Cách trị nhiễm trùng đường tiểu như thế nào?

Bạn bị nhiễm trùng đường tiểu, bạn muốn tìm cách điều trị, bạn chưa biết cách nào? Cách trị nhiễm trùng đường tiểu là câu hỏi của nhiều người. Nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng đến một phần của đường tiết niệu. Với trường hợp ảnh hưởng đến đường tiết niệu dưới thì được biết đến như là một nhiễm trùng bàng quang  và khi ảnh hưởng đến đường tiết niệu trên được gọi là nhiễm trùng thận. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về nhiễm trùng đường tiểu và cách điều trị.

Cách trị nhiễm trùng đường tiểu

* Cách trị nhiễm trùng đường tiểu

+ Điều trị y khoa:

1. Chú ý đến hiện tượng đau khi đi tiểu hoặc sự thay đổi trong nước tiểu. Nếu vi khuẩn trong niệu đạo và bàng quang gây nhiễm trùng, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy đau buốt hoặc khó tiểu. Bạn cảm thấy có nhu cầu đi tiểu thường xuyên nhưng nước tiểu ra rất ít hoặc không có nước tiểu. Các dấu hiệu khác của bệnh UTI bao gồm:

- Cảm giác nóng rát khi tiểu

- Đau bụng

- Nước tiểu đục và có mùi hoặc màu bất thường (vàng đậm hoặc hơi xanh)

- Mệt mỏi hoặc cảm giác đau ốm

2. Đến phòng cấp cứu nếu bạn bị nhiễm trùng thận hoặc tuyến tiền liệt. Nhiễm trùng có thể lan đến thận nếu bạn có các dấu hiệu của bệnh UTI trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần mà không điều trị. Ở nam giới mắc bệnh UTI không được điều trị, nhiễm trùng có thể lan đến tuyến tiền liệt. Nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng thận hoặc tuyến tiền liệt sau đây, bạn cần đến phòng cấp cứu hoặc tìm sự chăm sóc y tế khẩn cấp:

- Đau hai bên sườn hoặc thắt lưng

- Sốt hoặc ớn lạnh

- Buồn nôn

- Nôn

- Tiêu chảy

- Đau khi đi tiểu

3. Đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Liên lạc với bác sĩ nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào của bệnh UTI. Bác sĩ sẽ xem tiền sử bệnh và hỏi về các triệu chứng của bạn. Bạn cũng sẽ được yêu cầu lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm vi khuẩn cho việc chẩn đoán bệnh UTI và quyết định phương pháp điều trị.

Bác sĩ cũng có thể khám trực tràng nếu nghi ngờ tuyến tiền liệt có thể bị nhiễm trùng.

Bạn có thể được khám vùng chậu nếu dịch tiết âm đạo có mùi bất thường để loại trừ bệnh viêm cổ tử cung.

Nếu bạn bị UTI nhiều lần hoặc biến chứng nhiễm trùng, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm hình ảnh đường tiểu để loại trừ tình trạng sỏi thận hoặc tắc nghẽn.

Cách trị nhiễm trùng đường tiểu

4. Uống đủ liệu trình thuốc kháng sinh. Bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh cho bạn để trị vi khuẩn gây bệnh UTI. Bạn cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và không được ngừng uống thuốc ngay cả khi các triệu chứng đã bắt đầu cải thiện. Quan trọng là bạn phải dùng đủ liệu trình kháng sinh để ngăn ngừa vi khuẩn quay trở lại.

Hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và liệu bạn có phải kiêng uống rượu trong suốt quá trình điều trị không.

Nếu bạn có tiền sử viêm âm đạo, hãy hỏi bác sĩ về cách phòng chống nhiễm trùng nấm men bằng việc kết hợp thuốc kháng sinh và thuốc kháng nấm.

5. Gọi cho bác sĩ nếu bạn không thấy sự cải thiện trong vòng 2 ngày. Bạn sẽ cảm thấy đỡ sau khi uống thuốc kháng sinh 1 hoặc 2 ngày; nếu không đỡ, bạn hãy liên lạc với bác sĩ. Có thể bạn cần được điều chỉnh thuốc, hoặc tình trạng nhiễm trùng ở bạn có thể do nguyên nhân khác và đòi hỏi phương pháp điều trị khác.

+ Dùng thực phẩm chức năng Super Power Uriclean hàng ngày:

Super Power Uriclean là một công thức đặc biệt có các thành phần quan trọng được mệnh danh là "Người cắt đá, Máy nghiền đá, Máy tan đá", đây là một sự phối hợp đặc biệt của các hoạt chất sinh học được chiết xuất từ các thảo dược quý từ thiên nhiên của quả cranberry (Nam Việt Quất), Chanca piedra (Diệp Hạ Châu), Purple Corn Extract (Ngô tím) và vitamin C để tạo ra một sản phẩm hữu hiệu bảo vệ sức khỏe đường tiết niệu và gan mật.

super power uriclean

Các nghiên cứu cho thấy Super Power Uriclean ức chế sự bám dính của vi khuẩn E.coli ở lớp niêm mạc bàng quang, thận tiết niệu và đường mật, chống đông vón, giúp làm giảm nhiễm khuẩn đường tiết niệu và đường mật, duy trì một đường tiết niệu, đường mật khỏe mạnh. Sản phẩm tan sỏi thận và mật Super Power Uriclean còn có tác dụng làm giảm nhiễm khuẩn trên các bệnh nhân bị tổn thương tủy sống liên quan đến lưu thông nước tiểu ở bàng quang, thần kinh bàng quang hoặc đái buốt, đái dắt.

Super Power UriClean còn giúp điều hoà và giảm lượng đường trong máu và tăng khả năng thanh lọc cầu thận giúp đào thải các chất cặn bã, chất không cần thiết trongmáu và đảm bảo thông thoáng và làm sạch đường tiết niệu. Super Power Uriclean giúp:

- Ngăn chặn hình thành sỏi, làm tan, bào mòn và đẩy các loại sỏi thận-tiết niệu-bàng quang và sỏi gan mật ra khỏi cơ thể.

- Làm sạch đường tiết niệu, duy trì một đường tiết niệu khỏe mạnh.

- Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng đường tiết niệu, đái buốt, đái rắt, đau và sưng…

- Cải thiện chức năng thận, gan, lợi mật và bài tiết mật, giúp ăn ngon, dễ tiêu hoá và chống suy nhược cơ thể

- Hỗ trợ điều hoà đường huyết, cải thiện độ thanh lọc cầu thận giúp điều hoà huyết áp.

Đối tượng  sử dụng: Người bị viêm đường tiết niệu, sỏi thận, sỏi đường tiết niệu, bàng quang và sỏi đường mật. Muốn tăng cường sức khoẻ đường tiết niệu, gan mật

Hướng dẫn sử dụng: Uống 1 viên / lần, ngày uống 1 đến 2 lần, uống sau bữa ăn hoặc uống theo tư vấn của bác sĩ và các chuyên gia y tế. Liệu trình sử dụng: nên dùng một đợt 3 tháng, liều 1 viên/lần x 2 lần/ngày (tuỳ thuộc mức độ, tình trạng của sỏi) sau đó đến các cơ sở y tế khám và kiểm tra lại, liều dùng duy trì 1 viên/ngày trong vòng 6 tháng.

Bảo quản: nơi thoáng mát, nhiệt độ khoảng 25oC, độ ẩm 40 đến 60%, tránh ánh nắng trực tiếp.

Quy cách bao gói: Hộp 3 vỉ mỗi vỉ 10 viên.

Super Power Uriclean

Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN Super Power Uriclean giúp tan sỏi thận

* Các nguyên nhân gây bệnh nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu thông qua niệu đạo và bắt đầu lan sang bàng quang. Mặc dù hệ thống tiết niệu được thiết kế để loại bỏ những kẻ xâm lược cực nhỏ như vậy nhưng đôi khi những biện pháp phòng vệ này cũng thất bại.

Khi điều đó xảy ra, vi khuẩn có thể cư trú và phát triển thành một nhiễm trùng thâm nhiễm trong đường tiết niệu.

UTI chủ yếu xảy ra ở phụ nữ và ảnh hưởng đến bàng quang và niệu đạo.

- Nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang): Nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) và một loại vi khuẩn thường gặp trong đường tiêu hóa (GI). Khuẩn E.coli khi ở trên da hoặc gần hậu môn có thể vào trong đường tiết niệu và di chuyển lên trên các bộ phận khác.

- Nhiễm trùng niệu đạo (viêm niệu đạo): UTI có thể xảy ra khi vi khuẩn GI lây từ hậu môn đến niệu đạo. Ngoài ra, vì niệu đạo nữ gần âm đạo, các bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh mụn rộp, bệnh lậu, chlamydia và mycoplasma có thể gây ra viêm niệu đạo.

Các yếu tố rủi ro:

- Giới tính: Niệu đạo nữ ngắn hơn nam nên con đường vi khuẩn đến bàng quang ngắn hơn, khiến nữ giới dễ bệnh hơn nam giới.

- Hoạt động tình dục không an toàn.

- Sử dụng các biện pháp tránh thai: Phụ nữ sử dụng màng ngăn hoặc thuốc diệt tinh trùng có khả năng mắc bệnh cao hơn.

- Phụ nữ đã mãn kinh: Sau mãn kinh, sự thiếu hụt estrogen gây thay đổi đường tiết niệu, làm phụ nữ dễ nhạy cảm với nhiễm trùng hơn.

- Bất thường đường tiết niệu: Trẻ sơ sinh có dị tật đường tiết niệu làm cho nước tiểu không thải ra ngoài như bình thường được hoặc làm nước tiểu ứ lại trong niệu đạo có nguy cơ mắc bệnh cao.

- Tắc nghẽn đường tiểu: Sỏi hoặc tuyến tiền liệt phì đại có thể làm nước tiểu bị ứ lại trong bàng quang.

- Suy giảm miễn dịch: Bệnh tiểu đường và các bệnh lý khác gây suy yếu hệ miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

- Đặt ống thông tiểu: Thường gặp ở những người không thể tự đi tiểu được và phải đặt ống thông để rút nước tiểu ra.

Cách trị nhiễm trùng đường tiểu như thế nào

* Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu thường gặp

Các triệu chứng chung bao gồm:

+ Buồn tiểu thường xuyên;

+ Tiểu buốt;

+ Tiểu lắt nhắt;

+ Không kiểm soát được dòng chảy;

+ Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi;

+ Có mủ hoặc máu trong nước tiểu;

+ Người bệnh, đặc biệt là phụ nữ sẽ cảm thấy đau vùng xương mu.

+ Ngoài ra, tùy vào cơ quan bị nhiễm trùng, các triệu chứng khác nhau sẽ xuất hiện:

Nếu thận bị nhiễm trùng, bệnh nhân có thể bị sốt, buồn nôn, nôn mửa, hay run rẩy hoặc đau lưng;

Nếu bàng quang bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ thấy có sức ép lên phần trước của vùng xương chậu (bụng dưới), thường xuyên đi tiểu nhưng tiểu buốt và ra máu;

Nếu niệu đạo bị nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ đi tiểu buốt và có dịch tiết ra từ niệu đạo.

* Phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường tiểu

- Uống đủ nước mỗi ngày: Nước lọc và nước ép giúp lọc đường tiết niệu và hỗ trợ điều trị.

- Vệ sinh đúng cách: Sau khi đi vệ sinh, mọi người nên lau chùi từ trước ra sau. Tránh thụt rửa và xịt nước sâu vào âm đạo. Nên tắm vòi sen hơn là tắm bồn. Mặc quần lót làm từ cotton và tránh các loại quần chật.

- Đi tiểu sau khi quan hệ tình dục: Phụ nữ nên đi tiểu và vệ sinh sạch sau khi quan hệ tình dục. Tránh đặt màng ngăn tinh trùng hoặc dùng thuốc diệt tinh trùng;

- Nên tiểu thường xuyên và làm rỗng bàng quang hoàn toàn.

- Thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang uống thuốc tránh thai. Một số loại kháng sinh có thể tương tác với thuốc tránh thai.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách trị nhiễm trùng đường tiểu như thế nào và cách phòng bệnh ra sao. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Viết bình luận