Các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp

Giấc ngủ là quá trình tích cực dưới sự kiểm soát của não và là một phần cơ bản của đời sống con người. Rối loạn giấc ngủ có thể là nguyên phát do rối loạn cơ chế điều hòa giấc ngủ hay thứ phát do một bệnh tiềm ẩn khác. Mất ngủ, ngủ không sâu giấc, khó đi vào giấc ngủ hay ngủ quá nhiều,… là những hình thức hay triệu chứng của rối loạn giấc ngủ. Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu về các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
 

1. Rối loạn giấc ngủ là bệnh gì?


Thuật ngữ “rối loạn giấc ngủ” dùng để chỉ tình trạng người bệnh gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến chất lượng, thời gian hoặc thời lượng giấc ngủ và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của người đó khi thức. Tình trạng rối loạn giấc ngủ này có thể góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe khác, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. 

Năm 1979, Hiệp hội Rối loạn giấc ngủ Hoa Kỳ công bố hệ thống phân loại đầu tiên dành riêng cho các chứng rối loạn giấc ngủ. Theo đó, có đến hơn 100 loại rối loạn giấc ngủ được phân loại dựa trên nguyên nhân, triệu chứng, tác động sinh lý và tâm lý và các tiêu chí khác.  

Tuy nhiên, hầu hết các rối loạn giấc ngủ thường có các dấu hiệu sau đây: 

•    Bạn buồn ngủ nhưng khó có thể đi ngủ.

•    Bạn gặp khó khăn trong việc cố gắng tỉnh táo vào ban ngày.

•    Bạn bị mất cân bằng trong nhịp sinh học thức – ngủ mỗi ngày.

•    Bạn có những hành vi bất thường làm gián đoạn giấc ngủ.

Bất kỳ dấu hiệu nào trong số này đều có thể cho thấy bạn bị rối loạn giấc ngủ. Tùy theo triệu chứng bệnh, bác sĩ có thể hướng dẫn cách điều trị phù hợp nhất.


2. Các loại rối loạn giấc ngủ thường gặp


 2.1. Mất ngủ


Mất ngủ là một than phiền chủ quan của người mắc về giấc ngủ: ngủ không đủ thời gian, chất lượng giấc ngủ không tốt, nghĩa là khi ngủ dậy người ta vẫn cảm thấy sức khỏe thể chất và tinh thần không hồi phục, cảm giác uể oải, mệt mỏi, còn buồn ngủ. Tùy từng trường hợp có thể biểu hiện bởi tình trạng khó đi vào giấc ngủ, thức giấc nhiều lần trong đêm, thức dậy sớm hoặc có thể có cảm giác thiếu ngủ hoàn toàn. Tỷ lệ mất ngủ chiếm khoảng 10-15% trong dân số, trong đó mất ngủ tạm thời thường gặp nhất. Tỷ lệ mất ngủ tăng dần theo tuổi và tỷ lệ nữ gấp đôi nam.

Mất ngủ tạm thời:

Xuất hiện vài đêm hoặc trong thời gian ngắn một vài tuần, ở những người bình thường. Mất ngủ tạm thời là rối loạn hay gặp nhất chiếm 30 đến 40% dân số.

Mất ngủ thứ phát do bệnh tâm thần hay bệnh thực thể gây ra:

Nguyên nhân bệnh tâm thần: tất cả những rối loạn tâm thần đều có thể đưa đến mất ngủ, từ 30 đến 60% trường hợp mất ngủ có nguyên nhân từ các rối loạn tâm thần.

•    Rối loạn trầm cảm: mất ngủ vào sáng sớm, nghĩa là dậy vào lúc 3-4 giờ sáng.

•    Rối loạn lo âu: khó đi vào giai đoạn ru giấc ngủ.

•    Mất ngủ hoàn toàn do cơn hưng cảm, trạng thái hoang tưởng, lú lẫn: rối loạn chu kỳ thức - ngủ và thường đưa đến tình trạng kích động ban đêm.

•    Mất ngủ mãn tính: rối loạn nhân cách, nghiện ngập thường dẫn đến tình trạng mất ngủ mãn tính.

Nguyên nhân thực thể: rất nhiều bệnh có thể đưa đến tình trạng mất ngủ, đặc biệt là những bệnh lý sau:

•    Các chứng đau cấp và mãn tính, ví dụ: đau trong bệnh viêm khớp thường tăng vào ban đêm...

•    Các bệnh đường tiêu hóa: loét dạ dày tá tràng

•    Các bệnh tiết niệu: u tiền liệt tuyến, tiểu rắt, tiểu buốt...

•    Các bệnh nội tiết: tiểu đường, cường giáp...

•    Các bệnh tim mạch, hô hấp: suy tim, viêm phế quản, hen suyễn...

•    Các bệnh thần kinh: Bệnh Parkinson, Alzheimer, tai biến mạch máu não...

Nguyên nhân do thuốc và những chất kích thích:

•    Lạm dụng chất kích thích: cafe, thuốc lá, amphetamine, cocaine...

•    Lạm dụng rượu gây ra tình trạng dễ vào trạng thái ru ngủ nhưng sẽ giảm thời gian ngủ sâu, thức dậy sớm và không hồi phục sau khi thức dậy.

•    Một số thuốc như: Theophylline, Corticoid, thuốc chống trầm cảm tác dụng kích thích, các thuốc ngủ dùng trong thời gian dài.

Mất ngủ mạn tính tiên phát

Loại mất ngủ này tập hợp phần lớn những trường hợp mất ngủ mà không thấy bất cứ nguyên nhân cụ thể về bệnh tâm thần hay bệnh thực thể nào. Biểu hiện duy nhất là mất ngủ. Người ta phân biệt ra những loại sau:

•    Mất ngủ vô căn tiến triển từ tuổi ấu thơ: nguyên nhân từ những sự kiện xảy ra trong ngày mà trẻ chứng kiến gây ra.

•    Mất ngủ tâm sinh lý là những trường hợp mất ngủ được hình thành từ việc lặp đi lặp lại do nguyên nhân tâm lý sợ giấc ngủ. Ví dụ: giấc mơ hoặc ảo giác khiến người bệnh né tránh giấc ngủ.


2.2.  Hội chứng ngưng thở khi ngủ

 
Chứng ngưng thở khi ngủ cũng là một dạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh bị tắc nghẽn đường thở trên mỗi khi đi ngủ. Có 2 dạng ngưng thở khi ngủ chính là ngưng thở tắc nghẽn và ngưng thở trung ương. Ngoài ra, còn có chứng ngưng thở hỗn hợp là sự phối hợp hai loại trên.

Khi đi vào giấc ngủ, thanh quản sẽ hẹp lại khiến cho không khí lưu thông qua vùng hầu họng trở nên khó khăn hơn. Lúc này, người bệnh sẽ có hiện tượng ngáy để chống lại hiện tượng trên. Hoặc người bệnh cũng có thể ngừng thở trong một khoảng thời gian (thường là 10 giây). 

Chứng ngưng thở khi ngủ có thể khiến người bệnh ngưng thở nhiều lần trong lúc ngủ và hoàn toàn không nhớ gì về tình trạng này cho dù có thức giấc sau mỗi lần ngưng thở. Giống như các chứng rối loạn giấc ngủ khác, chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra tình trạng buồn ngủ quá mức, mệt mỏi, uể oải, suy giảm nhận thức,… vào ban ngày.


2.3. Chứng ngủ rũ Narcolepsy

 
Chứng ngủ rũ là một dạng rối loạn giấc ngủ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi quá mức vào ban ngày mặc dù đã nghỉ ngơi đầy đủ vào đêm hôm trước. Tình trạng này khiến bạn luôn trong trạng thái “thèm ngủ” và có thể ngủ những giấc ngủ gật đột ngột vào ban ngày.

Chứng ngủ rũ là một bệnh mạn tính, có thể dẫn đến mất trương lực cơ bất ngờ trong thời gian ngắn. Ngủ rũ và cơn mất trương lực cơ có thể xảy ra ở bệnh nhân bị u vùng não thất ba và thân não trên, chấn thương sọ não, viêm não, bệnh Niemann – Pick. 


2.4. Hội chứng chân không yên

 
Hội chứng chân không yên là một loại rối loạn vận động có mối liên hệ đến giấc ngủ. Tình trạng này gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh như sau:

– Ngứa ngáy, đau nhói ở chân

– Cảm giác muốn di chuyển trong khi ngủ

– Cảm thấy châm chích ở tay và một số bộ phận khác

Tình trạng này khiến giấc ngủ người bệnh không trọn vẹn, bị gián đoạn, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
 

2.5. Bệnh mất ngủ giả

 
Mất ngủ giả là tình trạng khá phổ biến, người bệnh có thể gặp những hành vi bất thường trước khi ngủ hoặc trong giấc ngủ bao gồm:

– Mộng du

– Nói chuyện trong lúc ngủ

– Gặp ác mộng

– Tè dầm

Những biểu hiện này thường xảy ra ở trẻ em nhiều hơn và đôi khi ở người lớn.
 

2.6. Rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học (Circadian)


Rối loạn nhịp điệu giấc ngủ hay còn gọi là rối loạn giấc ngủ nhịp sinh học là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, thức dậy quá sớm nhưng không thể ngủ trở lại, thức dậy trong chu kỳ ngủ,… Tình trạng rối loạn giấc ngủ này bao gồm các dạng như: rối loạn giai đoạn ngủ muộn, rối loạn giai đoạn giấc ngủ nâng cao, rối loạn giấc ngủ do làm công việc theo ca, nhịp điệu ngủ – thức không đều, hội chứng ngủ – thức không theo 24 giờ,…

Ngoài 6 dạng rối loạn giấc ngủ kể trên, còn nhiều dạng rối loạn giấc ngủ khác như ngủ quá mức vô căn, hội chứng Kleine-Levin (hội chứng người đẹp ngủ), chứng tê liệt trong giấc ngủ,…
 

3. Nguyên nhân khiến giấc ngủ rối loạn bạn cần biết


3.1. Đang gặp phải các tình trạng bệnh lý


Người bị dị ứng, cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp hay gặp các vấn đề hô hấp thường gặp phải các triệu chứng khó thở, thở khò khè. Đây là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh không thể ngủ sâu, ngủ tròn giấc.

Người mắc các bệnh lý sau đây cũng khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ sâu như:

– Bệnh tim mạch

– Bệnh phổi

– Bệnh dạ dày


3.2. Đi tiểu đêm thường xuyên


Nguyên nhân khiến giấc ngủ bị rối loạn có thể bạn uống nhiều nước, ăn nhiều canh trước khi ngủ dẫn đến tình trạng tiểu đêm nhiều lần, làm gián đoạn giấc ngủ. Người mất cân bằng nội tiết tố, mắc bệnh lý đường tiết niệu, thận cũng có triệu chứng tiểu đêm gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.


3.3. Các cơn đau mạn tính


Các cơn đau liên tục có thể làm bạn khó ngủ, mất ngủ, thức giấc giữa đêm. Một số nguyên nhân gây nên các đơn đau kéo dài gồm:

– Viêm khớp

– Đau nửa đầu

– Đau lưng


3.4. Căng thẳng, lo lắng


 
Căng thẳng, lo lắng cũng là yếu tố tác động tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Tình trạng này khiến đầu óc ức chế, khó đi vào giấc ngủ hoặc không ngủ được.

Bên cạnh đó, người bị căng thẳng, lo lắng cũng có nguy cơ cao gặp ác mộng, làm chất lượng giấc ngủ suy giảm.


3.5. Tác dụng phụ của thuốc gây rối loạn giấc ngủ


Một số loại thuốc điều trị cũng là nguyên nhân làm giấc ngủ rối loạn, ví dụ như khiến bạn ngủ nhiều hơn bình thường hoặc mất ngủ.


3.6. Di truyền


Các nghiên cứu cho thấy nếu thành viên trong gia đình bị khó ngủ, mất ngủ thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng cao hơn.


