Phụ nữ rất dễ bị mắc bệnh trĩ sau khi sinh do nhiều nguyên nhân và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người làm mẹ. Cách chữa bệnh trĩ cho mẹ sau sinh là câu hỏi của nhiều người. Bệnh trĩ là những búi tĩnh mạch giãn, tức là tĩnh mạch trở nên phình to và ứ máu. Những tĩnh mạch này ở vùng trực tràng và thay đổi nhiều kích thước từ quả lê đến quả nho. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết về cách chữa bệnh trĩ cho mẹ sau sinh.
1. Cách chữa bệnh trĩ cho mẹ sau sinh
Phụ nữ sau sinh bị trĩ là giai đoạn khá nhạy cảm, người mẹ phải nuôi con bằng sữa mẹ nên việc dùng các loại thuốc trị bệnh trĩ dạng uống trực tiếp thường không được khuyến khích vì có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Thay vào đó, chúng tôi sẽ giới thiệu đến chị em một số phương pháp an toàn với các mẹ có triệu chứng bị trĩ nhẹ. Các bài thuốc dân gian chữa bệnh trĩ sử dụng dược liệu tự nhiên được xem là giải pháp chữa bệnh an toàn nhất cho phụ nữ sau sinh. Vì đây không phải thuốc kháng sinh nên chỉ cần kiên trì áp dụng trong một thời gian sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Phương pháp này phù hợp với những người mắc trĩ nhẹ, triệu chứng đơn giản.
+ Sử dụng rau diếp cá:
Có một số bài thuốc dân gian giúp đẩy lùi bệnh trĩ bằng rau diếp cá, bạn có thể dễ dàng áp dụng như sau:
Ăn sống rau diếp cá: Rửa rau thật sạch bằng nước muối, để ráo. Ăn sống hàng ngày trong các bữa cơm. Trường hợp không quen với mùi vị tanh của rau diếp cá, có thể xay nhuyễn, lọc nước cốt và thêm chút đường cho dễ uống.
Trà rau diếp cá: Phơi khô cả phần thân và lá diếp cá, sau đó xay nhuyễn và giã mịn. Bột diếp cá có thể sử dụng được lâu và dễ bảo quản. Mỗi ngày hòa bột diếp cá với nước nóng uống khoảng 3 lần đều nhau, mỗi lần từ 2 – 4 gram. So với giải pháp ăn sống thì trà diếp cá đã giảm được mùi tanh đáng kể, rất thích hợp với người sợ mùi tanh của rau.
Xông hậu môn bằng rau diếp cá: Sử dụng khoảng 2 bó rau diếp cá rửa sạch, một củ nghệ tươi đập dập, bổ đôi quả sung và thêm một thìa muối nhỏ vào một chiếc nồi. Chế khoảng 2 lít nước và đun sôi. Đổ phần nước đó ra một chiếc bô và đặt cái ghế có khoét lỗ ở trên. Ngồi xông hậu môn khoảng 15 phút. Sau đó, nếu nước còn ấm, bạn có thể sử dụng để ngâm và rửa hậu môn trong vòng 15 phút, rồi dùng khăn mềm để lau khô hậu môn. Thời điểm xông rửa hậu môn tốt nhất là khi anh vừa tập thể dục xong, hoặc khi đang đói bụng. Kiên trì áp dụng cách này từ 2 - 3 tháng, sẽ thấy các búi trĩ co lên đáng kể.
+ Sử dụng đu đủ xanh:
- Cách 1: Lấy một quả đu đủ xanh, tươi, còn nhiều nhựa, sau đó bổ đôi ra/ Lấy ½ quả đu đủ buộc vào mỗi bên cẳng chân, lưu ý cần quay cuống đu đủ lên phía trên và để qua đêm, kiên trì thực hiện phương pháp này để búi trĩ dần mất đi.
- Cách 2: Lấy khoảng 150g đu đủ ương sau đó gọt vỏ, rửa sạch và cắt khúc nhỏ. Tiếp tục lấy 100g trực tràng heo, làm sạch, cắt khúc. Sau đó cho đu đủ và trực tràng heo vào hầm cùng các gia vị gồm: gừng, hành cho đến khi các thành phần trên nhừ thì múc ra ăn. Thường xuyên ăn đu đủ ương hầm với trực tràng heo sẽ giúp cải thiện bệnh trĩ.
