Các giai đọan của bệnh tiểu đường tiến triển như thế nào?

Nhận biết được dấu hiệu các giai đoạn của bệnh tiểu đường sẽ giúp người bệnh hiểu biết được tình trạng của mình và có biện pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt có ý nghĩa trong việc phát hiện sớm bệnh tiểu đường. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về các giai đoạn của tiểu đường tiến triển như thế nào, từ đó có biện pháp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.


 

1.Bệnh tiểu đường là gì?


Tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.

Khi mắc bệnh tiểu đường, bệnh nhân không thể tự chuyển hóa các chất bột đường từ các thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo ra năng lượng, lâu dần gây nên hiện tượng tăng dần lượng đường tích tụ trong máu. Nếu lượng đường trong máu luôn ở mức cao sẽ làm gia tăng các nguy cơ bệnh lý tim mạch, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận khác như thần kinh, mắt, thận và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới (IDF) cũng đưa ra những con số thống kê đáng chú ý về thực trạng bệnh tiểu đường trên toàn thế giới như sau:

•    Mỗi năm thế giới có khoảng 132.600 trẻ em được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, chỉ tính riêng số trẻ em bị bệnh tiểu đường tuýp 1 trong độ tuổi 0 – 19 tuổi là hơn 1 triệu.

•    Hơn 21 triệu phụ nữ đang mang thai bị tăng đường huyết và dung nạp đường kém, chiếm tỷ lệ 1/6 tổng số phụ nữ mang thai.

•    Khoảng 2/3 số bệnh nhân tiểu đường là người cao tuổi, tuy nhiên, số bệnh nhân tiểu đường trẻ tuổi cũng không ngừng gia tăng.

•    Cứ 6 giây trôi qua sẽ có 1 người tử vong vì các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường.

•    Năm 2017, số bệnh nhân tử vong do tiểu đường là 4 triệu người. Chi phí điều trị bệnh tiểu đường toàn thế giới là 727 tỷ đô la, trở thành gánh nặng của toàn thế giới.


2. Các giai đoạn tiển triển của bệnh tiểu đường


Tiểu đường là một căn bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính tiến triển âm thầm trong nhiều năm từ giai đoạn nhẹ đến nặng. Vậy bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn?  Ranh giới giữa các giai đoạn của tiểu đường type 1 không rõ ràng. Ở tiểu đường type 2, bệnh được chia làm bốn giai đoạn. Mỗi giai đoạn có các dấu hiệu, triệu chứng, thời gian kéo dài và mức độ nguy hiểm khác nhau.

2.1.Giai đoạn tiền tiểu đường

Tiền tiểu đường còn được gọi là tiền đái tháo đường, bệnh tiểu đường giai đoạn đầu hoặc rối loạn đường huyết khi đói, rối loạn dung nạp glucose. Trong giai đoạn này, lượng đường trong máu đã tăng cao hơn mức bình thường nhưng chưa quá cao đủ để chẩn đoán mắc tiểu đường type 2.

Triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu thường mờ nhạt. Một số người bệnh có thể gặp các dấu hiệu: xuất hiện các mảng da sậm màu ở nách, sau gáy, cổ tay, cổ chân; mờ mắt; thấy mệt, hay khát và đi tiểu nhiều hơn bình thường. Một số lại không. Vì vậy, các chuyên gia vẫn khuyến cáo, những người có nguy cơ cao mắc tiền tiểu đường như béo phì, huyết áp/mỡ máu cao, ít vận động, tiền sử gia đình có người mắc bệnh... thì nên chủ động đi xét nghiệm đường huyết để được chẩn đoán sớm. 

Nếu phát hiện những dấu hiệu cảnh báo tiền tiểu đường trên, bạn nên nhanh chóng đi khám và xét nghiệm máu. Bệnh tiểu đường nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn này và được điều trị tốt, người bệnh có thể được chữa khỏi mà không cần dùng thuốc và không tiến triển thành tiểu đường type 2.

2.2. Giai đoạn bệnh tiểu đường tuýp 2

Nếu bạn không ổn định đường huyết tốt ngay ở giai đoạn đầu tiền tiểu đường thì bệnh sẽ tiến triển thành tiểu đường tuýp 2.

Khi này, tuyến tụy bắt đầu không sản xuất đủ insulin cung cấp cho cơ thể, cộng thêm tình trạng kháng insulin khiến đường huyết tăng vượt ngưỡng (chỉ số glucose máu khi đói ≥ 7 mmol/l, sau ăn 2h ≥ 11,1 mmol/l) và gây ra các triệu chứng rõ rệt:

•  Da khô, ngứa ngáy

•  Tê bì, nóng rát chân tay

•  Luôn cảm thấy khát nước

•  Ăn nhiều nhưng nhanh đói

•  Mờ mắt, đau căng tức hốc mắt

•  Sụt cân không rõ nguyên nhân

•  Vết thương dễ nhiễm trùng, lâu lành

•  Thường xuyên đi tiểu, đặc biệt là về đêm

Để điều trị ở giai đoạn này, bạn cần áp dụng chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường tuýp 2 để không làm tăng cao đường huyết sau ăn. Đồng thời, hãy tăng cường tập thể dục để cải thiện tình trạng kháng insulin và duy trì cân nặng hợp lý. Khi các biện pháp ăn uống, tập luyện không thể đưa chỉ số đường huyết về mức an toàn, người tiểu đường cần dùng thuốc để điều trị.

2.3. Giai đoạn xuất hiện biến chứng

Khoảng cách từ giai đoạn phát hiện tiểu đường đến khi có biến chứng thay đổi ở mỗi người bệnh, tùy thuộc vào hiệu quả kiểm soát đường huyết. Có đến 50% người bệnh gặp phải biến chứng thần kinh tại thời điểm chẩn đoán.
 

 
Một số biến chứng khó tránh khỏi trong quá trình tiến triển của bệnh:

•    Biến chứng thần kinh: Giảm cảm giác đau, nóng, lạnh, tê bì, nóng rát tay chân, chuột rút về đêm, tim đập nhanh khi nghỉ, táo lỏng thất thường…

•    Biến chứng ở da: Da khô, nứt nẻ, ngứa ngáy, nhiễm nấm…

•    Biến chứng mắt: Đau nhức hốc mắt thường xuyên, mắt mờ nhòe không nhìn rõ chữ, xuất hiện đốm đen ruồi bay trước mắt, xuất huyết võng mạc.

•    Biến chứng tim mạch: Xơ vữa mạch máu, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, tắc hẹp động mạch chi…

•    Biến chứng bàn chân: Vết thương lâu lành, nhiễm trùng, hoại tử, loét bàn chân…

•   Bệnh thận đái tháo đường: Tiểu nhiều, nước tiểu sủi bọt, có microalbumin niệu…

Trong giai đoạn 3 này, thay vì chỉ giảm đường huyết, bạn cần kiểm soát tốt cả huyết áp, mỡ máu, bệnh mạch vành kết hợp các giải pháp hỗ trợ cải thiện biến chứng tiểu đường.
 
2.4. Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối

Giai đoạn 4 cũng là giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường, khi này các biến chứng không chỉ tiến triển nặng lên mà còn có nhiều biến chứng xảy ra cùng lúc. Việc kiểm soát đường huyết của người bệnh cũng trở nên khó khăn hơn, cần dùng phối hợp nhiều dạng thuốc uống, thậm chí thuốc tiêm mới có thể giữ được đường huyết nằm trong giới hạn an toàn. Đây là lý do, hầu hết người bệnh giai đoạn này đều lo lắng “Bệnh tiểu đường giai đoạn cuối sống được bao lâu?”

Một số biến chứng bệnh tiểu đường giai đoạn cuối thường gặp:

•    Biến chứng tim mạch: bệnh mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên, suy tim, nhồi máu cơ tim… 70% người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối tử vong vì nhóm biến chứng này.

•    Bệnh chứng trên thận: giảm chức năng thận, suy thận.

•    Biến chứng mắt: đục thủy tinh thể, xuất huyết võng mạc, mất thị lực.

•    Biến chứng trên hệ tiêu hóa: khó tiêu hóa thức ăn, liệt dạ dày...

•  Biến chứng thần kinh: mất cảm giác, nhiễm trùng, loét bàn chân, đoạn chi…

Thời gian diễn ra mỗi giai đoạn của bệnh tiểu đường có thể dài ngắn khác nhau, phụ thuộc vào hiệu quả điều trị của mỗi người. Nếu biết cách kiểm soát đường huyết, đặc biệt là phòng biến chứng tốt, người bệnh có thể trì hoãn, thậm chí đảo ngược tiến triển của tiểu đường.


3.Bí quyết làm chậm sự tiển triển của bệnh tiểu đường 


Sau khi đã hiểu rõ bệnh tiểu đường có mấy giai đoạn, bạn có thể lên ngay kế hoạch đảo ngược tiến triển của bệnh bằng cách kết hợp các biện pháp sau đây.

Kiểm soát lượng tinh bột trong chế độ ăn:

Phần lớn lượng đường trong máu đến từ các thực phẩm giàu chất bột đường như cơm, bún, miến, phở, bánh quy, kẹo… Nếu hạn chế bớt được nguồn đường này, đường huyết của bạn cũng sẽ giảm theo.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, tinh bột cũng đóng vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Vì vậy, thay vì loại bỏ hoàn toàn chúng khỏi bữa ăn, hãy tạo thói quen kiểm soát số lượng thức ăn mỗi bữa và ưu tiên các loại tinh bột phức tạp hơn (gạo lứt, yến mạch…) hay chất xơ (rau xanh, trái cây tươi) để làm chậm quá trình hấp thu đường.

Dùng thuốc theo chỉ định:

Trong kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường, bạn cần lưu ý kỹ các loại thuốc giúp hạ đường huyết. Khi bác sĩ kê đơn thuốc, bạn cần hỏi rõ cách dùng và các tác dụng phụ có thể gặp để phòng ngừa nếu có thể.

Vận động thường xuyên:

Bạn nên tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, duy trì tối thiểu 5 ngày/tuần. Những môn thể thao bạn nên chơi là đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội. Hoặc là, bạn có thể kết hợp tập thể dục trong các hoạt động hàng ngày. Ví dụ như người đi làm có thể leo thang bộ thay vì thang máy, những người cao tuổi thì nên tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể tại địa phương, chăm sóc nhà cửa, làm vườn...

Từ bỏ thói quen hại sức khỏe:

Nếu bạn đang hút thuốc lá hay uống rượu bia mỗi ngày, hãy tìm cách từ bỏ. Bởi những thói quen này sẽ khiến bạn có nguy cơ gặp biến chứng hơn bình thường từ 30 – 40%.
 
Kết hợp thêm sản phẩm hỗ trợ:

Phòng và cải thiện biến chứng là một trong những mục tiêu quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Để đạt được mục tiêu này, việc sử dụng kết hợp thêm sản phẩm hỗ trợ từ các thảo dược tự nhiên cũng là một lựa chọn tốt để từ đó giúp phòng và cải thiện biến chứng tiểu đường trên tim mạch, thần kinh, mắt, thận, bàn chân…
 

 
Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.

Công dụng của Punsemin:


>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.


>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2.


>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.


>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp.


>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.


>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường.


>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch.


>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì.


>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá.


>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch.


Đối tượng sử dụng: 


Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại: Punsemin -  ổn định đường huyết phòng biến chứng bệnh tiểu đường.

 Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận