Cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình như thế nào?

Rối loạn tiền đình là căn bệnh thường gặp ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên ở người trưởng thành thì tỷ lệ mắc cao hơn. Vậy cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình ra sao là câu hỏi của nhiều người. Rối loạn tiền đình gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Người bệnh rối loạn tiền đình thường có các dấu hiệu như chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, mất thăng bằng, ù tai,… nhiều lúc bị chao đảo, quay cuồng, khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống, thậm chí có người không thể đứng lên được. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này và cách phòng chữa.

Cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình như thế nào

1. Cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình

1.1. Các biện pháp phòng tránh rối loạn tiền đình

+ Chế độ sinh hoạt:

- Sinh hoạt nghỉ ngơi điều độ, không thức khuya, tránh làm việc quá sức. Không ngồi lâu trong phòng lạnh, nếu ngồi trong phòng điều hòa nên chú ý không để nhiễm lạnh, đặc biệt giữ gìn vùng cổ vai gáy.

- Hạn chế sử dụng máy tính: Tránh ngồi lâu trước máy vi tính. Nên đứng lên, vận động giữa thời gian ngồi làm việc.

- Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống đủ nước. Không ăn nhiều những món đồ dầu mỡ, quá mặn hay quá ngọt. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê…

- Ăn uống đầy đủ chất, hợp vệ sinh.

- Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít nước một ngày.

- Tạo một tâm lý thoải mái, vui vẻ, tránh tiếp xúc với các tình huống căng thẳng tâm lý. Tránh các stress hàng ngày trong cuộc sống. Tinh thần sảng khoái vui tươi, tâm lý nhẹ nhàng thư giãn, không có những căng thẳng lo âu sợ hãi... sẽ giúp phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình ít xuất hiện hơn.

- Phòng ngừa khi tiếp xúc với nguy cơ hay thay đổi tư thế: Người dễ bị hội chứng tiền đình thường phải dùng thuốc trước khi đi tàu xe. Nên tránh tập trung vào các dấu hiệu của bệnh bằng cách chú ý vào một việc khác như nghe nhạc, kể chuyện vui, thậm chí nếu ngủ được thì càng tốt. Ngoài ra, có những biện pháp tự kỷ ám thị cũng giúp tránh xuất hiện cơn như dán cao, bôi dầu... Trước khi đi chỉ ăn nhẹ, không ăn nhiều chất nặng mùi hay quá no.

- Tập thể dục đều đặn hàng ngày: Bệnh nhân có thể chủ động phòng tránh bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả hơn bằng cách tập những bài vật lý trị liệu giúp bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình. Bài tập sẽ giúp gia tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế, tăng khả năng duy trì thăng bằng khi đứng, đi, lắc lư hay xoay chuyển. Những bài tập này đã được chứng minh là rất có lợi cho sự thích nghi của hệ thống tiền đình với thay đổi tư thế theo thời gian. Nhiều người bệnh thậm chí có thể bỏ hẳn thuốc sau một thời gian tập luyện kiên trì.

- Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào hai tai bằng cách dùng hai bàn tay áp vào hai bên tai mỗi ngày 50 - 100 lần.

Bên cạnh việc tập thể dục đều đặn, để phòng tránh chứng rối loạn tiền đình, mọi người cần điều chỉnh các thói quen, lối sống như: để đèn ngủ sáng; không ngồi liên tục quá lâu; hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá; tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích; tránh thay đổi tư thế đột ngột; không lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh; giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt; tránh leo trèo cao; không đọc sách báo khi ngồi trên ôtô; ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.

+ Chế độ ăn uống:

Những người bị rối loạn tiền đình phải bổ sung vitamin để góp phần tăng cường sức khỏe cho hệ thống rối loạn tiền đình.

- Thực phẩm bổ sung vitamin B6: Hệ điều hành tiền đình sẽ bị ảnh hưởng nếu thiếu vitamin B6. Một số triệu chứng bệnh xuất hiện như chóng mặt, buồn nôn. Những người bị thiếu vitamin B6 cũng xuất hiện những triệu chứng như thế này. Để cải thiện tình trạng trên cần phải bổ sung vitamin B6. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 như thịt gà, cá, trái cây như cam, táo, chuối, hạnh nhân, bơ...các loại đậu, ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, bí ngô...

- Những thực phẩm chứa vitamin C: Bổ sung vitamin C để cải thiện các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin C đầy đủ sẽ giúp kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình tốt hơn. Thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, bưởi, cà chua, đu đủ, rau cải....

- Thực phẩm chứa vitamin D: Xơ cứng tai là triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình. Vitamin D giúp cải thiện tình trạng này, vì vậy việc bổ sung vitamin D là rất quan trọng đối với người bệnh. Những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như cá, trứng sữa, các loại ngũ cốc, các sản phẩm từ đậu nành...

- Thực phẩm chứa nhiều folate: Để giảm bớt các vấn đề cân bằng ở người lớn tuổi do sửa chữa những khiếm khuyết trong hệ thống tiền đình. Thực phẩm chứa nhiều folate như các loại hạt ( hướng dương, đậu phộng...), các loại đậu, các loại rau màu xanh...trái cây ( cam, quýt...)

Lưu ý: Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều chất béo bởi đây chính là nguyên nhân khiến cholesterol trong máu tăng cao, ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh. Nên ăn thịt nạc, ít ăn thịt đỏ, ăn thịt gia cầm nên bỏ da. Khi dùng sữa nên chọn các loại sữa tách béo hoặc làm từ sữa gầy.

Cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình như thế nào

1.2.Cách chữa bệnh rối loạn tiền đình

Có hai loại rối loạn tiền đình:

Rối loạn tiền đình ngoại biên: Biểu hiện chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt.

Trường hợp bệnh nặng, người bệnh không thể đi đứng được, cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nặng đầu, khó tập trung…

Rối loạn tiền đình trung ương: Là bệnh lý thường gặp với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế bị choáng váng, chóng mặt, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói.

Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do xơ mỡ động mạch mang máu đến nuôi não bộ.

Bạn có thể lựa chọn các cách chữa trị dưới đây sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của mình:

+ Cách điều trị theo phương pháp dân gian:

Một số cách chữa trị dân gian phía dưới chỉ áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ:

Ấn huyệt là phương pháp dùng tay ấn vào các huyệt thái dương, huyệt hợp cốc, tam âm giao,… Mỗi lần thực hiện từ 5 - 10 phút sẽ giúp giảm ngay triệu chứng chóng mặt.

Massage nhẹ nhàng vùng trán, hai bên ổ mắt, đỉnh đầu, sau gáy mỗi ngày 10 - 20 phút là cách giúp cơ thể thư giãn.

Ngâm chân bằng nước nóng là cách làm giúp thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng.

+ Cách điều trị theo y học hiện đại:

Bác sĩ có thể lựa chọn các phương pháp điều trị dưới đây sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của bạn:

Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình: Bạn sẽ được các bác sĩ hướng dẫn các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt để rèn luyện bộ não giúp nhận biết, xử lý các tín hiệu từ hệ tiền đình.

Thuốc: Việc sử dụng các loại thuốc phụ thuộc vào sự rối loạn chức năng tiền đình đang ở giai đoạn nào? Mỗi giai đoạn đầu, cấp tính hay mạn tính đều có cách dùng thuốc khác nhau.

Phẫu thuật: Sau khi thực hiện các cách chữa trị trên nhưng không đem lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp này.

Rối loạn tiền đình ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như hiệu quả công việc của người bệnh. Do đó, khi phát hiện mình có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên tìm gặp bác sĩ để có cách điều trị phù hợp.

Những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình thường đau đầu, căng thẳng do bị thiếu máu và có nguy cơ bị đột quỵ. Bệnh rối loạn tiền đình không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn khiến cho cuộc sống, sinh hoạt của bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, nhất là với người cao tuổi. Sử dụng những loại thuốc điều trị rối loạn tiền đình kết hợp cùng TPCN hỗ trợ điều trị được cho là có khả năng hỗ trợ ngăn chặn và đẩy lùi căn bệnh này không phát triển thành bệnh mãn tính.

Super Power Neuro Max

Super Power Neuro Max hiệu quả cao và an toàn cho:

- Người lớn bị rối loạn tiền đình, gặp các bệnh lý về não

- Người lớn bị suy nhược thần kinh, mất ngủ lo âu, sa sút trí tuệ

- Người lớn bị đau thắt ngực, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, đau nửa đầu

- Người lớn bị tai biến mạch máu não, thiểu năng tuần hoàn não

Super Power Neuro Max cung cấp chất chống oxy hóa mạnh, khử các gốc tự do để bảo vệ tổ chức não, làm tăng sự điều khiển tối ưu của sự kích thích màng tế bào và độ thẩm thấu của tế bào não, cải thiện quá trình sử dụng glucose và kiến tạo năng lượng cho não, hỗ trợ tổng hợp phospholipid cho sự gia tăng nhận thức và tăng tổng hợp acetylcholine và các chất dẫn truyền thần kinh.

Chi tiết xem thêm tại: >>> Super Power Neuro Max - Bổ não, tăng cường trí nhớ

Sản phẩm Super Power Neuro Max được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 2364/2020/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

2. Rối loạn tiền đình nên khám ở đâu?

Tại Hà Nội, người bệnh khi có dấu hiệu của rối loạn tiền đình hay nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh có thể đến thăm khám và điều trị tại các địa chỉ như:

+ Khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: Số 78 Giải Phóng – Đống Đa – Hà Nội

Khoa Thần kinh có đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm khám chữa bệnh thần kinh nói chung trong đó có hội chứng tiền đình. Các chuyên gia đầu ngành đã và đang công tác tại khoa như: Phó giáo sư Nguyễn Văn Liệu, Giáo sư Lê Văn Thính, Tiến sĩ-bác sĩ Nguyễn Văn Tuận, Phó Giáo sư Nguyễn Phương Mỹ...

Khoa có trang bị các thiết bị thăm dò chức năng thần kinh như máy điện não, điện não vi tính, siêu âm Doppler xuyên sọ, điện cơ và sử dụng chung các trang thiết bị hiện đại tại Bệnh viện Bạch Mai như: Chụp cắt lớp vi tính (CT Scan),chụp cộng hưởng từ (MRI) phục vụ cho việc thăm khám và điều trị hiệu quả các bệnh nhân thần kinh nói chung, trong đó có hội chứng tiền đình.

+ Khoa Tâm thần kinh - Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Địa chỉ: Số 1A Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Khoa Tâm - Thần kinh – Bệnh viện Lão khoa Trung ương là địa chỉ uy tín và tin cậy của bệnh nhân cao tuổi trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý tâm thần, thần kinh lão khoa.

Rối loạn tiền đình thường gặp trong cộng đồng, trong đó những người trên 65 tuổi hay gặp nhất. Như vậy, khoa là địa chỉ khám phù hợp với các bệnh nhân cao tuổi, ngoài gặp các triệu chứng của rối loạn tiền đình, còn có thể gặp các vấn đề khác của người cao tuổi.

Khoa thực hiện các thăm dò chuyên sâu về thần kinh như điện cơ, điện não đồ, điện não video, đa kí giấc ngủ và trắc nghiệm thần kinh tâm lí là những xét nghiệm quan trọng trong công tác chẩn đoán và theo dõi điều trị các bệnh lý thần kinh.

+ Chuyên khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn 2

Địa chỉ: Số 52 Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội

Tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, Bác sĩ trực tiếp khám và điều trị rối loạn tiền đình là Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thọ Lộ, là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám, điều trị các bệnh lý thần kinh nói chung, có nhiều kinh nghiệm trong khám và điều trị chóng mặt, hội chứng tiền đình.