- Cách 3: Lấy một quả đu đủ chín, hồng xiêm, dâu tây rồi gọt vỏ sạch sẽ. Lấy mỗi loại khoảng 50g, rồi cho tất cả vào máy sinh tố, xay nhuyễn. Uống đều đặn 1 - 2 lần/ ngày sẽ giúp làm giảm triệu trứng bệnh trĩ.
- Cách 4: Nếu bị trĩ do sinh đẻ thì lấy quả đu đủ ương hầm chung với xương heo để ăn sẽ giúp chữa bệnh trĩ rất tốt.
Cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh là phương pháp đơn giản, dễ làm và ít tốn kém chi phí. Đây là phương pháp tự nhiên được nhiều người truyền tai nhau sử dụng. Tuy nhiên với phương pháp này người bệnh cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
+ Sử dụng vừng đen:
Nấu cháo vừng đen với thịt nạc heo ăn hằng ngày giúp hỗ trợ cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh trĩ và giúp tăng cường sức khỏe cho phụ nữ sau sinh.
Nguyên liệu: 30g vừng đen xay nhuyễn, 50g gạo nếp, 100g gạo tẻ, 100g thịt heo nạc băm nhỏ.
Cách làm: Vo gạo cho sạch, đổ gạo, vừng đen và 250ml nước vào nấu kỹ, khi cháo gần nhừ thì tiếp tục cho thịt nạc băm vào tới khi cháo mềm, thịt vừa ăn là được. Dùng cháo này 3 – 5 ngày/tuần. Mỗi ngày ăn khoảng 2 bữa là được.
+ Sử dụng củ ấu:
Công dụng của củ ấu được sử dụng nhiều trong việc chữa trị các bệnh ung thư dạ dày, thực quản, cổ tử cung, tuyến vú, bướu thịt trên da, não…Còn có tác dụng trong điều trị chứng cảm nắng mệt mỏi, loét dạ dày, bệnh ngoài da, kinh nguyệt quá nhiều…nhất là bệnh khiến nhiều người khó chịu, mất tự tin – bệnh trĩ.
Dùng vỏ củ ấu sấy khô, mang đi đốt tồn tính rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng một ít bột củ ấu trộn với dầu vừng rồi đắp lên hậu môn giống như bôi thuốc.
+ Sử dụng lá thiên lý non:
Dùng 1 nắm lá thiên lý non rửa sạch, giã nát, cho thêm 1 chút muối và 30ml nước ấm. Các mẹ chắt lấy nước rồi bỏ bã đi. Rửa sạch sẽ vùng hậu môn, lau khô bằng khăn mềm, dùng bông gòn thấm nước vừa giã vào vùng bị trĩ. Kiên trì với kinh nghiệm chữa bệnh trĩ sau khi sinh này một thời gian bệnh sẽ rất nhanh khỏi.
+ Chữa lòi dom sau sinh bằng thuốc bôi trĩ:
Một số trường hợp phụ nữ sau sinh mắc bệnh trĩ độ nhẹ, chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng sinh hoạt hằng ngày của người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để sử dụng một số loại thuốc bôi trĩ cho phụ nữ sau sinh dùng tại chỗ có chứa chiết xuất các thành phần tự nhiên để cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe và chất lượng sữa mẹ vì không hấp thu toàn thân.
Ưu điểm của các loại thuốc này chính là phát huy công dụng làm giảm triệu chứng trĩ như ngứa ngáy, đau rát khi vận động, đặc biệt khi đi đại tiện, giảm thiểu tình trạng chảy máu, kích thích thu nhỏ búi trĩ. Phụ nữ sau sinh nên ưu tiên sử dụng một số loại thuốc bôi trĩ có chiết xuất tự nhiên từ cúc tần, lá lốt, ngải cứu, lá trầu không, quả sung, nghệ tươi… để tránh gây ra tác dụng phụ.
Ngoài thuốc bôi thì dùng thuốc đặt trĩ cũng là một cách chữa trị hiệu quả, an toàn phù hợp với phụ nữ sau sinh. Thuốc được bào chế dưới dạng viên hình viên đạn dễ sử dụng. Khi đặt vào trong ống hậu môn, thuốc sẽ nhanh chóng tan ra và hấp thu vào lớp niêm mạc, phát huy tác dụng chữa trĩ hiệu quả. Thuốc được hấp thụ tại chỗ, không hấp thụ toàn thân nên đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe của mẹ sau sinh, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
+ Sử dụng lá cây bỏng (hay cây sống đời):
Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam ăn sống hoặc sắc nước uống mỗi ngày. Nếu hậu môn bị lở do trĩ, các mẹ có thể dùng bồ kết đun nước rồi rửa nhẹ nhàng hậu môn sau đó đắp lá bỏng đã giã nát vào vùng lở đó.
Nếu đại tiện ra máu thì kết hợp 30g lá bỏng, nhọ nồi, ngải cứu, trắc bá (mỗi loại 10g), trong đó ngải cứu và trắc bá các mẹ sao cháy lên. Cho tất cả các cây trên vào nồi sắc lấy nước uống mỗi ngày.
2. Một số mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh khác
+ Nằm ngủ nghiêng một bên:
Phụ nữ sau sinh mắc bệnh trĩ đều có chung một cảm giác là đau rát, khó chịu ở hậu môn, thậm chí khi sờ vào cảm nhận được búi trĩ bị sa ra ngoài. Những triệu chứng này không chỉ gây phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là giấc ngủ của mẹ khi rất khó để nằm ngủ trong tư thế thoải mái nhất.
Theo các chuyên gia, nằm ngửa hoặc nằm sấp là những tư thế không hề tốt cho người mắc bệnh trĩ. Đặc biệt là ở phụ nữ sau sinh tốt nhất nên chọn tư thế nằm nghiêng sang một bên để vừa giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ, giảm đau nhức, ngủ ngon hơn mà tư thế này cũng giúp làm giảm bớt sự ứ đọng máu tại hậu môn.
+ Ngâm chân nước ấm:
Ngâm chân trong nước ấm được biết đến với khả năng kích thích sự thư giãn các dây thần kinh, giúp người bệnh thoải mái, thả lỏng, cải thiện sức khỏe và chất lượng giấc ngủ. Không những vậy, đây còn là một trong những mẹo dân gian theo kinh nghiệm chữa bệnh trĩ từ đời xưa vô cùng hiệu quả.
Đun sôi nước ấm cùng vài lát gừng tươi, đổ ra chậu và pha thêm một ít muối, khuấy cho tan đều, đợi nước có độ ấm vừa phải rồi đặt chân trực tiếp vào trong chậu khoảng 20 phút. Vừa ngâm vừa kết hợp với xoa bóp lòng bàn chân nhẹ nhàng để kích thích tuần hoàn máu, tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan nội tạng trong cơ thể, trong đó có nhu động ruột, giúp mẹ sau sinh đi đại tiện dễ dàng và làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ.
+ Chườm lạnh giúp giảm đau trĩ tức thì:
Chườm đá lạnh là mẹo giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh trĩ như đau rát, ngứa ngáy và cầm máu búi trĩ. Bởi nhiệt lạnh có tác dụng làm giảm sự kích ứng, kích thích làm co búi trĩ một cách tự nhiên và ức chế khả năng cảm thụ cơn đau ở người bệnh. Để thực hiện hiệu quả việc chườm đá lạnh giảm triệu chứng trĩ, mẹ nên cho đá vào miếng vải rồi chườm chứ không nên dùng đá chườm trực tiếp lên búi trĩ.
Mỗi lần chườm khoảng 5 phút, thực hiện 3 – 4 lần/ ngày để đạt hiệu quả giảm sưng viêm, giảm đau nhức hiệu quả. Sau đó, lau khô hậu môn lại bằng khăn mềm rồi mới mặc quần vào để tránh làm ẩm ướt vùng hậu môn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
+ Nằm xuống nghỉ ngơi khi bị đau trĩ:
Khi cảm nhận được cơn đau nhức, rát buốt tại hậu môn mẹ nên dừng công việc đang làm và nằm xuống nghỉ ngơi. Đây là cách kiểm soát đơn giản các triệu chứng trĩ bằng cách làm giảm áp lực cho vùng hậu môn. Mẹ chỉ cần chọn một chỗ nằm thoải mái, nằm xuống với phần trên duỗi thẳng, hai chân co lên khoảng 30 phút. Tư thế này giúp kích thích lượng máu lưu thông đến lưng nhiều hơn, từ đó làm giảm từ từ các triệu chứng bệnh trĩ.
+ Dùng tay đẩy búi trĩ đúng cách:
Trường hợp phụ nữ sau sinh có dấu hiệu lòi búi trĩ ra ngoài, đặc biệt sau mỗi lần đi đại tiện nhưng chỉ ở mức độ nhẹ không nhất thiết phải can thiệp ngoại khoa hãy thử áp dụng cách đẩy búi trĩ vào lại trong ống hậu môn. Cách thực hiện như sau:
Sử dụng găng tay dùng một lần, cho một lượng gel bôi trơn lên đầu ngón tay.
Ngồi trên bệ bồn cầu rồi dùng ngón tay bôi gel đẩy từ từ búi trĩ vào trong.
Sau đó, từ từ đứng lên trong khi tay vẫn còn giữ búi trĩ để đảm bảo nó được đẩy hẳn vào trong không xổ xuống nữa.
Cuối cùng, dùng một túi nước đá áp trực tiếp vào hậu môn để làm giảm tình trạng sưng viêm, đau rát. Lưu ý không được áp đá trực tiếp lên hậu môn để tránh gây bỏng lạnh tại vùng da xung quanh.
+ Ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm:
Tương tự như các cách vệ sinh khác, ngâm rửa hậu môn bằng nước ấm giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng đau rát, sưng viêm nhờ khả năng ngăn chặn các kích ứng ở hậu môn. Trong một số trường hợp để tăng khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định cho mẹ sử dụng thêm các loại thuốc có đặc tính kháng khuẩn, điển hình như povidone - iodine pha vào nước ngâm.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể pha thêm muối, baking soda hoặc giấm vào nước ấm để giúp làm dịu da, giảm kích ứng. Lưu ý không nên sử dụng xà phòng hay sữa tắm chứa các hoạt chất tẩy rửa để ngâm hậu môn để tránh làm tăng nặng các kích ứng tại khu vực này.
+ Tạo tư thế ngồi khoa học:
Bên cạnh tư thế nằm ngủ giúp giảm triệu chứng trĩ thì việc thực hiện một tư thế ngồi đúng chuẩn cũng hỗ trợ tốt trong việc làm giảm đau nhức, giảm áp lực lên hậu môn và thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương ở khu vực này. Một số lưu ý mẹ sau sinh cần nắm rõ về tư thế ngồi giảm trĩ như:
Khi ngồi ghế phải ngồi sát hẳn vào trong sao cho toàn bộ mông nằm gọn trong bề mặt ghế. Lưu ý không ngồi kiểu khom lưng và chống hai tay lên đùi.
Tương tự như khi đi đại tiện, không được khom lưng và chống hai tay vào đùi.
Khi ngồi, đặt hai tay lên đùi để tạo điểm tựa nâng đỡ phần thân trên.
Hơi nghiêng người về phía trước để duy trì đường cong sinh lý phía trong lưng dưới.
Đặc biệt khi ngồi đi toilet, nên kê một chiếc ghế khoảng 15cm để kê chân nhằm hỗ trợ việc đi toilet được dễ dàng và thuận lợi hơn.
Khi ngồi cho con bú nên kê gối chữ O để ngồi lên nhằm giảm áp lực cho búi trĩ.
+ Xây dựng những thói quen tốt giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ sau sinh:
Bên cạnh những biện pháp và mẹo chữa bệnh trĩ sau sinh vừa kể trên thì việc xây dựng một chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học cũng là cách cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh trĩ, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị. Một số thói quen tốt giúp chữa trĩ mẹ bỉm sữa nên chú ý tham khảo và thực hiện như:
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung chất xơ từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc… giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng bệnh trĩ sau sinh
- Đồng thời, uống nhiều nước hoặc bổ sung tối thiểu từ 2 - 2.5 lít nước/ ngày để giúp quá trình đi đại tiện diễn ra thuận lợi hơn.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, trong đó không thể thiếu chất xơ. Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc… giúp nâng cao chức năng hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh táo bón sau sinh, giảm nguy cơ tăng nặng mức độ trĩ. Ngoài ra, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, nhiều gia vị, chất kích thích…
- Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu, tránh làm việc, lao động quá sức để giảm thiểu áp lực lên hậu môn, ngăn ngừa sa búi trĩ.
- Tạo thói quen đi đại tiện hằng ngày vào một thời điểm nhất định để đào thải các chất cặn bã. Thời gian tốt nhất để đi đại tiện là từ 5 - 8 giờ sáng, các chuyên gia cho biết đây là khoảng thời gian ruột già hoạt động hiệu quả nhất.
- Phụ nữ sau sinh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo vận động nhẹ nhàng, đi lại, tập luyện thể thao ít nhất 30 phút/ ngày. Đây là cách tốt nhất để kích thích tuần hoàn máu, cải thiện chức năng hệ tiêu hóa và hệ bài tiết hoạt động trơn tru.
3. Bạn nên làm gì để đẩy nhanh quá trình lành trĩ?
Nếu bạn muốn đẩy nhanh việc lành trĩ, bạn có thể làm những điều sau:
+ Phòng ngừa hay trị táo bón.
+ Bạn nên đi vệ sinh ngay nếu muốn đi đại tiện. Đừng nhịn đi vì sợ đau. Bạn càng để lâu, phân sẽ càng cứng hơn và trĩ sẽ càng nặng hơn.
+ Tập bài Kegel để săn chắc cơ vùng đáy chậu.
Khi nào bạn nên khám bác sĩ?
Nếu đang muốn điều trị trĩ tại nhà, bạn nên chú ý đến quá trình cải thiện từ từ trong vài tuần sau sinh. Tuy nhiên, nếu trĩ vẫn còn dai dẳng, ngày càng nặng nề hơn hay bạn bị chảy máu khi đại tiện, bạn nên đến bác sĩ khám ngay. Trong một vài trường hợp, bạn có thể cần phải phẫu thuật để điều trị hết trĩ.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về cách chữa bệnh trĩ cho mẹ sau sinh an toàn hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Bài viết cùng chuyên mục:
>>> Bài thuốc gia truyền chữa bệnh trĩ hiệu quả
>>> Cách chữa bệnh trĩ an toàn nhất - BNC medipharm
>>> Cách chữa bệnh trĩ bằng phèn chua hiệu quả
Bi-Hem Max là công trình nghiên cứu của các nhà dược lý học hãng Vitacare Pharma về tác dụng cộng hưởng của hoạt chất Astringent chiết xuất từ lá cây hạt phỉ (Witch Hazel), kết hợp với các tinh chất Diosmin, Hesperidin chiết xuất từ các loại trái cây họ cam, quýt, bưởi là những hợp chất bioflavanoid tự nhiên, những hoạt chất quý trong dược phẩm, cùng với phức hợp Rutin (chiết xuất từ hoa hoè, rau quả) và các hoạt chất chiết xuất từ thảo dược như hạt dẻ ngựa (Horse Chestnut), vỏ cây Thiêng Liêng-giống táo hoang ở rừng (Cascara Sagrada), cùng với sự hiện diện của các chất chiết xuất từ cây Thảo bản bông vàng (cây nhung, cây kim ngân: Mullein), bột lá thảo dược Plantain như lá tầm xuân non, bột củ gừng, Yến mạch (Avena Sativa), cây đậu chổi (Butchers Broom), cây nham lê (Bilberry Leaf) có trong Bi-Hem Max giúp bổ sung chất xơ, chống táo bón, nhuận tràng... và việc bổ sung các vitamin chống oxy hoá, khử gốc tự do, tăng cường miễn dịch như Vitamin C, E… để giúp giải quyết một cách triệt để cơ chế bệnh sinh của bệnh Trĩ trong điều hoà sự rối loạn thần kinh vận mạch gây phản ứng quá mức của các mao mạch trĩ và vai trò của các shunt động-tĩnh mạch làm vững bền thành mạch, an thần, giảm đau chống viêm, chống phù nề, chống táo bón (bổ sung chất xơ, làm mềm phân), nhuận tràng, chỉ huyết, tiêu viêm.
Từ các nghiên cứu sâu, rộng trên cơ chế bệnh sinh của bệnh trĩ, VitaCare Pharma đã tạo ra một sản phẩm Bi-Hem Max bằng
phương pháp bào chế độc đáo nhắm vào gốc rễ vấn đề cả trĩ nội và ngoại, kiểm soát hiệu quả các triệu chứng và biến chứng.
Công dụng của Bi-Hem Max:
Bi-HEM Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:
+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.
+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.
+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.
+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
Đối tượng sử dụng:
Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính…
Chi tiết xem thêm tại: >>> Bi-Hem Max - Giải pháp cho người bị trĩ nội, trĩ ngoại
Viết bình luận