Cách chẩn đoán bệnh mạch vành như thế nào

Bệnh mạch vành là căn bệnh ngày càng phổ biến hiện nay và tỷ lệ trẻ hóa đang tăng dần. Cách chẩn đoán bệnh mạch vành như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Bệnh động mạch vành phát triển khi động mạch vành - các mạch máu lớn cung cấp máu, ôxy và chất dinh dưỡng cho cơ tim bị tổn thương hoặc trở nên bị bệnh. Mảng có chứa cholesterol bám vào thành động mạch thường được xác định là nguyên nhân gây bệnh mạch vành. Chẩn đoán sớm bệnh động mạch vành giúp giảm nguy cơ đột tử do nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu cách chẩn đoán bệnh mạch vành như thế nào.

Cách chẩn đoán bệnh mạch vành như thế nào

* Cách chẩn đoán bệnh mạch vành

Tại bệnh viện, người bệnh sẽ được chỉ định một hoặc nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành sau:

+ Chụp X-quang:

Chụp X-quang tim, phổi và lồng ngực giúp loại trừ các bệnh lý khác có triệu chứng giống như bệnh mạch vành.

+ Chụp cộng hưởng từ:

Chụp cộng hưởng từ cho phép bác sỹ nhìn thấy hình ảnh chi tiết của trái tim, giúp phát hiện tình trạng tắc hẹp mạch vành và các bất thường khác ở tim.

+ Các xét nghiệm máu:

Ngoài xét nghiệm định lượng cholesterol máu, bạn cần làm thêm một số xét nghiệm máu khác để theo dõi hoạt động của tim, trong đó có xét nghiệm men tim nhằm phát hiện các tổn thương do nhồi máu cơ tim.

+ Điện tâm đồ:

Điện tâm đồ ghi lại hoạt động điện của tim trong mỗi nhịp đập. Phương pháp này giúp phát hiện các vấn đề về nhịp tim, từ đó cho thấy dấu hiệu tổn thương tim do bệnh mạch vành và cơn nhồi máu cơ tim (hiện có hoặc trước đó).

+ Chụp cắt lớp:

Chụp cắt lớp sử dụng X-quang và một máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của các cơ quan và cấu trúc bên trong lồng ngực, bao gồm tim và hệ mạch vành nhằm phát hiện các đoạn mạch bị tắc hẹp, từ đó giúp chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác.

+ Siêu âm tim:

Siêu âm tim cho phép xác định cấu trúc và theo dõi chức năng bơm của tim, độ dày cơ tim và sự chuyển động của từng van tim. Tóm lại, phương pháp này tạo ra một bức tranh toàn cảnh và chi tiết của trái tim, từ đó giúp phát hiện vùng cơ tim không được nhận đủ lượng máu cần thiết để bác sỹ đưa ra chẩn đoán bệnh mạch vành chính xác.

+ Thử nghiệm phóng xạ:

Thử nghiệm phóng xạ giúp bác sỹ đánh giá chức năng bơm máu của tim cũng như dòng chảy của máu đến cơ tim. Thử nghiệm phóng xạ cung cấp thông tin chi tiết hơn so với điện tâm đồ. Trong thử nghiệm này, một lượng nhỏ chất phóng xạ được tiêm vào máu (đôi khi được tiêm khi người bệnh đang tập thể dục trên máy chạy bộ). Một camera được đặt ở gần ngực để phát hiện những nơi có nguồn cung cấp máu kém.

+ Chụp động mạch vành:

Chụp động mạch vành giúp xác định vị trí và mức độ hẹp mạch vành. Ngoài ra, phương pháp này còn cung cấp thông tin về áp lực bên trong buồng tim và hoạt động của trái tim. Phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành này tương đối an toàn và hiếm khi xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ hoặc tử vong trong quá trình chụp mạch vành rất thấp, ước tính vào khoảng 1 – 2 ‰.

Cách chẩn đoán bệnh mạch vành như thế nào

Mặc dù vậy, chụp mạch vành vẫn có thể gây ra một vài tác dụng phụ nhỏ, bao gồm:

- Cảm giác khó chịu khi chất nhuộm được tiêm vào ống thông.

- Chảy máu (lượng nhỏ) khi rút ống thông ra khỏi cơ thể.

- Vết bầm, đau nhức ở bẹn hoặc cánh tay tại vị trí luồn ống thông.

* Như thế nào thì bị kết luận là bị bệnh động mạch vành

Danh từ bệnh động mạch vành dùng để chỉ tình trạng bệnh lý làm cho lòng động mạch vành bị hẹp lại (hoặc tắc nghẽn), tình trạng hẹp hay tắc nghẽn lòng động mạch vành là xơ vữa động mạch. Khi lòng động mạch vành bị hẹp đến một mức độ nào đó thì dòng máu đến nuôi tim sẽ không đủ và dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim. Một số danh từ khác cũng được dùng để chỉ bệnh động mạch vành: như suy động mạch vành, thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ…

* Cách điều trị bệnh mạch vành

+ Điều trị nội khoa (dùng thuốc): Điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh động mạch vành để bệnh không tiến triển nặng thêm: điều trị tăng huyết áp, điều trị rối loạn lipid máu, điều trị đái tháo đường, bỏ hút thuốc lá, giảm cân nặng đạt cân nặng lý tưởng, thay đổi lối sống…

Điều trị phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp: dùng các loại thuốc kháng kết dính tiểu cầu để phòng ngừa đông máu gây tắc mạch vành: aspirine, clopidogrel…

Điều trị chống cơn đau thắt ngực bằng các loại thuốc dãn mạch.

+ Điều trị can thiệp động mạch vành (nong rộng lòng động mạch, đặt khung giá đỡ trong lòng động mạch vành):

Dùng cho các trường hợp đau ngực do thiếu máu cơ tim mà ít hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị nội khoa.

Dùng cho các trường hợp bị đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim cấp.

+ Điều trị phẫu thuật bắc cầu động mạch vành

Dùng cho các trường hợp động mạch vành bị tổn thương nhiều chỗ, tổn thương kéo dài, các trường hợp mà can thiệp động mạch vành không thể can thiệp được.

Đây là một cuộc mổ lớn, dùng các mạch máu khác của ngay chính bản thân bệnh nhân để làm cầu nối qua chỗ động mạch vành bị hẹp.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách chẩn đoán bệnh mạch vành như thế nào. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Mách bạn:

Nếu những người đang bị bệnh mạch vành thì nên dùng sản phẩm Bi-Cozyme giúp phòng ngừa bệnh.

Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Các bệnh lý về tim mạch

bi-cozyme

Bi-Cozyme hiệu quả cao và an toàn cho:

- Người bị nhồi máu cơ tim, cục máu đông.

- Người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch

- Người bị tai biến mạch máu não, động mạch vành.

- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…

Bi-cozyme - Giúp chống các gốc tự do. Hỗ trợ hạn chế sự hình thành các cục máu đông. Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu…
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại Website: TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến
Sản phẩm Bi-Cozyme được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 02044/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận