Cách phòng chống ung thư tinh hoàn như thế nào?

Ung thư tinh hoàn là căn bệnh hiếm gặp hiện nay và cũng khá nguy hiểm. Vậy cách phòng chống ung thư tinh hoàn như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Ung thư tinh hoàn thường khó nhận biết vì thế rất khó phát hiện và điều trị ở giai đoạn hiệu quả nhất này. Các chuyên gia khuyên nam giới nên thường xuyên tự kiểm tra tinh hoàn bằng tay, so sánh kích thước và kiểm tra tình trạng đau. Nếu xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ trên, nên sớm tới cơ sở y tế để được thăm khám. Phát hiện ung thư tinh hoàn càng sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh càng cao. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Cách phòng chống ung thư tinh hoàn như thế nào

1. Cách phòng bệnh ung thư tinh hoàn

+ Tự kiểm tra:

Hàng tháng, nam giới nên tự kiểm tra các khối u bất thường ở “quả bóng” tại nhà mà không tốn bất kỳ chi phí nào. Cụ thể, trong khi tắm, hãy chú ý kỹ lưỡng từng bên tinh hoàn, da bìu để kiểm tra kích cỡ, hình dạng hay sự xuất hiện của khối u.

Cách tự kiểm tra cực kỳ đơn giản và dễ áp dụng: Giữ dương vật cố định một bên, đặt ngón trỏ và ngón giữa ở dưới tinh hoàn, ngón cái ở trên. Nhẹ nhàng lăn tinh hoàn đưa đi đưa lại các hòn, sờ nắn xem có đau không, có nhân cứng hay u cục gì nổi lên không. Nên cảnh giác với những cục nhỏ dưới da như mụn cơm trước hoặc dọc theo tinh hoàn.

Quan sát bằng mắt thường và so sánh kích thước to nhỏ của 2 bên tinh hoàn. Tinh hoàn của người trưởng thành chỉ to bằng ngón tay cái, không đau, mặt nhẵn. Nếu có dấu hiệu của việc hai bên tinh hoàn không bằng nhau hoặc cảm thấy có khối u thì hãy đến gặp chuyên gia ngay lập tức.

+ Chế độ ăn uống lành mạnh tránh ung thư tinh hoàn:

Để nâng cao sức đề kháng của cơ thể cũng như phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn bạn nên thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh.

Ăn đúng bữa, ăn đủ bữa và ăn đủ chất là tiêu chuẩn của một chế độ ăn khoa học. Ngoài ra, trong chế độ ăn uống bạn nên tăng cường một số thực phẩm có công dụng ngăn ngừa bệnh ung thư tinh hoàn hiệu quả như: húng quế, tỏi, các loại quả mọng, táo, rau họ cải, cà chua, trái cây giàu vitamin C, trà...

+ Yếu tố di truyền có thể gây ung thư tinh hoàn:

Việc có người thân từng mắc ung thư tinh hoàn sẽ đẩy bạn đối diện với nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Chính vì vậy, nếu trong gia đình từng điều trị ung thư tinh hoàn, bạn cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý, tập luyện điều độ và thường xuyên đi khám sức khỏe tổng thể.

+ Không uống bia, rượu và hút thuốc lá:

Nam giới thường có thói quen sử dụng thuốc lá, bia, rượu... Đây là những chất kích thích gây độc hại cho cơ thể trong đó có tác động xấu đến tinh hoàn. Những người thường xuyên hút thuốc và uống rượu chất lượng tinh trùng kém, giảm ham muốn tình dục và tăng nguy cơ mắc bệnh.

+ Khám sức khỏe định kỳ:

Các triệu chứng của bệnh ung thư tinh hoàn thường không rõ ràng và hay bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Thế nên, việc đi khám chuyên khoa thường xuyên sẽ đảm bảo chắc chắn liệu bạn có mắc hay không ngoài các biện pháp kiểm tra tại nhà. Các chuyên gia khuyên bạn nên đi khám sức khỏe 6 tháng/lần để phát hiện những biến đổi bất thường của tinh hoàn sớm nhất. Những người có tiền sử hút thuốc, uống rượu bia hoặc tinh hoàn ẩn nên đi khám thường xuyên hơn. Nam giới mắc ung thư tinh hoàn cần được điều trị và có kế hoạch theo dõi chặt chẽ để phát hiện được kịp thời khi bệnh tái phát.

2. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh Ung thư tinh hoàn

Nguyên nhân ung thư tinh hoàn hiện tại vẫn chưa rõ ràng. Ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh trong tinh hoàn bị thay đổi. Các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia một cách có trật tự để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, đôi khi có một số tế bào phát triển bất thường khiến sự tăng trưởng này vượt khỏi tầm kiểm soát - những tế bào ung thư tiếp tục phân chia tạo thành khối u tinh hoàn mà bệnh nhân thường tự sờ thấy trên lâm sàng.

Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn bao gồm:

Người có tinh hoàn ẩn: Bình thường tinh hoàn phát triển trong bụng thai nhi và đi xuống bìu trước khi sinh. Tuy nhiên, ở khoảng 3% bé trai, tinh hoàn không xuống bìu khi sinh ra gọi là bệnh “tinh hoàn ẩn”. Ở những người bị tinh hoàn ẩn nếu không được phát hiện và phẫu thuật đưa tinh hoàn xuống bìu, nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2,5 đến 14 lần so với người bình thường.

Có người thân trong gia đình bị ung thư tinh hoàn: Những người có cha hay anh em trai bị ung thư tinh hoàn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân ung thư tinh hoàn không có tiền sử gia đình mắc bệnh.

HIV: Một số bằng chứng cho thấy bệnh nhân nhiễm HIV gây suy giảm miễn dịch làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn

Tiền sử ung thư tinh hoàn: Khoảng 3% đến 4% bệnh nhân ung thư tinh hoàn sau khi được chữa khỏi có thể xuất hiện ung thư tinh hoàn ở bên còn lại.

Chủng tộc: Nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn ở đàn ông da trắng cao gấp 4 đến 5 lần so với đàn ông da đen và châu Á

Cách phòng chống ung thư tinh hoàn như thế nào

3. Các dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn

Sự hình thành khối u ác tính ở tinh hoàn sẽ gây ra các triệu chứng tại chỗ, khi khối u lớn và lan rộng đến các vùng xung quanh, triệu chứng sẽ rõ ràng và đa dạng hơn. Nếu nam giới chủ quan, dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn có thể không được phát hiện, khiến việc điều trị và biến chứng nguy hiểm hơn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo nam giới nên tự kiểm tra, khám sức khỏe tinh hoàn để phát hiện bệnh nhờ các dấu hiệu sớm như:

+ Cảm giác đau, khó chịu tại chỗ:

Người bệnh sẽ có triệu chứng đau ở vùng bẹn bìu hoặc bụng dưới âm ỉ. Ngoài ra, ở vùng bìu sẽ có cảm giác nặng nề hoặc xệ xuống ở tinh hoàn do có khối u. Bên canh đó, bệnh nhân cũng có thể đau bụng do di căn hạch ổ bụng hoặc do ung thư tinh toàn phát triển trong ổ bụng.

+ Thay đổi kích thước bất thường:

Khối u ung thư thường xuất hiện ở một bên tinh hoàn, ban đầu kích thước khối u rất nhỏ nên có thể không gây ra khác biệt giữa hai bên tinh hoàn. Theo thời gian, khối u lớn lên sẽ khiến bên tinh hoàn bị bệnh phát triển hơn so với bên còn lại.

Khi dùng tay thăm khám, bạn có thể phát hiện sự khác biệt này. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân ung thư tinh hoàn khi khám thấy rõ một vùng tinh hoàn sưng lên bất thường.

+ Nhiễm trùng:

Bệnh nhân ung thư tinh hoàn có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn, đặc biệt là nhiễm trùng mào tinh hoàn. Khi đó sẽ xảy ra tình trạng tích tụ dịch trong bìu, sưng đau khó chịu.

+ Triệu chứng toàn thân:

Ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu, khi khối u còn phát triển trong phạm vi tinh hoàn thì chỉ gây triệu chứng tại cơ quan này. Khi sang giai đoạn tiến triển, bệnh nhân có thể có các triệu chứng khác như:

Khó thở, đau ngực, ho có đờm, ho ra máu.

Đau lưng dưới.

Ngực mềm hoặc phát triển bất thường do khối u ung thư tinh hoàn ảnh hưởng đến sự tổng hợp hormone sinh dục nam, làm tăng trưởng mô ngực.

Sưng một hoặc hai bên chân do cục máu đông trong tĩnh mạch lớn.

+ Đau lan tỏa:

Khi khối u ung thư tinh hoàn kích thước lớn, lan rộng hoặc chèn ép vào dây thần kinh liên quan, bệnh nhân sẽ có cảm giác đau lan rộng hơn đến vùng háng hoặc bụng dưới.

4. Cách điều trị bệnh ung thư tinh hoàn

Tùy vào tình trạng bệnh và phương pháp điều trị, tiên lượng điều trị khỏi cũng như bảo tồn khả năng sinh sản ở nam giới là khác nhau. Dưới đây là các phương pháp được áp dụng trong điều trị ung thư tinh hoàn:

+ Nạo hạch bạch huyết:

Nếu phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn không đủ loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư khi nó đã di căn xa đến hạch bạch huyết thì cần tiếp tục phẫu thuật này. Nạo hạch bạch huyết có thể tiến hành đồng thời hoặc sau khi phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn nếu phát hiện ung thư di căn sau.

+ Phẫu thuật:

Phẫu thuật là phương pháp điều trị ưu tiên với ung thư tinh hoàn ở mọi giai đoạn bệnh. Phẫu thuật cắt bỏ bên tinh hoàn phát triển khối u sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn nguồn bệnh. Nếu sau phẫu thuật người đàn ông vẫn còn 1 tinh hoàn thì khả năng tình dục và sinh sản không bị ảnh hưởng. Với trường hợp cắt bỏ 1 bên tinh hoàn, cần tiếp tục theo dõi phòng ngừa nguy cơ di căn, ung thư tiếp tục phát triển ở bên tinh hoàn còn lại.

+ Xạ trị:

Xạ trị thường được chỉ định điều trị trong trường hợp ung thư tinh hoàn ác tính, cắt bỏ tinh hoàn và nạo hạch bạch huyết vẫn không loại bỏ được hết tế bào ung thư. Tia bức xạ năng lượng cao được chiếu vào khu vực này sẽ tiêu diệt tế bào bất thường, giảm nguy cơ lây lan đến các bộ phận khác trên cơ thể.

+ Liệu pháp thay thế hormone:

Nếu không còn tinh hoàn thì cơ thể người đàn ông sẽ không còn sản xuất testosterone. Liệu pháp thay thế testosterone giúp duy trì chức năng tình dục và chức năng cương dương.

+ Hóa trị:

Phương pháp này sử dụng hóa chất để tiêu diệt các tế bào ung thư.

5. Những người bị ung thư tinh hoàn nên tham khảo sử dụng sản phẩm Oncocess Rx giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa ung thư:

Oncocess Rx là công thức phối hợp đặc biệt giữa công nghệ probiotic được cấp bằng sáng chế về các tế bào GanedenBC30 bất hoạt đem lại lợi ích miễn dịch to lớn và cực kỳ hữu ích, thúc đẩy dinh dưỡng và miễn dịch với tên thương mại là Staimune™ đã được phê chuẩn bởi FDA Hoa Kỳ về GRAS (công nhận an toàn), không biến đổi gen, sản phẩm hữu cơ và tuân thủ luật kosher (phù hợp/tinh khiết) kết hợp với Beta Glucan nấm men và các thảo dược quý như Graviola Annona Muricata (Lá mãng cầu xiêm), Ganoderma Lucidum (nấm linh chi đỏ) và Garcinia mangostana (chiết xuất từ quả măng cụt)  đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng Veda Biologics LLc, nhà sản xuất Fine Living Pharmanaturals và nhà phân phối BNC Medipharm.

