Nhồi máu cơ tim là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và ngày càng phổ biến hiện nay. Vậy các món ăn dành cho người nhồi máu cơ tim là gì và cách phòng bệnh ra sao là câu hỏi của nhiều người. Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe doạ tính mạng do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim. Khi cơ tim hoàn toàn không được cung cấp máu thì cơ vùng cơ tim ấy sẽ hoại tử gây triệu chứng đau ngực dữ dội. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh nhồi máu cơ tim và các món ăn dành cho người nhồi máu cơ tim là món gì.
Các món ăn dành cho người nhồi máu cơ tim là gì và cách phòng bệnh ra sao
* Tổng quan về nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim là bệnh lý nguy hiểm đe doạ tính mạng do tắc nghẽn đột ngột mạch máu nuôi tim.Khi cơ tim hoàn toàn không được cung cấp máu thì cơ vùng cơ tim âý sẽ hoại tử gây triệu chứng đau ngực dữ dội. Đồng thời tim là nơi co bóp để duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan khác, do đó khi không còn cung cấp máu sẽ tạo ra mất ổn điện học và tim không duy trì nhịp co bóp đều đặn và gây loạn nhịp trong những giờ đầu thường là rung thất và ngưng tim sau đó người bệnh sẽ tử vong.Một số bệnh nhân nếu may mắn thoát chết thường phải đối mặt với bệnh vẫn còn tiến triển hoặc biến chứng suy tim ...Việc ghi nhận sớm triệu chứng cũng như chẩn đoán sớm là việc rất quan trọng để có thể cứu sống bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
+ Biểu hiện của nhồi máu cơ tim:
- Đau nhói ở phần trên của cơ thể: cổ, lưng, xương hàm… Dấu hiệu này được cảm nhận bởi đau hai cánh tay, lưng, vai, cổ, xương hàm hoặc phía trên dạ dày (phía trên rốn). Điều này khá phức tạp. Phụ nữ ít quan tâm chú ý đến các triệu chứng của bệnh vì họ thường nghĩ chỉ là mệt mỏi đơn thuần hoặc đau ở xương và chỉ dùng thuốc kháng viêm. Nhưng cần chú ý hơn vì các cơn đau ở lưng, cổ, xương hàm là dấu hiệu nhồi máu cơ tim thường gặp ở phụ nữ hơn ở nam giới.
- Cảm giác buồn nôn, nôn, đầy bụng khó tiêu: Cảm giác nặng bụng, khó chịu; đôi khi như ăn không tiêu và có cảm giác buồn nôn. Điều này rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh khác hoặc trào ngược dạ dày. Đặc biệt thường kèm theo đổ mồ hôi lạnh,đột nhiên cảm thấy mệt mỏi, run, đau dạ dày và có cảm giác lo lắng. Nhồi máu cơ tim cũng có thể xuất hiện kèm theo một số triệu chứng khác như toát mồ hôi lạnh, nôn, choáng váng. Một số bệnh nhân còn xuất hiện cảm giác như "trời sắp sụp".
- Cảm giác nóng ran ở ngực: Thỉnh thoảng có cảm giác nóng ran ở ngực, bị chèn ép ở ngực gây cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Đôi khi có thể nhầm lẫn với sự lo âu, những căng thẳng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng cảm giác này lặp đi lặp lại mỗi ngày, trong trường hợp như vậy nên đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Ở nam giới cảm giác căng tức thường bắt đầu ở ngực trước khi lan đến cánh tay, nhưng ở phụ nữ cơn đau thường khu trú hơn ở ngực và tương tự như cơn đau thắt ngực.
- Mệt mỏi bất thường, cảm giác nghẹt thở: Ở đàn ông, cần cảnh báo các dấu hiệu khi họ đang hoạt động thể chất, trong lúc đang làm việc, có cảm giác cánh tay như bị tê liệt hoặc không thể thở được tuy nhiên lúc nghỉ ngơi các dấu hiệu sẽ biến mất. Ở phụ nữ thì khác, các cơn đau tim có thể xảy ra khi ngồi ngay cả khi ngủ, điều đó có nghĩa là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim có thể xảy ra lúc nghĩ ngơi hơn là lúc vận động. Ngoài ra có các dấu hiệu khác cần chú ý không được bỏ qua như mệt mỏi quá mức, không bình thường, đau phần trên ngực. Nên cẩn thận khi leo cầu thang, nếu cảm thấy quá mệt, cảm giác ngột thở và căng tức ở ngực, không nên chậm trễ cần đi khám ngay.
* Các món ăn dành cho người nhồi máu cơ tim
Trong các yếu tố khác nhau cần chú ý đến giới tính của bệnh nhân. Nữ giới cần giảm chỉ số đường huyết, còn nam giới giảm chỉ số cholesterol máu.
Một vài quy tắc chung để chuẩn bị các món ăn sau nhồi máu:
+ Giảm sử dụng các loại mỡ động vật đến mức tối thiểu, thậm chí loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi khẩu phần ăn.
+ Sau nhồi máu cơ tim bổ sung nhiều hơn vào chế độ ăn các thực phẩm hải sản từ cá, tôm, sò biển và các loại khác.
+ Khi nấu ăn chỉ sử dụng dầu ăn thực vật (tốt hơn cả là dầu oliu); loại bỏ hoàn toàn các loại bơ khi nấu nướng; tránh các thực đơn món ăn có chứa lượng cholesterol.
+ Tăng sử dụng các chất xơ - hoa quả và các loại rau.
+ Giảm sử dụng muối và các axit béo.
+ Chế độ dinh dưỡng được chia thành các giai đoạn sau:
- Chế độ ăn trong giai đoạn cấp tính: Những ngày đầu tiên chế độ dinh dưỡng hợp lý khi bị nhồi máu cơ tim là rất quan trọng. Quá trình liền sẹo của cơ tim kéo dài tới tuần thứ ba. Trong những ngày này, nam giới tuyệt đối không ăn đồ có mỡ, ăn đồ ăn nhẹ tương tự như các sản phẩm từ sữa chua, các món canh (sup) dễ ăn và nước rau củ. Nó có thể bao gồm cả các loại cháo loãng và cháo hầm. Muối cần loại bỏ hoàn toàn khỏi chế độ ăn. Kiêng các món ăn chiên, rán và mỡ nếu bị thừa cân. Chế độ ăn khi bị nhồi máu cơ tim loại bỏ hoàn toàn các sản phẩm lúa mạch và các món ăn có chứa đường và mỡ.
- Chế độ ăn trong giai đoạn bán cấp tính và sau khi đặt stent: Trong các trường hợp nếu sau nhồi máu cơ tim cần can thiệp phẫu thuật đặt stent, thì chế độ dinh dưỡng trong những ngày này phải được chia thành các bữa nhỏ 6-7 lần một ngày, bữa cuối trong ngày cần ăn trước khi ngủ 3 tiếng. Nghiêm cấm sử dụng: trà và cà phê, sôcôla, các gia vị, rượu, bơ. Tổng lượng calo của chế độ ăn không vượt quá 1.100KCal một ngày. Cần tăng lượng hoa quả và các cây thuộc họ hòa thảo. Cho phép sử dụng muối không quá 5g một ngày. Tăng tinh bột, giảm mỡ giúp bảo đảm cho bạn nhanh chóng bình phục sau nhồi máu cơ tim.
- Chế độ ăn sau giai đoạn liền sẹo: Sau khi xuất viện chế độ ăn sẽ không còn cần nghiêm ngặt nữa, tuy nhiên trong khẩu phần ăn vẫn chỉ ít muối và mỡ. Sau khi bị nhồi máu cơ tim xuyên thành chế độ ăn phải gồm 60% tinh bột và 30% protein. Danh sách các thực phẩm được khuyến khích: táo và lê; hoa quả khô (táo sấy, nho sấy); nước đun từ hoa tầm xuân; rau trộn; rau nghiền; cá không mỡ và gà (nên sử dụng đồ luộc); gạo; pho mát (có thể kèm nho sấy và kem chua). Tổng lượng calo ngày đêm cần tăng lên tới 2.200KCal, còn số bữa ăn giảm xuống còn 3-4 lần. Thực đơn các món súp chay cũng có thể có lợi. Nếu bệnh nhân bị tăng huyết áp, cần chú tâm lượng nước cơ thể hấp thu: lượng nước không vượt quá 1,5 lít (gồm cả nước canh, trà...). Hãy nhớ rằng chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân phải phong phú. Càng nhiều vitamin và các yếu tố vi lượng có lợi thì càng nhanh chóng bình phục bệnh.
* Cách phòng bệnh nhồi máu cơ tim
+ Không hút thuốc lá
+ Giữ cân nặng ở mức độ phù hợp
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý, giảm thức ăn có chất béo
+ Tập thể dục đều đặn
+ Tránh căng thẳng
+ Hạn chế uống rượu bia
+ Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
+ Với phụ nữ đang sử dụng thuốc tránh thai
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về các món ăn dành cho người nhồi máu cơ tim là gì và cách phòng bệnh ra sao. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0978.307.072 - Dược sĩ tư vấn 24/24. Bác sĩ sẽ giải đáp thêm các thắc mắc cho bạn và giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Bi-Cozyme – Phòng chống đột quỵ - Ổn đinh huyết áp – Các bệnh lý về tim mạch
Bi-Cozyme hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị nhồi máu cơ tim, cục máu đông.
- Người bị cao huyết áp, xơ vữa động mạch
- Người bị tai biến mạch máu não, động mạch vành.
- Người bị các bệnh về tim mạch: suy tim, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim,…
Bi-cozyme - Giúp chống các gốc tự do. Hỗ trợ hạn chế sự hình thành các cục máu đông. Hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim, cải thiện di chứng sau tai biến mạch máu…
Hotline tư vấn: 0962 87 6060 - 02436.830.838
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại Website: TPCN: Bi-Cozyme - Phòng chống đột quỵ, ổn định huyết áp, tai biến
Sản phẩm Bi-Cozyme được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 02044/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
XEM VIDEO ĐỂ HIỂU RÕ HƠN VỀ BỆNH NHỒI MÁU CƠ TIM VÀ CÁCH PHÒNG BỆNH
Viết bình luận