Cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà an toàn hiệu quả

Bạn bị đau dạ dày, bạn muốn tìm cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà, bạn chưa biết cách nào? Cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà an toàn hiệu quả là câu hỏi của nhiều người. Đau dạ dày là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay và rất nhiều người mắc phải. Bệnh dễ mắc phải nhưng lại rất khó để chữa trị. Căn bệnh gây nên những cơn đau dai dẳng và khó điều trị triệt để… Vậy làm thế nào để giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà an toàn hiệu quả

* Cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà

+ Bánh mỳ, bánh quy ngọt: 

Người đau dạ dày (bao tử) nên dự trữ một ít bánh mỳ (không nhân) trong nhà. Khi cảm thấy quá đau, bạn có thể ăn một ít bánh mỳ. Bánh mỳ giúp thấm hút bớt dịch vị dư thừa trong dạ dày, có thể giảm được cơn đau. Tương tự như bánh mỳ, bánh quy cũng có độ xốp, có thể giúp thấm hút bớt dịch vị dư thừa trong dạ dày. Tuy nhiên, bánh quy mặn có thể khiến cơn đau dạ dày tăng lên nên bạn hãy chọn loại bánh quy ngọt.

+ Trà gừng: 

Chuẩn bị: Lấy 10g gừng gọt vỏ, xắt thành hạt lựu nhỏ. Sau đó cho gừng vào 1 ly nước sôi đậy miệng kín lại khoảng 15 phút là có thể dùng. Trà gừng giúp giảm tình trạng viêm dạ dày, có thể xoa dịu các cơn đau. Nhưng nếu dạ dày bạn đang có những vết loét, cảm thấy đau, nóng rát nhiều thì không nên dùng trà gừng vì có thể kích ứng niêm mạc dạ dày làm tăng các cơn đau.

+ Trà hoa cúc: 

Chuẩn bị: 10g hoa cúc khô và 30 ml mật ong. Cho hoa cúc vào ấm và tráng qua một lần với nước sôi. Sau đó, thêm 1 lượng nước vừa đủ vào hãm trà 10-15 phút. Cuối cùng, chỉ việc gạn lấy nước trà pha chung với mật ong nhâm nhi rồi nuốt từ từ. Trà hoa cúc không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng giải nhiệt, kháng viêm, chống co thắt các cơ ở dạ dày.

+ Nước muối ấm pha loãng:

 Chuẩn bị: Cho một ít muối hột vào cốc nước ấm, pha loãng ra. Uống từng ngụm nhỏ, không nên uống quá nhanh và quá nhiều. Nước muối ấm pha loãng giúp giảm bớt những cơn co thắt dạ dày, từ đó giúp giảm đau.

+ Chườm nóng:

 Chuẩn bị: Rót nước nóng vào vỏ một chai nước hoặc đổ nước nóng vào túi chườm, dùng gạch nướng nóng để chườm bụng mỗi khi đau dạ dày (bao tử). Sức nóng sẽ giúp tăng lưu thông máu, giảm co bóp, làm dịu bớt cơn đau. Đồng thời bạn cũng nên giữ ấm cho các bộ phận khác trong cơ thể như chân, cổ, tránh nhiễm lạnh.

+ Xoa bụng: 

Cách làm: Đặt một hoặc cả hai bàn tay lên bụng và xoa theo chiều kim đồng hồ. Xoa nhẹ nhàng cho đến khi có cảm giác bụng ấm lên, cơn đau sẽ được làm dịu đi. Xoa bụng sẽ làm tăng lưu lượng máu đến cơ quan tiêu hóa, nhất là dạ dày. Từ đó sẽ giúp tăng hiệu quả làm việc của hệ tiêu hóa và giảm cơn đau dạ dày (bao tử).

Cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà an toàn hiệu quả

+ Một ly sữa ấm nhỏ:

Tác dụng giảm cơn đau dạ dày của sữa đã được biết rộng rãi. Tuy nhiên, các nhà khoa học gần đây đã phát hiện ra rằng nếu dùng quá nhiều, sữa kích thích tiết acid làm tăng nặng tình trạng đau dạ dày (bao tử). Vì vậy, bạn chỉ nên dùng sữa khi cảm thấy quá đau và không nên sử dụng nhiều.

* Tìm hiểu thêm về bệnh đau dạ dày

1. Như thế nào thì bị coi là đau dạ dày?

Bệnh đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về đường tiêu hóa. Bệnh đau dạ dày có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết thông qua các biểu hiện bên ngoài của cơ thể. Những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này là những chịu chứng khó tiêu có thể kể đến như ợ chua, chướng hơi, đầy bụng. Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất để người bệnh có thể đi điều trị kịp thời. Bên cạnh các dấu hiệu trên thì còn rất nhiều biểu hiện của căn bệnh này như đau thượng vị, kém ăn, buồn nôn, chảy máu tiêu hóa đều là những biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh đau dạ dày.

2. Chức năng của dạ dày

+ Chức năng vận động: trương lực dạ dày, áp lực trong lòng dạ dày khoảng 8–10 cm H2O, có áp lực là nhờ sự co thường xuyên của lớp cơ dạ dày. Khi dạ dày đầy, trương lực giảm đi chút ít, khi dạ dày vơi trương lực tăng lên, tăng lên cao nhất khi dạ dày rỗng.

+ Nhu động của dạ dày: khi thức ăn vào dạ dày thì 5-10 phút sau dạ dày mới có nhu động, nhu động bắt đầu từ phần giữa của thân dạ dày, càng đến gần tâm vị nhu động càng mạnh và sâu. Cứ 10-15 giây có 1 sóng nhu động. Kết quả co bóp của dạ dày là nhào trộn thức ăn với dịch vị, nghiền nhỏ thức ăn và tống xuống ruột.

+ Chức năng bài tiết: mỗi ngày dạ dày bài tiết 1-1,5 lít dịch vị, protein của huyết tương (đặc biệt là albumin, globulin miễn dịch), các enzym pepsinozen và pepsin, glycoprotein, yếu tố nội sinh (glycoprotein chứa ít glucid) và axid.

+ Chức năng tiêu hóa: HCl có tác dụng hoạt hoá các men tiêu hoá, điều chỉnh đóng mở môn vị và kích thích bài tiết dịch tụy. Chất nhầy có nhiệm vụ bảo vệ niêm mạc khỏi sự tấn công của chính dịch vị. Pepsinogen với sự có mặt của HCl sẽ phân chia protein thành các polypeptid và làm đông sữa. Yếu tố nội sinh có tác dụng làm hấp thu vitamin B12. Dạ dày cũng sản xuất secretin, một nội tiết tố kích thích bài tiết dịch tụy.

3. Các nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày

+ Các chất rượu bia: Đây được xem là loại thức uống hàng đầu gây nguy hại cho sức khoẻ nói chung và dạ dày nói riêng. Các chất cồn trong rượu bia sẽ khiến lớp nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá huỷ, dẫn đến việc bị viêm loét, chảy máu dạ dày thậm chí là thủng dạ dày nếu không chữa trị kịp thời.

Cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà an toàn hiệu quả

+ Chế độ ăn uống bất hợp lý: Các bệnh về đường tiêu hóa mà không nói nguyên nhân gây bệnh là do ăn uống thì đúng là một thiếu xót lớn. Những thói quen như ăn uống không đúng giờ, thực phẩm không sạch, ăn quá nhanh, nhai không kỹ, bỏ bữa, ăn đêm nhiều, ăn nhiều món cay chua nóng…. Cũng là những nguyên nhân quen thuộc gây ra căn bệnh đau dạ dày khó chịu cho người bệnh.

+ Vi khuẩn hp gây đau dạ dày: Theo những số liệu nghiên cứu cho thấy hiện nay hơn 70% những người mắc bệnh dạ dày là do mắc phải vi khuẩn hp. Vi khuẩn hp thông qua đường ăn uống sẽ xâm nhập vào cơ thể chúng ta, rồi chui xuống dạ dày và bám vào thành dạ dày. Sau một thời gian nó sẽ gây tổn thương cho thành dạ dày, dẫn đến tình trạng loét, teo và bắt đầu căn bệnh.

+ Tinh thần căng thẳng: Trong bất cứ quá trình chữa bệnh nào thì tinh thần luôn là yếu tố được các bác sĩ khuyến cáo nhiều nhất, đem lại ảnh hưởng lớn đến kết quả điều trị. Đối với những bệnh nhân dạ dày cũng thế, nếu như tinh thần của họ luôn căng thẳng, mệt mỏi sẽ rất dễ gây ra tình trạng co thắt dạ dày, kích thích nhu động ruột làm bệnh đau dạ dày thêm nặng hơn.

+ Thuốc lá gây đau dạ dày: Khi nói đến thuốc lá, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến các căn bệnh liên quan đến phổi tuy nhiên có một căn bệnh liên quan khác mà ta không thể không nhắc đến đó là bệnh dạ dày, bệnh về đường tiêu hóa. Chất độc hại có trong thuốc lá là nicotine có khả năng thúc đẩy sự bài tiết các acid clohydric và pepsin – các nguyên nhân hàng đầu làm mòn niêm mạc dạ dày, ức chế việc tổng hợp các chất bảo vệ và phục hồi niêm mạc khiến dạ dày bị tổn thương. Do đó nguy cơ mắc bệnh dạ dày của những người hút thuốc lá lâu năm sẽ cao hơn rất nhiều so với người khác.

4. Cách phòng bệnh đau dạ dày

Để phòng bệnh đau dạ dày và bảo vệ sức khỏe, bạn không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm đặc biệt là những thực phẩm là nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày bao gồm:

+ Thực phẩm có chứa nhiều axit như cam, chanh, cóc, xoài xanh, dưa muối,… khi ăn những thực phẩm này sẽ làm tăng nồng độ axit trong khoang dạ dày lâu dần gây nên bệnh đau dạ dày.

+ Thực phẩm có tính cay nóng như ớt, mù tạt, tiêu, hành,… khiến dạ dày kích thích tiết nhiều dịch vị gây hại cho dạ dày;

+ Muối và thực ăn có nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày;

+ Hạn chế uống cà phê: Bạn uống nhiều cà phê sẽ khiến dạ dày tiết nhiều axit làm tăng nồng độ axit trong khoang dạ dày gây nên bệnh đau dạ dày;

+ Nước ngọt có gas: Bởi vì cácbonnat dưới dạng khí trong các loại nước này sẽ gây ra những tác hại nguy hiểm đến các bộ phận trong cơ thể như tim, mật, gan và đặc biệt là dạ dày nữa đấy. Hãy thay thế nước ngọt có gas bằng các loại nước ép hoa quả tươi, trà thảo dược tốt cho sức khỏe nhé;

+ Tuyệt đối không hút thuốc lá, tránh xa môi trường có khói thuốc, không uống rượu, bia và đồ uống có cồn: đây là những thực phẩm gây hại nguy hiểm cho dạ dày mà nó còn là “thủ phạm” hủy hoại sức khỏe, là nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư thường gặp nữa đấy.

+ Hạn chế sử dụng thuốc giảm đau

+ Duy trì cân nặng hợp lý để phòng bệnh đau dạ dày

+ Tránh xa stress giúp phòng ngừa bệnh đau dạ dày tốt hơn

+ Ngoài ra, bạn cần thay đổi sinh hoạt hằng ngày để có thể phòng tránh bệnh như:

- Ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống với mức độ vừa phải và không nên ăn khuya trước khi đi ngủ

- Ăn chín uống sôi để dạ dày không bị nhiễm khuẩn

- Sử dụng bia rượu với mức độ vừa phải vì nó rất dễ khiến bạn bị viêm dạ dày

- Tạo thói quen ăn uống đúng giờ để tạo ra nhịp sinh học ổn định cho dạ dày.

- Hạn chế các thực phẩm có vị chua như cóc, xoài… hay thực phẩm cay nóng như ớt, tiêu, hành  vì nó sẽ không tốt cho dạ dày của bạn.

- Các chất kích thích như cà phê, chè đặc, nước uống có ga … sẽ khiến cho dạ dày tiết ra nhiều axít hơn gây hại cho niêm mạc dạ dày.

- Không hút thuốc lá, không thức khuya quá 11h đêm

- Sắp xếp hợp lý giữa nghỉ ngơi và lao động để tinh thần luôn được thoải mái nhất

- Không nên lạm dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau vì nó rất hại cho bao tử.

- Tập thể dục mỗi ngày để nâng cao sức đề kháng của cơ thể,phòng chống bệnh tật, giúp các cơ quan hoạt động nhẹ nhịp nhàng.

* Những người đã bị đau dạ dày có thể tham khảo sản phẩm Prilosec OTC™ của Mỹ.

Prilosec OTC™ 20.6mg 3 hộp mỗi hộp 14 viên

Prilosec OTC™

Prilosec OTC™ là một sản phẩm áp dụng công nghệ dược mới có kết hợp 2 thành phần chính là omeprazole và muối magnesium có tác dụng giải phóng từ từ làm giảm tăng tiết acid dịch vị dạ dày hiệu quả có tác dụng chữa các chứng ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày, hành tá tràng do tăng tiết dịch vị. Prilosec OTC™ chỉ định điều trị triệu chứng ợ hơi, ợ chua, chứng chướng bụng khó tiêu xuất hiện từ 2 ngày trở lên trong tuần. Nó không có kết qủa ngay mà phải điều trị 1 đợt 14 ngày mới cho hiệu quả rõ rệt.

Chi tiết bạn có thể tham khảo thêm tại: >>> Prilosec OTC™ - Thuốc chữa bệnh đau dạ dày

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách giảm đau dạ dày nhanh nhất tại nhà. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Viết bình luận