Thiết bị chẩn đoán đồng bộ, hiện đại hỗ trợ thăm khám, chẩn đoán và điều trị hội chứng tiền đình như: Máy cộng hưởng từ 1.5Tesla, máy chụp cắt lớp vi tính 16 dãy, máy đo điện não đồ, chụp X.quang và hệ thống thiết bị xét nghiệm đồng bộ.

Người bệnh nếu gặp các triệu chứng của rối loạn tiền đình, như là: chóng mặt, nôn ói, mất thăng bằng, đã đi khám và có chẩn đoán bị rối loạn tiền đình thì nên khám và điều trị với Bác sĩ khoa Tai Mũi Họng. Sau đây là một vài địa chỉ uy tín tại Hà Nội, người bệnh có thể tham khảo.

Cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình như thế nào

+ Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương

Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng - Đống Đa - Hà Nội

Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường do viêm tai xương chũm mạn tính, xơ cứng tai, các loại thuốc gây tổn thương tiền đình - ốc tai như một số loại thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị, ung thư, xạ trị, thuốc giảm đau...

Vì vậy, ngoài đi khám với chuyên khoa Thần kinh, người bệnh có thể đến khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi họng ở Bệnh viện Tai Mũi họng Trung ương. Đây là địa chỉ uy tín hàng đầu về thăm khám các bệnh lý về Tai nói chung trong đó có rối loạn tiền đình.

Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương cũng là nơi tập hợp đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi. Trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất đồng bộ hỗ trợ thăm khám cho bệnh nhân gặp rối loạn tiền đình.

+ Bệnh viện Đa khoa An Việt

Địa chỉ: Số 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Bệnh viện An Việt có thế mạnh chuyên môn về Tai Mũi họng. Đây là địa chỉ công tác của các Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Tai Mũi Họng đầu ngành Việt Nam, từng công tác tại các Bệnh viện Trung ương và nhiều năm tu nghiệp tại Đức, Pháp…

3. Rối loạn tiền đình có chữa khỏi không?

Rối loạn tiền đình có thể chữa khỏi, tránh tái phát, biến chứng nếu người bệnh thực hiện điều trị đúng, tích cực. Bệnh nhân không nên tự mua thuốc để điều trị vì có nhiều loại thuốc có thể gây tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ khi trị rối loạn tiền đình.

Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh nên thực hiện tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng đối với đốt sống cổ để giúp khí huyết lưu thông, giảm tình trạng thiếu máu lên não. Trong trường hợp người cao tuổi bị chóng mặt, kèm theo nhức đầu đột ngột, mờ mắt, sốt cao, mất thị lực, giảm thính giác,... thì nên đi bệnh viện khám vì đó có thể là ảnh hưởng tiêu cực của rối loạn tiền đình. Đồng thời, bệnh nhân cũng nên tích cực điều trị các bệnh mãn tính gây rối loạn tiền đình như huyết áp thấp, tăng huyết áp, tăng mỡ máu,... theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để điều trị rối loạn tiền đình, người bệnh bị mỡ máu, xơ vữa động mạch,... cần chú ý kiêng khem trong ăn uống nhưng không kiêng khem thái quá để tránh bị suy dinh dưỡng. Người cao tuổi mắc bệnh không nên lạm dụng rượu bia, cần uống đủ nước hằng ngày. Người lớn tuổi cũng nên tắm rửa bằng nước ấm trong buồng kín gió, giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh. Đồng thời, người bệnh nên vận động cơ thể thường xuyên, tốt nhất là đi bộ mỗi ngày khoảng 60 phút, tránh ngồi quá lâu ở một vị trí mà không thay đổi tư thế.

Rối loạn tiền đình có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như chấn thương hay đột quỵ. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh cần trị rối loạn tiền đình theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để cải thiện chất lượng cuộc sống và tránh nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về cách phòng và chữa bệnh rối loạn tiền đình như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Viết bình luận