1. Các biến chứng của bệnh tiểu đường thường gặp nhất
Tiểu đường là tình trạng nồng độ glucose trong máu quá cao, gây tổn thương mạch máu và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trên toàn cơ thể.
1.1. Biến chứng ở da ở bệnh nhân tiểu đường
Tiểu đường có thể ảnh hưởng tới tất cả các bộ phận khác nhau của cơ thể, không ngoại trừ da. Trên thực tế, những biểu hiện ở da chính là những biểu hiện đầu tiên của người mắc tiểu đường.
May mắn là hầu hết các triệu chứng trên da có thể ngăn ngừa và chữa trị dễ dàng nếu được điều trị sớm. Các biến chứng ở da có thể là những vấn đề thông thường mà tất cả mọi người đều có thể bị. Tuy nhiên, người bị tiểu đường thì dễ dàng mắc các triệu chứng đó hơn. Đó có thể là các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da do vi khuẩn hoặc nấm và ngứa ngoài da. Ngoài ra còn một số bệnh nữa điển hình ở bệnh nhân tiểu đường bao gồm: Bệnh gai đen, da vàng, u hạt vòng, bệnh bạch biến, u mỡ vàng, ban vàng, u hạt vòng, mụn nhọt, phỏng nước,...
1.2. Biến chứng ở mắt ở bệnh nhân tiểu đường
Cách phòng tránh hiệu quả nhất là kiểm soát tốt đường huyết. Nên có một chế độ ăn uống dinh dưỡng cân bằng và luyện tập thể thao điều độ. Bên cạnh đó, người bệnh tiểu đường nên đi khám mắt định kỳ, tối thiểu một năm một lần. Trong trường hợp cảm thấy mắt đột nhiên bị mờ hoặc đau nhức, bạn nên đi khám ngay để kiểm soát tình trạng cơ thể của mình.
1.3. Biến chứng thần kinh
Có đến một nửa bệnh nhân tiểu đường gặp phải biến chứng thần kinh khi không kiểm soát được đường máu ổn định. Nguyên nhân do đường máu tăng cao gây tổn thương mạch máu nuôi dây thần kinh, khiến dây thần kinh tổn thương, mất cảm giác ở chân và tay.
1.4. Tiểu đường gây biến chứng thận
Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ suy thận cao gấp 10 lần so với người bình thường, kèm theo đó là những biến chứng tim mạch nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong.
Thận là cơ quan làm nhiệm vụ như máy lọc độc chất của cơ thể ra ngoài qua đường nước tiểu, nuôi dưỡng thận là hệ mạch máu nhỏ dày đặc. Đường trong máu cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các đường máu nuôi này, chức năng thận suy kiệt dần và cuối cùng dẫn đến suy thận.
Hệ quả là các chất độc hại trong cơ thể không được thải bỏ tốt mà tích lũy trong máu, gây hại ngược lại cho các cơ quan. Triệu chứng của người bệnh tiểu đường gặp biến chứng ở thận gồm: huyết áp tăng, phù, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,… Để phòng ngừa biến chứng này, cần duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát đường huyết và tầm soát biến chứng thận định kỳ.
1.5. Biến chứng tim mạch
Trong đó, xơ vữa mạch vành còn dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như: nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành, nhồi máu não,… Nguy cơ đột quỵ ở người mắc bệnh tiểu đường cao gấp 1,5 lần so với những người không mắc, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng nếu can thiệp chậm trễ.
Do vậy, người tiểu đường ngoài kiểm soát đường huyết cũng cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch để phát hiện sớm biến chứng nếu có.
1.6. Ketoacidosis tiểu đường
Ketoacidosis tiểu đường (DKA) là một tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến hôn mê do tiểu đường (bất tỉnh trong một thời gian dài) hoặc thậm chí tử vong. Khi các tế bào trong cơ thể không nhận được glucose cần thiết để sản sinh năng lượng, cơ thể bạn sẽ bắt đầu đốt cháy chất béo để lấy năng lượng, tạo ra ketone. Ketone là hóa chất mà cơ thể tạo ra khi phân hủy chất béo thành năng lượng. Cơ thể làm điều này khi nó không có đủ insulin để sử dụng glucose.
1.7. Huyết áp cao ở bệnh nhân tiểu đường
Khi huyết áp của bạn cao, tim bạn phải làm việc nhiều hơn và nguy cơ mắc bệnh tim và các vấn đề khác tăng lên. Thực tế huyết áp cao có thể giải quyết mà thậm chí không cần điều trị tích cực, bằng cách thay đổi lối sống, chế độ ăn uống và tuân thủ thuốc hàng ngày được Bác sĩ kê.
1.8. Đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường
Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu cho một phần não của bạn đột nhiên bị gián đoạn. Sau đó mô não bị tổn thương. Hầu hết các cơn đột quỵ xảy ra do cục máu đông chặn một mạch máu trong não hoặc cổ. Đột quỵ có thể gây ra các vấn đề về vận động, đau, tê và các vấn đề về khả năng suy nghĩ, ghi nhớ hoặc nói. Một số người cũng có vấn đề về cảm xúc, chẳng hạn như trầm cảm sau một cơn đột quỵ.
Nếu bạn bị tiểu đường, khả năng bạn bị đột quỵ cao gấp 1,5 lần so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Nhưng bạn có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách chăm sóc sức khỏe của mình một cách hợp lý.
2. Làm cách nào để ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự phát triển các biến chứng?
• Nắm rõ kiến thức về tiểu đường và cách chăm sóc bệnh tiểu đường. Người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế và tham khảo các kiến thức về bệnh tiểu đường từ nguồn thông tin đáng tin cậy.
• Duy trì thói quen ăn uống và hoạt động thể chất lành mạnh mỗi ngày.
• Không hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc nhiều biến chứng nguy hiểm.
• Hạn chế ăn chất béo bão hòa từ động vật, chất béo chuyển hóa (mỡ heo, da gà, da heo, bơ, sữa…), đồ ăn mặn, uống rượu bia làm tăng cholesterol trong máu, gây biến chứng về tim mạch, đột quỵ…
• Để ngăn ngừa các vấn đề về chân, người bệnh lưu ý những điều sau: rửa chân hàng ngày trong nước ấm, không ngâm chân quá lâu làm khô chân, dưỡng ẩm cho bàn chân và mắt cá chân bằng kem dưỡng ẩm không mùi, mang tất chân mềm thoải mái không bít chặt cổ chân, đi giày mềm, không đi chân đất. Cắt móng chân và mài nhẵn, cẩn thận không làm trầy xước da.
• Thư giãn, ngủ đủ giấc, lạc quan giúp bạn vui vẻ sống hòa bình với bệnh tiểu đường.
Công dụng của Punsemin:
>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.
>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2.
>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.
>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp.
>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.
>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường.
>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch.
>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì.
>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá.
>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch.
Đối tượng sử dụng:
Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072
Viết bình luận