Power UriClean - Tán sỏi thận sỏi mật

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
______________

Có Thể Bạn Quan Tâm

>>> Bệnh suy thận có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như nào?
 

>>> Bệnh Suy Thận Ở Nam Giới – Triệu Chứng, Biến Chứng Thường Gặp

>>> Những điều cần biết về bệnh suy thận

Viết bình luận