Cách chăm sóc bệnh tai biến mạch máu não như thế nào?

Bệnh tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm và thường gặp hiện nay. Vậy cách chăm sóc bệnh tai biến mạch máu não như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Tai biến mạch máu não là tình trạng lưu lượng máu đến não giảm đi dẫn đến việc chết tế bào, bệnh xảy ra thường do mạch máu não bị vỡ hoặc tắc. Chế độ chăm sóc cũng rất quan trọng trong quá trình phục hồi bệnh. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Cách chăm sóc bệnh tai biến mạch máu não như thế nào

1. Cách chăm sóc bệnh nhân tai biến mạch máu não

+ Trong sinh hoạt, tập luyện:

Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân chưa tự vận động được, người nhà phải giúp họ thay đổi tư thế 3 giờ một lần để tránh lở loét. Mỗi lần lật người, cần xoa rượu, cồn hoặc phấn rôm vào lưng, mông và các vị trí bị tì đè khác. Khi cho ăn uống, nên kê gối sau lưng bệnh nhân để giữ họ ở tư thế nửa nằm, nửa ngồi. Đối với các di chứng sau tai biến mạch máu não khác nhau cần đề ra một kế hoạch cụ thể cho bệnh nhân tập luyện hằng ngày. Cố gắng để cho họ tự làm ở mức tối đa, người nhà chỉ hỗ trợ hoặc giúp đỡ khi bệnh nhân không thể tự làm được. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của cả bệnh nhân và người hướng dẫn. Nên duy trì việc này cả khi các di chứng đã được phục hồi.

Về chế độ nghỉ ngơi thì ngủ nghỉ điều độ, không làm việc nặng, tốt nhất là sinh hoạt trong không gian gia đình, người bệnh không nên đi xa. Hàng ngày đi lại trong nhà và sân vườn, nếu đi ra ngoài thì đi gần và có người khoẻ mạnh đi cùng. Có thể làm những việc nhẹ nhàng trong nhà, cũng không nên nằm nhiều, buổi trưa nằm ngủ 30-60 phút. Buổi tối nằm ngủ từ 10h đến 6h sáng. Khi ngủ dậy không nên bỏ hết chăn ngay mà bỏ chăn và dậy từ từ để cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài. Nên vận động nhẹ nhàng cơ thể bằng các bài tập khoảng 15 - 20 phút vào buổi sáng ở chỗ khuất gió, hết sức tránh gió lùa. Việc tập luyện thể dục thể thao hàng ngày sẽ cải thiện tình trạng tim mạch và các yếu tố nguy cơ như rối loạn lipid máu, béo phì và tăng huyết áp, làm giảm nguy cơ bệnh tai biến mạch máu não tái phát. Bên cạnh đó, việc tạo tâm lý vui vẻ, thoải mái cũng giúp người bệnh phấn chấn và nhanh chóng phục hồi hơn.

+ Về chế độ ăn:

Theo khuyến cáo của WHO thì thực đơn cho người sau khi bị tai biến cần cung cấp đầy đủ và cân bằng giữa protein, chất béo và carbonhydrat bao gồm:          

- Các loại cá: Là thực phẩm có hàm lượng các loại a-xít béo không bão hoà, tham gia tích cực vào phản ứng sinh hoá trong cơ thể vì chúng chứa cholesterol tốt và làm giảm lượng cholesterol sấu, trong đó bao gồm cả những mảng xơ vữa thành mạch.          

- Trái cây tươi: Chứa nhiều vitamin C và các chất chống oxi hoá khác.

- Các loại rau củ quả tươi.          

- Hạn chế muối: Đây là loại gia vị cần thận trọng, muối vào máu sẽ hấp thụ nước gây tăng huyết áp. Do vậy thức ăn cho người sau bị tai biến không nên dùng muối hoặc với lượng muối rất ít nhạt hơn với người khoẻ mạnh bình thường.          

Ngoài ra, bệnh nhân tai biến mạch máu não nên tránh các chất bột đường, giảm lượng calo đưa vào, không nên ăn quá nhiều trứng, đồ chiên xào, không ăn quá nhiều mỡ động vật, không ăn các phủ tạng động vật (óc, tim, gan, bầu dục, lòng đỏ trứng gà), ăn dầu ăn (lượng vừa phải) thay mỡ, ăn thêm lạc, vừng trong chế độ ăn uống nếu bị bệnh cao huyết áp. Khi cho bệnh nhân tai biến ăn, nên dùng dạng thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, sữa, nước hoa quả tươi. Không nên sử dụng nhiều chất béo và các chất kích thích (rượu, bia, chè đặc, cà phê)… vì chúng rất có hại cho sức khỏe người bệnh.

+ Thực hiện các biện pháp phòng bệnh:          

Người bị tai biến mạch máu não có thể bị tái phát bất cứ lúc nào. Chính vì vậy việc thực hiện các biện pháp phòng tránh tái phát vẫn rất cần thiết. Dưới đây là một số cách phòng chống bệnh khoa học mà người bị tai biến mạch mãu não cần biết:         

- Tránh tắm khuya hoặc ở nơi gió lùa, nhất là với người bị cao huyết áp.

- Cẩn thận giữ mình khi thời tiết chuyển lạnh vào mùa đông và khi áp suất không khí lên cao vào mùa hè. 

- Tránh trạng thái căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh; tránh mất ngủ.

- Tránh táo bón, kiêng rượu, bia và các chất kích thích.

- Điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, tiểu đường, rối loạn nhịp tim.

- Tránh vận động thể lực quá mức như mang vác nặng, chạy nhanh…

Nói chung, sau tai biến mạch máu não, người bệnh cần duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với các bài tập phục hồi chức năng nhẹ nhàng cũng như chế độ nghỉ ngơi khoa học sẽ đẩy lùi được một số tác nhân gây bệnh và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh tai biến mạch máu não tái phát.

Thuốc chữa tai biến mạch máu não loại nào tốt

2. Tổng quan về bệnh tai biến mạch máu não

2.1 Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não (CVA) là một sự kiện liên quan đến sự gián đoạn lưu lượng máu hoặc chảy máu trong một vùng não. Thuật ngữ não đề cập đến mô não. CVA đề cập đến một sự kiện mạch máu trong não. Đột quỵ đề cập đến tổn thương não do biến cố mạch máu và các thuật ngữ này thường có thể thay thế cho nhau.

CVA là một trường hợp khẩn cấp thường có thể điều trị được nếu được phát hiện kịp thời và việc điều trị nhanh chóng có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương do đột quỵ. Bài viết này sẽ mô tả các loại, triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, tiên lượng cũng như các phương pháp phòng ngừa và đối phó của CVA.

2.2 Các loại tai biến mạch máu não

Các loại CVA chính liên quan đến tắc nghẽn mạch máu ở một vùng não hoặc chảy máu mạch máu trong não.

CVA do gián đoạn lưu lượng máu thường được gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. thiếu máu cục bộ, cung cấp máu không đủ, là loại CVA phổ biến nhất. Xuất huyết, chảy máu, là một loại CVA khác.

+ CVA thiếu máu cục bộ có thể do những nguyên nhân sau:

Thuyên tắc: Thuyên tắc mạch máu não là sự gián đoạn lưu lượng máu động mạch do một hạt hoặc cục máu đông đến từ một động mạch khác trong cơ thể, chẳng hạn như từ tim hoặc động mạch cảnh.

Huyết khối: Huyết khối mạch máu não xảy ra khi một mạch máu trong não bị tắc nghẽn, thường là do hẹp và tích tụ các mảng xơ vữa động mạch (lắng đọng cholesterol, canxi và các tế bào viêm).

Huyết khối trong động mạch não thường được gọi là đột quỵ. Huyết khối trong tĩnh mạch não thường được gọi là huyết khối tĩnh mạch não. Một loại huyết khối tĩnh mạch được gọi là huyết khối xoang màng cứng.

Đôi khi, tắc mạch có thể xảy ra trong mạch máu não mà bệnh xơ vữa động mạch đã ảnh hưởng.

+ CVA xuất huyết có thể do:

Vỡ mạch máu: Tình trạng này thường liên quan nhất đến chứng phình động mạch , là hiện tượng mạch máu bị vỡ. Chứng phình động mạch não dễ vỡ hoặc trở nên lớn hơn rất có thể bị vỡ, đặc biệt nếu huyết áp tăng cao.

Mạch máu bị rò rỉ: Chứng phình động mạch não có thể rò rỉ từ từ thay vì vỡ. Dị dạng động tĩnh mạch (AVM) là một mạng lưới động mạch và tĩnh mạch dị dạng, đôi khi có thể bị rò rỉ.

Chấn thương: Chấn thương ở đầu có thể gây ra các loại tổn thương khác nhau. Điều này có thể bao gồm vỡ hoặc rò rỉ mạch máu. Các chấn thương khác có thể bao gồm chấn động hoặc đụng giập (bầm tím mô não).

2.3 Triệu chứng tai biến mạch máu não

Các triệu chứng của CVA có thể khác nhau tùy thuộc vào loại CVA xảy ra, vùng não bị ảnh hưởng, kích thước của mạch máu bị ảnh hưởng và các vấn đề y tế hoặc thần kinh khác.

Các triệu chứng phổ biến nhất của đột quỵ do thiếu máu cục bộ bao gồm:

Điểm yếu của một bên mặt hoặc cơ thể

Tê, ngứa ran hoặc thay đổi cảm giác ở một bên mặt hoặc cơ thể

Nhìn đôi hoặc nhìn mờ

Mất thị lực của một trường thị giác ở cả hai mắt

Nói lắp

Lú lẫn

Rắc rối trong việc hiểu ngôn ngữ và giao tiếp

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ có thể gây ra một hoặc nhiều triệu chứng này.

+ Các triệu chứng phổ biến nhất của xuất huyết não bao gồm:

Đau đầu dữ dội

Chóng mặt nghiêm trọng và mất thăng bằng

Lú lẫn

Mất ý thức

co giật

Huyết áp rất cao

+ Các triệu chứng phổ biến nhất của huyết khối tĩnh mạch não bao gồm:

Đau đầu dữ dội

Cảm thấy mất phương hướng

Chóng mặt

Mất ý thức

Thay đổi tầm nhìn

Tình trạng này không phổ biến và nguy cơ tăng lên khi bị tiền sản giật hoặc sản giật, đây là những biến chứng nguy hiểm khi mang thai.

3. Cách phòng bệnh tai biến mạch máu não

Tỷ lệ tái phát tai biến mạch máu não trong 5 năm đầu tiên là 25%, nghĩa là cứ 4 bệnh nhân sống sót sau tai biến mạch máu não sẽ có 1 bệnh nhân tai biến mạch máu não bị tái phát sau đó. Do đó, phải chú ý điều trị tích cực để phòng ngừa.

Có nhiều phương pháp để phòng tránh tai biến mạch máu não. Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số phương pháp chính như sau:

Tránh các yếu tố nguy cơ bằng thói quen sống tích cực như: Không lạm dụng bia rượu. Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích. Tránh tình trạng béo phì bằng cách tập thể dục hàng ngày. Tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài. Chế độ ăn nên có nhiều rau, hoa quả. Hạn chế ăn quá mặn, quá nhiều mỡ động vật.

Kiểm soát và điều trị tốt các bệnh: Đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ, bệnh lý tim mạch,... bằng cách đo huyết áp hằng ngày, kiểm soát tốt đường máu, lượng mỡ trong máu..

Người có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch, tai biến mạch máu não, các bệnh lý về mạch máu nên tham khảo sử dụng sản phẩm Bi-Cozyme Max giúp phòng ngừa bệnh lý tim mạch và tai biến mạch máu não hiệu quả:

Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Các bệnh lý về tim mạch

Bi-Cozyme

Bi-Cozyme Max là phúc hợp của 11 thành phần gồm Proteolytic Enzymes (với 5 enzymes: Nattokinase, Bromelain, Papain, Protease, Rutin Complex) kết hợp cùng Coenzyme Q10, Resveratrol, Quercetin, Ginko biloba, White Willow Bark và Horse Chestnut Seed (hạt dẻ ngựa).

Bi-Cozyme Max giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch, chống tắc hẹp động mạch và mạch vành, điều hòa và ổn định huyết áp, tiêu các cục máu đông, các mảng xơ vữa, làm loãng độ nhớt của máu, giúp và hỗ trợ phòng chống đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu, giảm các cơn đau thắt ngực, giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường, gout.

Đối tượng sử dụng: Người lớn sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống mệt mỏi và tăng sức khỏe cho hệ tim mạch.  Người đang điều trị một số bệnh về tim mạch: bệnh thiếu máu cơ tim, đau tức ngực, tăng huyết áp,  cao cholesterol, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, sau đặt stent, can thiệp tim mạch, mất ngủ, suy nhược thần kinh, suy giảm trí nhớ, hoa mắt, chóng mặt, đau nửa đầu, rối loạn tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não, bệnh tiểu đường, gout, các bệnh hô hấp, xương khớp, tiêu hóa ...

Hướng dẫn sử dụng: Uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày, uống trước bữa ăn 60 phút hoặc uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Liệu trình điều trị: những người đang bị cao huyết áp, cao mỡ máu, bệnh lý tim mạch dùng liều tối đa 4 viên/ngày chia 2 lần trước bữa ăn 60 phút, đợt dùng 3 tháng sau đó dùng liều duy trì 2 viên/ngày chia 2 lần trước ăn  60 phút trong vòng 3 đến 6 tháng.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu cách chăm sóc bệnh tai biến mạch máu não an toàn hiệu quả. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !

Có thể bạn quan tâm:

>>> Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không?

>>> Thuốc chữa tai biến mạch máu não loại nào tốt

Nguồn tham khảo: kiemsoatbenhtatbacgiang.vn, verywellhealth.com, vinmec.com

Viết bình luận