3.7. Các yếu tố khác


Một số yếu tố có thể góp phần gây ra các vấn đề bất thường của giấc ngủ như:

– Thường xuyên làm ca đêm.

– Jet lag: tình trạng giấc ngủ do di chuyển nhanh qua các múi giờ khác, cơ thể chưa thích nghi được.

– Sinh hoạt, làm việc, ăn uống thiếu lành mạnh.

– Thường xuyên hút thuốc lá, uống đồ uống có cồn, sử dụng chất kích thích.
 

4.Khắc phục tình trạng rối loạn giấc ngủ


 
Điều người bệnh nên làm là tới chuyên khoa Nội thần kinh tại các cơ sở y tế để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân và tư vấn cách điều trị phù hợp. Cách điều trị phổ biến cho tình trạng này là sử dụng thuốc kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống.

Việc điều trị rối loạn giấc ngủ cần kiên trì, nghiêm túc tuân thủ các lưu ý của bác sĩ và tái khám đúng lịch hẹn.

Bên cạnh sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau để cải thiện chất lượng giấc ngủ, ví dụ như:

– Thư giãn, dùng các loại trà thảo mộc để giúp dễ ngủ, ngủ ngon.

– Ngâm chân với nước ấm trước khi ngủ khoảng 30 phút để khí huyết lưu thông.

– Massage cơ thể, tập trung chủ yếu ở phần cổ – vai – gáy để tạo cảm giác thoải mái.

– Tập thể dục, vận động 30 phút mỗi ngày, tránh tập sát giờ ngủ,

– Vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, tạo không gian yên tĩnh, ít ánh sáng, nhiệt độ phù hợp.

Ngay khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng mất ngủ, ngủ nhiều quá mức, … bạn nên thăm khám để tìm đúng nguyên nhân và điều trị phù hợp, ngăn chặn biến chứng.
 

Giới thiệu đến bạn: PM NATURE PRO - TÁI TẠO GIẤC NGỦ TỰ NHIÊN BẰNG THẢO DƯỢC

PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.

PM Nature Pro là một sản phẩm chuyên biệt giúp cải thiện và điều hoà các rối loạn về giấc ngủ, nhịp sinh học được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Enrinity Supplements Inc và Nhà Xuất Khẩu Veda Biologics, LLC U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về rối loạn giấc ngủ. PM Nature Pro giúp tạo ra giấc ngủ sinh học đến một cách tự nhiên khi cơ thể đòi hỏi nhu cầu nghỉ ngơi chứ không phải do ức chế thần kinh từ các loại thuốc an thần. Giấc ngủ tự nhiên sẽ giúp chúng ta sảng khoái thực sự sau khi thức dậy, tràn ngập năng lượng.

 

PM Nature Pro

Công dụng PM Nature Pro giúp:

 

- Hỗ trợ điều trị các chứng loạn thần, rối loạn nhân cách do rối loạn giấc ngủ

 

- Điều trị các triệu chứng HẬU COVID-19 lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, suy nhược…

 

- Giúp thư giãn, làm dịu căng thẳng stress, giảm lo âu, trầm cảm, suy nhược thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiếu tập trung

 

- Chống rối loạn nhịp sinh học về lệch thời gian, múi giờ và địa lý

 

- Giúp điều hoà, ổn định các rối loạn tăng động, giảm chú ý, hành vi, cảm xúc, tự kỷ, tâm thần phân liệt…

 

- Đạt được giấc ngủ sâu nhanh chóng hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống

 

- Tái tạo giấc ngủ tự nhiên (giấc ngủ sinh học)

 

- An toàn, không gây phụ thuộc, nhờn thuốc và không có tác dụng không mong muốn

 

- Hỗ trợ điều trị chứng động kinh, Parkisson, các rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh…

 

- Lưu thông khí huyết, giảm đau đầu, ù tai, chóng mặt, hội chứng tiền đình, thiểu năng tuần hoàn não

 

- Ngăn ngừa tình trạng suy nhược, tăng sức đề kháng của cơ thể

 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận