Đột quỵ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong nhanh chóng, người bệnh nếu được cứu chữa kịp thời có thể duy trì sự sống song cũng gặp phải không ít biến chứng nặng nề. Vì thế, phòng ngừa đột quỵ được nhiều người tìm hiểu, nhất là các đối tượng nguy cơ cao như người mắc bệnh tim mạch, mỡ máu,… Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn những cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm hiệu quả. Mời bạn cùng theo dõi nhé!
1. Nguyên nhân nào dẫn tới đột quỵ?
Đột quỵ xảy ra khi não bộ bị tổn thương nghiêm trọng khi không nhận đủ oxy và dinh dưỡng. Nếu tình trạng thiếu oxy và dinh dưỡng này kéo dài trên vài phút, tế bào não sẽ dần chết đi khiến mọi hoạt động của cơ thể bị ảnh hưởng.
Vì thế, nếu đột quỵ càng kéo dài, thời gian khôi phục đường dẫn truyền máu nuôi não càng lâu thì số lượng tế bào não chết càng nhiều, khả năng tư duy vận động cũng bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. Đột quỵ có thể dễ tới tử vong với tỉ lệ rất cao, đa phần do tâm lý chủ quan và cấp cứu chậm trễ. Bệnh nhân sống sót sau đột quỵ đều bị suy yếu sức khỏe và gặp phải biến chứng như: mất ngôn ngữ, suy giảm thị giác, rối loạn cảm xúc, tê liệt một phần cơ thể,…
Có hai dạng đột quỵ với nguyên nhân và cơ chế gây bệnh khác nhau:
Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ (chiếm 85% ca bệnh)
Nguyên nhân là do các cục máu đông hình thành, di chuyển lên động mạch nuôi não nhưng bị tắc nghẽn tại đây. Cục máu đông làm cản trở một phần hoặc hoàn toàn máu lưu thông lên não.
Đột quỵ do xuất huyết
Tình trạng này hiếm gặp hơn khi mạch máu nuôi não bị vỡ, khiến máu chảy ồ ạt gây tổn thương tế bào não, còn gọi là xuất huyết não. Nguyên nhân gây đột quỵ xuất huyết não thường do thành động mạch yếu, xuất hiện vết nứt hoặc chấn thương gây vỡ mạch máu.
Trước khi xảy ra đột quỵ thực sự, nhất là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, bệnh nhân có thể gặp những cơn đột quỵ nhỏ do thiếu máu thoáng qua chỉ kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu để phát hiện và phòng ngừa sớm đột quỵ xảy ra. Ngoài ra, đột quỵ còn liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ, khi kiểm soát tốt các yếu tố có thể, chúng ta có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Cụ thể, đột quỵ liên quan đến các yếu tố nguy cơ sau:
Yếu tố không thay đổi
• Đột quỵ thường xảy ra hơn ở:
• Những người có chủng Mỹ gốc Phi, nguy cơ cao gấp 2 lần so với người da trắng.
• Những tiền có tiền sử gia đình bị đột quỵ.
• Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn nữ giới.
• Đột quỵ dễ xảy ra hơn ở nam giới lớn tuổi, đặc biệt từ 55 tuổi trở lên.
Yếu tố bệnh lý
Đây là những yếu tố có thể kiểm soát để phòng ngừa đột quỵ, bao gồm:
• Tiền sử đột quỵ: Kể cả đột quỵ thoáng qua hay đột quỵ thực sự, bệnh nhân có nguy cơ tái phát rất cao, nhất là trong vòng vài tháng đầu. Sau 5 năm bị đột quỵ, nguy cơ này sẽ giảm dần.
• Đái tháo đường: Biến chứng đái tháo đường là tổn thương mạch máu làm tăng nguy cơ đột quỵ.
• Cao huyết áp: Làm tăng áp lực lên thành động mạch, khiến thành động mạch yếu đi, dễ tổn thương dẫn tới đột quỵ xuất huyết não. Đồng thời bệnh cũng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, yếu tố nguy hiểm gây đột quỵ.
• Mỡ máu cao: Do cholesterol tích tụ thành động mạch, cản trở lưu thông máu và có thể vỡ ra làm tụ thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu.
• Hút thuốc: Làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 2 lần do hóa chất trong khói thuốc làm tổn thương mạch máu, tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, làm tổn thương tim và phổi.
• Thừa cân, béo phì: Dễ mắc các bệnh cao huyết áp, tim mạch, mỡ máu dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao.