Oncocess Rx tăng cường sức đề kháng, phòng ung thư

Oncocess Rx đã được Bộ Y Tế cấp phép cho Công Ty TNHH TM DV Y Tế Bình Nghĩa nhập khẩu và phân phối độc quyền tại Việt Nam. Khi chúng ta già đi, hệ miễn dịch bị suy yếu và đáp ứng miễn dịch chậm lại. Để chống lại điều này, người trưởng thành cần phải tiếp cận chủ động phòng bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống bằng cách bổ sung, duy trì và hỗ trợ chức năng miễn dịch của mình.

Sử dụng Oncocess Rx hàng ngày giúp Staimune™ gắn với các thụ thể (Receptors) trên bề mặt các tế bào miễn dịch của cơ thể giúp tăng cường và củng cố hệ thống đáp ứng miễn dịch cả tự nhiên và mắc phải. Tác dụng này cung cấp cho cơ thể khả năng bảo vệ, chống lại các thách thức, tác nhân gây suy giảm hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể kiểm soát các quá trình viêm nhiễm, căng thẳng, stress…

OncoCess Rx giữ vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Nó giúp bạn duy trì, cải thiện và tăng cường sức khỏe cả thể chất lẫn tinh thần một cách rõ rệt, phòng ngừa ung thư và năng cao chất lượng cuộc sống.

Công dụng Oncocess Rx:

- Giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tăng cường và thúc đẩy sức sống, sức chịu đựng, nhiệt huyết, tinh thần sáng suốt và cải thiện chất lượng cuộc sống.

- Tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ miễn dịch lành mạnh, hỗ trợ và điều chỉnh chức năng miễn dịch, đáp ứng đại thực bào khỏe mạnh, phòng ngừa ung thư.

oncocess rx

Đối tượng sử dụng: 

Oncocess Rx được chỉ định trong các trường hợp sau:

- Những người điều trị thuốc chống lao, thuốc tâm thần kinh hoặc kháng sinh…

- Hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm virus: sởi, sốt xuất huyết, viêm gan virus, HIV…

- Các bệnh lý rối loạn tiêu hoá, chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy, hội chứng kích thích ruột, viêm đại tràng, k đại, trực tràng…

-  Tăng cường miễn dịch trước, trong và sau khi xạ trị, đang truyền hóa chất trong điều trị các bệnh ung thư, người tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, phóng xạ, khu vực có dịch bệnh, người có nguy cơ cao bị ung thư

- Phòng và hỗ trợ điều trị các loại ung thư, giảm kích thước khối u, chống di căn sang các mô, cơ quan khác

- Kiểm soát cholesterol máu, điều hoà đường huyết hỗ trợ điều trị tiểu đường

- Những người bị rối loạn miễn dịch: bệnh tự miễn, viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn, lupus ban đỏ, xơ cứng bì, vẩy nến, hội chứng Guillian-barre, bệnh Grave…

- Hỗ trợ điều trị cao mỡ máu, tiểu đường, biến chứng bệnh tiểu đường

- Người nguy cơ bị nhiễm trùng, viêm da, bỏng, các bệnh nhân trước và sau phẫu thuật

Cách dùng: uống một (1) viên nang/lần ngày uống hai lần sau bữa ăn trong thời gian 6 tuần đến 12 tuần hoặc theo chỉ dẫn của Bác Sĩ hoặc chuyên gia y tế, tư vấn chăm sóc sức khỏe.

Chi tiết xem thêm tại: >>> Oncocess Rx - Tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về cách phòng chống ung thư tinh hoàn như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Bài viết cùng chuyên mục:

>>> Cách phòng bệnh ung thư cổ tử cung như thế nào?

>>> Tác dụng của nấm linh chi đỏ như thế nào?

>>> Thuốc beta glucan có công dụng như thế nào và mua ở đâu?

Viết bình luận