Sỏi thận là căn bệnh khá nguy hiểm, hiện nay có nhiều phương pháp chữa trị, đặc biệt là phương pháp tán sỏi thận. Vậy các phương pháp tán sỏi thận hiện nay như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Hiện nay có nhiều phương pháp tán sỏi mới được đưa vào áp dụng không đau đớn như mổ. Nội soi tán sỏi qua da là một phương pháp nội soi đặc biệt để điều trị sỏi thận và cả sỏi niệu quản ở cao. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu các phương pháp tán sỏi thận hiện nay.
* Các phương pháp tán sỏi thận hiện nay
+ Phương pháp tán sỏi thận qua da:
là một trong những phương pháp tán sỏi được sử dụng nhiều nhất hiện nay bởi nó mang lại ít tính xâm hại cùng với đó là độ an toàn cao. Thông qua phương pháp này mà người bệnh sẽ ít đau, hết sỏi và nhanh chóng bình phục. Thực hiện tán sỏi thận qua 2 giai đoạn đó là giai đoạn tạo một đường hầm và sau đó dùng máy nội soi đưa vào thận; tiếp đến tiến hành giai đoạn hai là để tán sỏi, khi tán sỏi song sẽ dùng dụng cụ để lấy sỏi ra.
+ Phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể:
sử dụng máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích để phá bề mặt sỏi và đập vụn sỏi để sỏi đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Được áp dụng với các trường hợp bệnh nhân có sỏi kích thước khoảng dưới 3 cm và sỏi thận nằm ở vị trí nhóm đài trên.
Tán sỏi được thực hiện nếu kích thước sỏi lớn, có hình dạng bất thường hoặc là bị mắc kẹt trong niệu quản và không thể được thông qua trong khi đi tiểu. Chỉ định tán sỏi dựa vào việc xem xét kích thước, vị trí, hình dạng và số lượng sõi trong các cơ quan tiết niệu. Trước khi tán sỏi thận, kiểm tra toàn diện và xét nghiệm sẽ được thực hiện để xác định số lượng, vị trí và kích thước của sỏi.
+ Phương pháp tán sỏi thận nội soi:
Các phương pháp tán sỏi nội soi bao gồm: tán sỏi bằng siêu âm, thủy điện lực, cơ học và phương pháp sử dụng năng lượng bằng laser. Dụng cụ tán được đưa vào kênh làm việc của ống soi niệu quản để làm vỡ sỏi thành những mảnh có thể lấy ra ngoài được. Các rọ lấy sỏi và các “ pince” gắp cũng được sử dụng trong quá trình tán sỏi để lấy mảnh sỏi ra ngoài.
- Tán sỏi bằng siêu âm: Được sử dụng trong những ống nội soi cứng, chủ yếu trong tán sỏi thận qua da, ít được sử dụng đối với nội soi niệu quản.
- Tán sỏi bằng thủy điện lực: Là phương pháp sử dụng nguồn năng lượng phát ra từ hai điện cực. Điện cực phát ra tia lửa điện làm nóng và bốc hơi phần nước xung quanh sỏi, các bóng hơi vỡ ra tạo năng lượng làm tan sỏi. Năng lượng này tỷ lệ với đường kính của đầu tán. Tán sỏi thủy điện lực có thể làm tổn thương tổ chức xung quanh, làm sỏi vỡ thành những mảnh lớn đặc biệt là sỏi calcium oxalate monohydrate.
- Tán sỏi cơ học: Đó là loại máy Lithoclast, là búa tán nhỏ tác động vào que tán trong kênh làm việc của ống soi niệu quản và tác động vào sỏi làm vỡ sỏi. Với những đầu tán có thể dùng lại được và có thể sử dụng đối với ống soi cứng và ống soi nửa mềm, Lithoclast là phương pháp tán sỏi hiệu quả và có giá thành thấp. Đặc biệt Lithoclast còn có hiệu quả với loại sỏi lớn và rắn. Nó thường được sử dụng để tán sỏi thận qua da và sỏi niệu quản ở phần thấp.
- Tán sỏi bằng laser: Được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 1980 với loại laser có bước sóng 504 nm. Đầu tán nhỏ có thể đưa vào ống nội soi mềm hoặc ống nửa cứng và nó có thể làm vỡ đa số các sỏi tiết niệu trừ sỏi cystine. Nhờ sự phát triển của công nghệ laser đã cho ra đời nhiều loại laser có các bước sóng cao. Năm 1995, Matsuoka giới thiệu máy tán sỏi nội soi có bước sóng cao, tán một cách an toàn và hiệu quả với sỏi niệu quản.
Khác với laser mầu, holmium laser tác động làm sỏi vỡ thành mảnh nhỏ hơn và có thể trôi ra ngoài theo nước rửa trong khi tán. Khi sử dụng holmium laser năng lượng tán sỏi không phụ thuộc vào đường kính của dây tán.
- Phối hợp giữa tán siêu âm và tán hơi: The Swiss Lithoclast Master là loại máy tán sỏi tương đối mới phối hợp giữa tán hơi và tán siêu âm. Cả hai bộ phận đều nối với một bộ phận điều khiển duy nhất và có thể sử dụng phối hợp hoặc riêng lẻ. Trên thực nghiệm khi hoạt động phối hợp tác dụng hiệu quả hơn nhiều tán riêng lẻ, đặc biệt những sỏi rắn.
* Điều trị bằng phương pháp tán sỏi thận ngoài cơ thể có biến chứng gì không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tỉ lệ tai biến, biến chứng sau tán sỏi thận thấp, biến chứng thường nhẹ và đa số có thể điều trị nội khoa cho kết quả tốt. Các tai biến, biến chứng thường gặp là đau sau tán sỏi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai biến khi tán sỏi: do máy tán sỏi, kỹ thuật tán sỏi và trình độ, kinh nghiệm chuyên môn của bác sĩ thực hiện kỹ thuật này.
Nếu bác sĩ có tay nghề giỏi, nhiều kinh nghiệm, được đào tạo bài bản thì khi bắn sỏi sẽ biết tập trung chùm tia laser vào mục tiêu viên sỏi thận và bắn trúng đích, theo dõi thật kỹ bệnh nhân trong lúc tán sỏi để biết cường độ tia đã thích hợp chưa để điều chỉnh tăng, giảm cho phù hợp và hiệu quả.
Thường bệnh nhân bị đau tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi và đau tạng (gan, thận, tụy, lách) do căng bao thận và tổ chức quanh thận. Bệnh nhân cũng có thể bị đốm xuất huyết hay vết bầm da tại vị trí da tiếp xúc với bầu nước của máy tán sỏi.
Ngoài ra, tiểu máu (nhiều hoặc ít), tổn thương đụng giập thận sau tán sỏi cũng là biến chứng thường gặp ở hầu hết bệnh nhân được tán sỏi.
Bệnh nhân còn có thể bị một số tai biến, biến chứng ít gặp hơn như máu tụ dưới bao thận; chuỗi sỏi vụn bị kẹt ở niệu quản do sỏi vỡ vụn thoát xuống niệu quản nhiều và nhanh; nhiễm trùng niệu diễn tiến do bệnh nhân đã bị nhiễm trùng niệu mà không được điều trị tích cực trước tán sỏi hoặc do vi khuẩn được phóng thích vào nước tiểu khi sỏi vỡ vụn…
Đặc biệt, bệnh nhân cũng có thể gặp các tai biến, biến chứng hiếm gặp hơn như vỡ thận, vỡ gan, vỡ lách; ho ra máu, tràn máu màng phổi; viêm tụy gây tăng Amylase trong máu và nước tiểu; viêm gan gây tăng SGOT, SGPT trong máu; xuất huyết ruột non, đau do co thắt ruột.
Theo các bác sĩ chuyên tán sỏi thận qua da, ngoài cơ thể điều bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý là nếu biến chứng nặng (tỉ lệ 0,5-1%) có thể gây tử vong cho bệnh nhân bị nhiễm trùng niệu nặng chưa được điều trị tới nơi tới chốn mà tán sỏi. Trường hợp này sẽ đưa tới nhiễm trùng huyết hoặc sốc nhiễm trùng, khiến bệnh nhân có thể tử vong.
Riêng biến chứng vỡ thận dưới bao hoặc ngoài bao (tỉ lệ 1-2%) tuy nặng nhưng có thể điều trị bảo tồn giữ lại được quả thận hoặc có thể phải mổ cắt bỏ quả thận để cầm máu.
* Cách phòng ngừa sỏi thận sau tai biến
Để đề phòng sỏi thận tái phát bạn nên thực hiện các hướng dẫn sau:
- Giảm lượng thức ăn chứa nhiều oxalat, canxi như các loại quả hạnh, sô-cô-la, nước chè, rau chân vịt, dâu tây, ăn ít đạm động vật
- Uống một số loại thuốc giúp kiểm soát lượng khoáng chất phát triển trong nước tiểu.
- Không nên ăn nhiều thực phẩm như lòng lợn, óc động vật… dễ gây sỏi
- Mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước, đặc biệt tăng cường dùng nước bột sắn, nước đỗ đen, nước hoa quả có tính mát, lợi tiểu, thải canxi.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu các phương pháp tán sỏi thận an toàn hiệu quả được nhiều người áp dụng. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng giúp tan sỏi thận. Điển hình trong các dòng sản phẩm đó phải kể đến sản phẩm Super Power Uriclean giúp tan sỏi thận được sản xuất tại Mỹ và được BNC medipharm xin phép Bộ Y tế Việt Nam nhập khẩu và phân phối.
Cách dùng: Dùng cho người lớn, uống 2 viên/ngày hoặc uống theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Chú ý: phụ nữ có thai hoặc cho con bú hoặc đang có kế hoạch sinh con hoặc dưới 18 tuổi hoặc đang điều trị bệnh khác nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này.
Quy cách đóng gói: Hộp 3 vỉ mỗi vỉ 10 viên.
Bảo quản: Bảo quản nơi khô, mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Thành phần: Vitamin C, Chiết xuất quả nam việt quất (Cranberry).
Thành phần khác: Xenluloza, silicon dioxit, magiê stearat (nguồn gốc thực vật), gelatin.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: >>> TPCN giúp điều trị sỏi thận Super Power Uriclean
Lưu ý: Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm được BNC medipharm phân phối độc quyền tại VN, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Cam kết hoàn tiền lại 100% nếu sản phẩm chất lượng kém.
Viết bình luận