• Lối sống không lành mạnh như: ăn uống không lành mạnh, thiếu cân bằng, ít vận động cũng là một trong các yếu tố tác động gây biến chứng đột quỵ não.
2. Vì sao cần phòng ngừa đột quỵ từ sớm?
Chủ động phòng ngừa đột quỵ từ sớm là một việc vô cùng quan trọng vì đột quỵ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống, thậm chí có thể gây tử vong.
Dưới đây là những lý do vì sao cần thực hiện những cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm:
• Giảm nguy cơ đột quỵ: Việc phòng ngừa đột quỵ thông qua nhận biết và xử lý các yếu tố nguy cơ đột quỵ từ sớm giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh. Những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu đường, hút thuốc lá, béo phì và gia đình có tiền sử đột quỵ,… đều có thể được kiểm soát và điều chỉnh để giảm nguy cơ.
• Tránh hậu quả nặng nề: Đột quỵ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, suy giảm chức năng vận động, tàn tật hay thậm chí tử vong. Áp dụng những cách phòng ngừa đột quỵ từ sớm giúp bạn có thể giảm nguy cơ phải đối mặt với những hậu quả này và duy trì một chất lượng cuộc sống tốt hơn.
• Tiết kiệm chi phí: Chi phí cấp cứu và điều trị đột quỵ, phục hồi sau đột quỵ thường khá lớn. Do đó, việc thực hiện những cách ngăn ngừa đột quỵ từ sớm cũng giúp giảm thiểu chi phí liên quan đến việc điều trị và chăm sóc sau đột quỵ, từ đó giảm tải gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội.
• Tăng cường chất lượng cuộc sống: Phòng ngừa tai biến, đột quỵ từ sớm không chỉ giúp tránh các biến chứng và hậu quả nghiêm trọng, mà còn giúp duy trì một chất lượng cuộc sống tốt hơn. Thông qua việc duy trì một lối sống lành mạnh, bạn cũng có thể cải thiện chất lượng sức khỏe tổng thể để tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.
Nhìn chung, việc phòng ngừa đột quỵ từ có thể giảm nguy cơ đột quỵ cũng như tránh những hậu quả nghiêm trọng sau đột quỵ, giúp đảm bảo sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
3. Giải pháp phòng chống đột quỵ hiệu quả
3.1. Một trong những cách phòng chống đột quỵ não là xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh
Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa đột quỵ não. Cần tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh và cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể để giảm nguy cơ đột quỵ.
Dưới đây là một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng phòng ngừa đột quỵ não:
• Giảm tiêu thụ chất béo bão hòa: Trong chế độ ăn uống hằng ngày, cần hạn chế tiêu thụ các loại mỡ động vật, bơ, kem và các sản phẩm chứa chất béo bão hòa. Thay vào đó, nên tăng cường tiêu thụ chất béo không bão hòa như dầu ô liu, cá hồi, hạt chia và quả óc chó,….
• Tăng cường tiêu thụ chất xơ: Một cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả chính là tăng cường hàm lượng chất xơ trong bữa ăn. Bạn có thể lựa chọn các loại rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc, trái cây,…
• Hạn chế thức ăn mặn: Hạn chế thức ăn nhiều muối giúp kiểm soát huyết áp cao – một yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ.
• Tăng cường tiêu thụ các chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và các chất chống oxy hóa khác có thể giảm nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, cách phòng ngừa đột quỵ chính là tăng cường các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như dầu thực vật, hạnh nhân, hạt dẻ, cam, chanh,…
• Bổ sung các dưỡng chất tốt cho não bộ: Để phòng ngừa đột quỵ, nên bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho sức khỏe não bộ, chẳng hạn như Blueberry và Ginkgo Biloba. Các hoạt chất này không chỉ giúp phòng ngừa, hạn chế nguy cơ đột quỵ mà còn giúp hỗ trợ cải thiện trí nhớ, giảm đau đầu cũng như nhiều bệnh lý thần kinh khác.
• Giảm tiêu thụ đường: Tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây tăng cân, béo phì và dẫn đến tiểu đường và làm tăng nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần. Để phòng tránh đột quỵ, nên hạn chế tiêu thụ đường tinh khiết, nước ngọt, đồ ngọt và các sản phẩm chứa đường.
• Đa dạng hóa chế độ ăn uống: Một lưu ý quan trọng khi áp dụng các cách phòng ngừa đột quỵ chính là xây dựng chế độ ăn uống với đầy đủ các nhóm thực phẩm khác nhau, giúp đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất và vi chất cần thiết cho cơ thể.
3.2. Một trong những cách phòng chống đột quỵ não là tập thể dục, thể thao
Một trong những cách phòng chống đột quỵ mà ai cũng có thể thực hiện là tập luyện thể dục thể thao, vận động mỗi ngày. Điều này đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể là:
– Giảm lo lắng, căng thẳng
– Tăng lưu thông máu
– Cải thiện sức đề kháng, sức bền của cơ thể
– Giữ cân bằng ở mức phù hợp
Tùy theo sở thích cá nhân, bạn có thể lựa chọn các bài tập phù hợp. Nên duy trì 4-5 buổi/tuần với thời gian 20-30 phút mỗi ngày.
Người cao tuổi có thể tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, dưỡng sinh hoặc đi bộ. Người trẻ tuổi có thể đi bộ, chạy bộ, bơi lội, gym, aerobics, …
3.3. Tránh thừa cân, béo phì
Tránh thừa cân và béo phì là một trong những cách phòng ngừa đột quỵ quan trọng mà bạn cần lưu ý. Nên chủ động theo dõi cân nặng thường xuyên để hạn chế cân nặng vượt quá mức. Khi bạn thừa cân, béo phì, lượng cholesterol xấu (LDL) thường cao và có thể gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ bị đột quỵ.
Để tránh thừa cân và béo phì, hãy duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh và hạn chế chất béo, thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,… Ngoài ra, nên tập thể dục đều đặn và duy trì vận động thường xuyên để đốt cháy calo dư thừa và duy trì cân nặng lý tưởng.
3.4. Giữ cho tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ
Tâm trạng mệt mỏi và căng thẳng trong thời gian dài cũng là một nhân tố khiến bệnh đột quỵ có nguy cơ cao hơn bởi người bệnh stress thường có những thói quen như: hút thuốc, uống rượu bia, thức khuya, ngủ ít…
Đây cũng là nguyên nhân khiến cơ thể luôn mệt mỏi, lưu thông máu kém và dẫn tới đột quỵ.
Bên cạnh loại bỏ những thói quen xấu thì việc duy trì lối sống và tinh thần thoải mái giúp người bệnh tránh căng thẳng và tăng cường lưu thông máu đến não, ngăn ngừa nguy cơ bệnh đột quỵ.
3.5. Không hút thuốc lá
Không hút thuốc lá là một cách phòng ngừa đột quỵ não quan trọng mà bạn nên lưu ý. Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại, trong đó có nicotine và carbon monoxide, có thể gây tổn thương đến hệ tuần hoàn và tăng nguy cơ đột quỵ. Cụ thể, nicotine trong thuốc lá gây co thắt động mạch và tăng nguy cơ hình thành mảng bám trong động mạch, dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não và gây đột quỵ.
Bên cạnh đó, thuốc lá còn gây tăng huyết áp ngay lập tức sau khi hút. Hơn nữa, hút thuốc lá làm giảm lưu thông máu đến não. Khi não không nhận được đủ lượng máu giàu oxy và dưỡng chất để nuôi các tế bào não thì sẽ có nguy cơ đột quỵ. Bằng cách không hút thuốc lá, bạn có thể giữ cho huyết áp ổn định, cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ đột quỵ.
Cần lưu ý rằng việc hút thuốc lá bị động (tiếp xúc với khói thuốc lá từ những người xung quanh) cũng làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, bên cạnh việc chủ động cai thuốc lá nếu đang hút thuốc, bạn cũng cần tránh tiếp xúc gần với người đang hút thuốc.
3.6. Hạn chế rượu bia
Cách phòng tránh đột quỵ đơn giản chính là bạn cần hạn chế rượu bia và các loại thức uống có cồn. Uống quá nhiều rượu bia có thể làm tăng huyết áp, một yếu tố nguy cơ quan trọng gây ra đột quỵ. Hơn nữa, thức uống có cồn cũng góp phần làm tăng mức cholesterol xấu (LDL) trong máu, tạo điều kiện cho sự hình thành mảng bám trong động mạch – một trong những nguyên nhân chính gây ra đột quỵ.
Hơn nữa, các loại thức uống có cồn như rượu và bia cũng góp phần gây mất nước và điện giải. Việc uống quá nhiều có thể dẫn đến sự mất cân bằng điện giải trong cơ thể và tăng nguy cơ đột quỵ.
Vì vậy, để phòng chống đột quỵ, cần lưu ý xây dựng lối sống lành mạnh và kiểm soát việc tiêu thụ rượu bia. Điều này không chỉ giúp bạn giảm nguy cơ bị đột quỵ mà còn bảo vệ sức khỏe gan và sức khỏe tổng thể.
3.7. Ổn định huyết áp
Huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 4 lần, vì thế nếu đang ở trong tình trạng này, hãy kiểm soát huyết áp bằng cách:
• Hạn chế muối và thực phẩm có độ mặn cao.
• Tăng cường ăn trái cây, đặc biệt là trái cây rau xanh giàu Kali như: chuối, khoai tây, khoai lang, các loại đậu, cà chua,…
• Tăng cường sản phẩm làm từ sữa ít béo, giảm mỡ bão hòa.
• Bổ sung thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, cá thu, hạt óc chó,…
• Ăn nhiều chất xơ trong trái cây, rau xanh, ngũ cốc,…
3.8. Kiểm soát cholesterol
Cholesterol trong máu cao làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch dẫn đến đột quỵ. Hơn nữa, hàm lượng cholesterol cao có thể gây tổn thương cho mạch máu, làm giảm tính đàn hồi của mạch máu, từ đó làm giảm lưu thông máu đến não, góp phần tăng nguy cơ đột quỵ.
Để kiểm soát cholesterol nhằm phòng ngừa đột quỵ, nên hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ và chất béo. Ngoài ra, nên thường xuyên vận động thể chất cũng như kiểm soát cân nặng và duy trì mức cân nặng trong khoảng lý tưởng.
3.9. Điều trị các bệnh liên quan
Cao huyết áp, béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch… là những bệnh lý góp phần làm tăng nguy cơ đột quỵ. Do đó, cách phòng ngừa đột quỵ chính là nên điều trị các bệnh lý liên quan.
Hãy luôn tuân thủ chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả tối ưu nhất, duy trì sức khỏe.
3.10. Kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát đột quỵ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là và tầm soát đột quỵ giúp phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ cũng như bệnh lý liên quan đến đột quỵ. Từ đó có thể đưa ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời. Khi kiểm tra sức khỏe và tầm soát đột quỵ, bạn có thể được đánh giá về huyết áp, xét nghiệm lipid máu, kiểm tra đường huyết,…
Trên đây là tổng hợp những cách phòng ngừa đột quỵ sớm mà bạn cần lưu ý. Đồng thời, đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý sớm. Mỗi người nên hạn chế tối đa những tác động tiêu cực dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ và xây dựng biện pháp ngăn ngừa phù hợp.
Bi-Cozyme Max Giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ
Bi-Cozyme Max là viên uống bảo vệ sức khỏe cho người mắc các bệnh lý về mỡ mãu, huyết áp cao, huyết áp thấp, các bệnh tim mạch, phòng chống tai biến, sau tai biến., thiếu máu lên não…
Bi-Cozyme Max có tác dụng gì ?
- Phòng chống đột quỵ, tai biến mạch máu não, hẹp động mạch vành, phình động mạch.
- Điều hòa và ổn định huyết áp
- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …
- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …
- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent
- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.
- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...
- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ...
- Người bị cao HA, bệnh mạch vành, các bệnh lý van tim, tiểu đường, béo phì …
- Xơ vữa động mạch, cao mỡ máu, cholesterol, viêm tắc mạch, giãn tĩnh mạch …
- Phòng chống tắc mạch sau can thiệp tim mạch, phẫu thuật, đặt stent
- Di chứng đột quỵ, tai biến mạch máu não, biến chứng bệnh tiểu đường.
- Tăng cường tuần hoàn não, RL tiền đình, đau nửa đầu, chóng mặt ù tai, mất ngủ, căng thẳng suy nhược thần kinh, sa sút trí tuệ ...
- Hạ acid uric máu, hỗ trợ điều trị bệnh gút, tăng cường miễn dịch
- Điều trị liền viết thương, chóng liền sẹo sau phẫu thuật, cấy ghép ...
>>>Chi tiết sản phẩm xem tại: Bi-Cozyme Max giải pháp ổn định huyết áp phòng chống đột quỵ.
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận