Các dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch.

Hiện nay, những căn bệnh liên quan đến tim mạch được xem là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhanh hàng đầu. Việc nhận biết dấu hiệu của bệnh tim sớm sẽ giúp bạn phòng bệnh hiệu quả, tránh bị tấn công nhanh mà không kịp trở tay. Vậy chúng ta cùng đi tìm hiểu những dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch thường thấy để kịp thời phòng tránh cũng như tìm phương pháp điều trị phù hợp.
 

 

I. Các dấu hiệu thường thấy của bệnh tim mạch


Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và có thể bao gồm:

-  Các bệnh liên quan đến mạch máu, chủ yếu gây hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu như bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch…, từ đó dẫn đến nguy cơ nhồi máu cơ tim, nhồi máu não.

-   Những bệnh ảnh hưởng đến cơ, van hoặc nhịp tim, ví dụ như hở van tim, dị tật tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim…

Nhìn chung, phần lớn bệnh lý tim mạch đều có triệu chứng đặc trưng là đau ở tim hay đau thắt ngực. Bên cạnh đó, đôi khi bệnh có thể gây ra một số triệu chứng trông có vẻ không liên quan gì đến tim mạch. Điều này khiến người bệnh khó xác định liệu bản thân có đang gặp vấn đề ở tim hay không, từ đó làm chậm trễ quá trình điều trị.

Vậy, bạn đã nhận biết được bao nhiêu dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim rồi?
 

1. Đau ngực

 


 
Nó là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh tâm, bạn có thể cảm thấy đau, căng hoặc có áp lực ở ngực.

Mỗi người có một cảm nhận khác nhau về việc đau ngực. Một số người nói đau ngực giống như có một con voi to lớn đang ngồi trên ngực họ. Những người khác lại nói rằng: đau ngực – một sự chèn ép, đôi khi cảm giác như có sự thiêu đốt trong lồng ngực.

Cảm giác khó chịu thường kéo dài một vài phút. Nó có thể xảy ra khi bạn đang nghỉ ngơi hoặc khi bạn đang vận động thể chất.

Nếu đó chỉ là một cơn đau rất ngắn, hoặc chỗ đó đau hơn khi bạn chạm hoặc đẩy vào nó thì đó có lẽ không phải là đau tim.

Ngoài ra, hãy nhớ rằng bạn có thể có vấn đề về tim, thậm chí là đau tim mà không bị đau ngực. Điều đó đặc biệt phổ biến ở phụ nữ.

2. Buồn nôn, khó tiêu, chứng ợ nóng (ợ chua) hoặc đau dạ dày

Một số người có những triệu chứng này khi bị đau tim. Họ thậm chí có thể nôn mửa. Triệu chứng này thường xuất hiện nhiều ở phụ nữ hơn là nam giới.

Tất nhiên, bạn có thể bị đau bụng vì nhiều lý do không liên quan gì đến trái tim của bạn. Nguyên nhân của các triệu chứng đó có thể là do những thứ mà bạn đã ăn. Tuy nhiên, bạn vẫn cần lưu ý rằng các triệu chứng đó cũng có thể là dấu hiệu bệnh tim.


3. Đau lan đến cánh tay


Một triệu chứng đau tim kinh điển khác là đau lan xuống bên trái cơ thể.
Cơn đau có vẻ như bắt nguồn từ ngực sau đó lan dần ra ngoài; cũng có một số bệnh nhân chỉ thấy đau phần cánh tay nhưng khi kiểm tra thì mới biết là đau tim.

4. Bạn cảm thấy chóng mặt hoặc đầu óc quay cuồng
 

 
Bạn có thể cảm thấy chóng mặt, nhìn mờ hay thậm chí là mất thăng bằng trong giây lát bởi nhiều yếu tố, chẳng hạn như:

•   Ăn uống không đủ chất

•   Ngủ không đủ giấc

•   Đột ngột đứng lên quá nhanh

Tuy vậy, đôi khi chóng mặt lại chính là biểu hiện của bệnh tim giai đoạn đầu. Điều này thường xảy ra do tim không đủ sức bơm máu đến các cơ quan. Do đó, nếu bạn đột nhiên cảm thấy hoa mắt, chóng mặt kèm theo cảm giác khó thở hay tức ngực, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
 

5. Đau họng hoặc đau quai hàm


Theo lý thuyết, các triệu chứng như đau họng hay đau quai hàm sẽ không liên quan đến tim. Tình trạng này thường do viêm amydan,cảm lạnh hoặc viêm xoang.

Tuy nhiên, thực tế, đôi khi cơn đau từ vùng ngực cũng có nguy cơ lan đến cổ họng và vùng hàm. Ngay khi gặp phải dấu hiệu này của bệnh tim, bạn đừng chủ quan mà hãy theo dõi và đi thăm khám nếu chúng kéo dài nhé.
 

6. Thường xuyên mệt mỏi


Nếu bạn đột nhiên cảm thấy mệt mỏi hoặc thở dốc sau khi làm những việc mà trước đó bạn vẫn làm và chưa từng gặp vấn đề gì, lúc này hãy hẹn gặp bác sĩ ngay lập tức.

Kiệt sức quá mức hoặc yếu đi mà không giải thích được, đôi khi kéo dài trong nhiều ngày, có thể là một dấu hiệu bệnh tim, đặc biệt là đối với phụ nữ.


 7. Ngủ ngáy có thể là dấu hiệu bệnh tim mạch


Hầu hết mọi người đều có thể ngáy một chút trong lúc ngủ. Tuy nhiên, tiếng ngáy to bất thường hoặc thở khò khè, khiến người nằm cùng giường bị ảnh hưởng có thể cảnh báo bạn đang gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là một trong những tình trạng dễ gây thêm áp lực lên tim, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh tim mạch phát sinh.

Bác sĩ có thể kiểm tra xem liệu bạn có mắc phải chứng ngưng thở khi ngủ hay không bằng một số phương pháp chẩn đoán. Nếu bạn thật sự mắc chứng ngưng thở khi ngủ, các chuyên gia sẽ khuyến nghị bạn dùng một loại thiết bị đặc biệt để kiểm soát tình trạng này.
 

8. Đổ mồ hôi

 


 
Đổ mồ hôi mà không có lý do rõ ràng có thể báo hiệu một cơn đau tim. Nếu điều này xảy ra cùng với bất kỳ triệu chứng nào khác, hãy đến bệnh viện ngay lập tức.


9. Ho kéo dài


Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng ho mạn tính thường do những vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ hô hấp, hiếm khi là biểu hiện của bệnh tim mạch. Tuy vậy, nếu bạn vốn có bệnh tim hoặc có nguy cơ gặp phải những vấn đề liên quan đến tim, hãy đặc biệt chú ý đến triệu chứng này, nhất là khi ho có khuynh hướng xuất hiện về đêm hay khi nằm đầu thấp.

Tình trạng ho ra dịch nhầy màu trắng hoặc bọt hồng có thể là dấu hiệu cảnh báo suy tim nguy kịch. Điều này có thể xảy ra do tim không thể đáp ứng nhu cầu bơm máu đi vào tuần hoàn của cơ thể một cách hiệu quả, ứ đọng trong phổi, gây phù phổi và tổn thương các vi mạch phế nang. Đối với tình huống này, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhập viện khẩn cấp, thăm khám và làm các xét nghiệm để kiểm tra nhằm xử trí kịp thời.
 

10. Chân, bàn chân và mắt cá chân của bạn bị sưng

 


 
Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy tim bạn không bơm máu hiệu quả như bình thường.

Khi tim không thể bơm đủ nhanh, máu sẽ chảy ngược trong tĩnh mạch và gây sưng.

Suy tim cũng có thể khiến thận khó loại bỏ nước và natri ra khỏi cơ thể, điều này có thể dẫn đến việc sưng phù.


11. Nhịp tim bất thường


Khi lo lắng hoặc vui mừng quá mức, cảm giác tim đập hụt mất một nhịp hoặc đập nhanh hơn đôi chút, đập không đều là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, tình trạng tim vẫn đập nhanh trong vài giờ tiếp theo hoặc thành cơn thường xuyên trong ngày cho thấy bạn đang bị rối loạn nhịp tim.
 
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong hầu hết các trường hợp, rối loạn nhịp tim có thể là hệ quả từ việc hấp thụ quá nhiều caffeine hoặc ngủ không đủ giấc. Tuy vậy, đôi khi đó lại là biểu hiện của bệnh tim mạch, đặc biệt là rung nhĩ. Do đó, bạn nên đi khám tim mạch càng sớm càng tốt.


 12. Buồn nôn, chán ăn


Có rất nhiều bệnh lý gây ra tình trạng buồn nôn, chán ăn… nhưng đây cũng là triệu chứng điển hình của bệnh suy tim. Người bệnh thường cảm giác no tức bụng do máu bị ứ ở gan và các cơ quan tiêu hóa. Tình trạng này làm cho gan và các cơ quan tiêu hóa cũng bị giảm chức năng làm cho người bệnh chán ăn và buồn nôn. 
 

II. Phòng ngừa bệnh tim mạch bằng cách nào?


Bệnh lý tim mạch có thể gây nguy hiểm cho người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Các chuyên gia tim mạch khuyến cáo người bệnh nên ưu tiên thực hiện các biện pháp phòng bệnh hơn chữa bệnh, cụ thể là:


1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu

 


 
 
Hàm lượng cholesterol trong máu quá cao sẽ bám vào thành động mạch, lâu ngày khiến lòng động mạch bị hẹp lại, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn động mạch, ngăn máu đến nuôi dưỡng tim và các cơ quan khác trong cơ thể, là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Do đó, cần xây dựng và duy trì một chế độ ăn uống khoa học như bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn chín uống sôi, hạn chế chất ngọt và chất béo, nên ăn nhiều cá, thịt nạc và các loại rau củ quả,…

Đồng thời cần có kế hoạch theo dõi và kiểm soát chặt chẽ hàm lượng cholesterol trong máu.


2. Kiểm soát tốt huyết áp


Cần xây dựng kế hoạch theo dõi và kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp luôn ở mức ổn định. Trường hợp người bệnh cao huyết áp cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp điều trị, chăm sóc sức khỏe tốt nhất.


3. Không hút thuốc lá


Nghiên cứu cho thấy những chất độc hại trong thuốc lá có thể làm tổn thương các mạch máu và tim, có thể dẫn đến chứng xơ vữa động mạch. Đặc biệt, chất nicotin trong thuốc lá có thể làm tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, gây tích tụ mỡ và đóng cục dẫn đến tắc nghẽn mạch. Do đó, các chuyên gia tim mạch khuyến cáo không hút thuốc lá để giữ cho trái tim bạn được khỏe mạnh.


4. Giữ mức cân nặng cân đối, tránh béo phì


Thống kê cho thấy những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch vì tim phải làm việc nhiều hơn để đảm bảo bơm máu nuôi dưỡng khối tế bào lớn của cơ thể. Phải hoạt động ở cường độ mạnh và lâu ngày, tim sẽ yếu dần đi. Do đó, cần có chế độ ăn uống và tập luyện khoa học để cân nặng luôn ở mức cân đối, tránh béo phì.


5. Tập luyện thể dục thể thao điều độ

 


 
Việc tập luyện thể dục thể thao điều độ giúp điều hòa huyết áp và tim mạch, giúp tim co bóp được tốt hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn lựa những bài tập phù hợp sức khỏe và tình trạng của mình.


6. Có giấc ngủ ngon, tránh căng thẳng


Tình trạng thiếu ngủ kéo dài có thể dẫn đến các bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, suy tim và tiểu đường. Hay căng thẳng là nguyên nhân chính của bệnh nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, cần sắp xếp thời gian làm việc, các hoạt động trong ngày và nghỉ ngơi một cách hợp lý, đủ giấc. Luôn duy trì cơ thể ở trạng thái thoải mái, tránh căng thẳng là những biện pháp quan trọng phòng ngừa hiệu quả nhất.


7. Kiểm tra sức khỏe định kỳ


Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể kiểm soát một cách tốt nhất các chỉ số huyết áp, hàm lượng cholesterol trong máu, phát hiện sớm những bất thường nếu có là biện pháp hữu hiệu trong phòng ngừa các bệnh lý tim mạch.

Trên thực tế, các biểu hiện của bệnh tim ban đầu thường không rõ ràng, chỉ một số yếu tố rất nhỏ lại chính là tín hiệu cảnh báo triệu chứng tim mạch có nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Do đó, chuyên gia khuyến cáo người bệnh khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường hãy đến ngay cơ sở y tế để được can thiệp đúng cách và kịp thời.
 
Giới thiệu đến bạn : Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể

Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh. Giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.​ Bi-Q10 Max là một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống, nâng cao sức khỏe tim mạch và chữa trị các bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng. Bi-Q10 Max là công thức phối hợp giữa các dược chất đặc biệt có hoạt tính sinh học tốt nhất để tăng cường sức khoẻ tim mạch đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm CAPTEK SOFTGEL International, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.
 
 
 
 
Công dụng của Bi-Q10 Max® :

- Làm tim và hệ thống mạch khỏe mạnh, phòng và chống các cơ đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim.

- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đâu nửa đầu, chống mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi, tăng cường trí nhớ.

- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch và phòng các biến chứng tiểu đường.

- Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.

- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.

- Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh.

- Bi-Q10 MAX giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.

- Điều trị chứng mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém, suy giảm trí nhớ.

- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai.

- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch.

- Giúp phòng và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.

- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
 

Viết bình luận