Các biến chứng của bệnh tiểu đường bạn nên biết.

Tiểu đường là bệnh lý khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Tính đến thời điểm hiện tại, tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm xếp thứ 3, chỉ sau các bệnh lý tim mạch và ung thư. Tiểu đường biến chứng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, thận hoặc đột quỵ...Mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về các biến chứng của bệnh tiểu đường qua bài viết dưới đây.
 

 

I.Các biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường


1. Biến chứng ở da


Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, không ngoại trừ ảnh hưởng đến da, thậm chí đây còn là biến chứng xuất hiện đầu tiên. Biến chứng trên da do tiểu đường hầu hết có thể điều trị và kiểm soát được.


Người bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm khuẩn ngoài da khi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập làm tổn thương da. Ngoài ra, người bệnh cũng dễ gặp phải các bệnh như: u hạt vòng, bệnh bạch biến, bệnh gai đen, u mỡ vàng, mụn nhọt, u hạt vòng, phỏng nước, ban vàng,… Thực tế những bệnh ngoài da này có thể xuất hiện ở bất cứ ai song người bệnh tiểu đường có nguy cơ gặp phải cao hơn, hon nữa bệnh cũng thường kéo dài dai dẳng dễ tái phát.

May mắn là hầu hết các triệu chứng trên da có thể ngăn ngừa và chữa trị dễ dàng nếu được điều trị sớm. Các biến chứng ở da có thể là những vấn đề thông thường mà tất cả mọi người đều có thể bị. Tuy nhiên, người bị tiểu đường thì dễ dàng mắc các triệu chứng đó hơn. Đó có thể là các bệnh nhiễm khuẩn ngoài da do vi khuẩn hoặc nấm và ngứa ngoài da. Ngoài ra còn một số bệnh nữa điển hình ở bệnh nhân tiểu đường bao gồm: Bệnh gai đen, da vàng, u hạt vòng, bệnh bạch biến, u mỡ vàng, ban vàng, u hạt vòng, mụn nhọt, phỏng nước,...


2. Biến chứng ở mắt

 


Hầu hết những bệnh nhân bị tiểu đường đều gặp một số căn bệnh về võng mạc khiến thị lực bị suy giảm hoặc gây mù lòa. Hàm lượng glucose trong máu cao kết hợp với huyết áp cao và cholesterol cao là những nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh bị các bệnh về võng mạc chính gây ra bệnh võng mạc như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp….
 
Người bệnh có thể kiểm soát biến chứng này thông qua việc ăn uống và dùng thuốc để luôn giữ cho hàm lượng glucose và lipid trong máu ở mức bình thường hoặc gần bình thường.

Nồng độ đường huyết cao gây tổn thương mạch máu và gây biến chứng ở mắt như bệnh võng mạc, xuất huyết mạch máu nhỏ vùng đáy mắt, giảm hoặc mất thị lực. Các biến chứng này nếu không điều trị sớm, người bệnh có thể bị mù lòa vĩnh viễn.

Do vậy, người bệnh tiểu đường cần thường xuyên đi khám mắt định kỳ, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường ở mắt để điều trị phòng ngừa.
 

3. Biến chứng thần kinh


Có đến một nửa bệnh nhân tiểu đường gặp phải biến chứng thần kinh khi không kiểm soát được đường  máu ổn định. Nguyên nhân do đường máu tăng cao gây tổn thương mạch máu nuôi dây thần kinh, khiến dây thần kinh tổn thương, mất cảm giác ở chân và tay. 

Nghiêm trọng hơn, biến chứng thầ n kinh có thể khiến người bệnh không cảm giác được dấu hiệu nguy hiểm ở chân, nguy cơ loét bàn chân cho chấn thương. Không ít bệnh nhân phải cắt cụt chân để khắc phục biến chứng thần kinh do tiểu đường.
 

4.Tiểu đường gây biến chứng thận

 


Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ suy thận cao gấp 10 lần so với người bình thường, kèm theo đó là những biến chứng tim mạch nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. 

Thận là cơ quan làm nhiệm vụ như máy lọc độc chất của cơ thể ra ngoài qua đường nước tiểu, nuôi dưỡng thận là hệ mạch máu nhỏ dày đặc. Đường trong máu cao trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các đường máu nuôi này, chức năng thận suy kiệt dần và cuối cùng dẫn đến suy thận.

Hệ quả là các chất độc hại trong cơ thể không được thải bỏ tốt mà tích lũy trong máu, gây hại ngược lại cho các cơ quan. Triệu chứng của người bệnh tiểu đường gặp biến chứng ở thận gồm: huyết áp tăng, phù, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,… Để phòng ngừa biến chứng này, cần duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát đường huyết và tầm soát biến chứng thận định kỳ.
 

5. Biến chứng tim mạch


Bệnh tiểu đường có thể gây ảnh hưởng đến tim và mạch máu, gây ra một số bệnh nguy hiểm như: Tăng mỡ máu, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu, dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, đột quỵ thậm chí là tử vong. Trong đó huyết áp cao, hàm lượng cholesterol và glucose trong máu tăng cao chính là yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch ở bệnh nhân bị tiểu đường. Người bệnh hãy kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết, mỡ máu và huyết áp của cơ thể. Kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học chuyên biệt cho người bị tiểu đường sẽ giúp ngăn ngừa những biến chứng xấu nhất có thể xảy ra.

 

6. Biến chứng nhiễm trùng


Hàm lượng đường huyết cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển gây suy yếu hệ miễn dịch trong cơ thể. Khi hàng rào bảo vệ cơ thể bị suy giảm sẽ khiến nhiều vùng trong cơ thể dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là vùng răng miệng, vùng kín, tiết niệu. Do đó người bệnh cần lưu ý phải luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Nếu gặp dấu hiệu nhiễm trùng như: Cơ thể có mùi khó chịu, sốt, tiểu buốt, xuất huyết,.… cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.


7. Các biến chứng tiểu đường khác


• Nhiễm toan ceton: biến chứng cấp tính của bệnh đái tháo đường do tăng đường huyết trong thời gian dài không kiểm soát, tăng ceton trong máu và nhiễm toan chuyển hóa. Đường trong máu cao tăng áp lực thẩm thấu niệu với mất nhiều nước và điện giải. Biểu hiện: nôn, buồn nôn, đau bụng, hôn mê thậm chí tử vong. 

• Biến chứng bàn chân đái tháo đường: tình trạng nhiễm trùng, loét, hoại tử vùng bàn chân xảy ra phổ biến. Nguyên nhân do bệnh mạch máu, thần kinh và suy giảm miễn dịch. 
 

• Các bệnh nhãn khoa không liên quan đến võng mạc tiểu đường như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, trầy xước giác mạc, bệnh thần kinh thị giác.

•  Bệnh gan mật: gan nhiễm mỡ không do rượu, sỏi mật, xơ gan.

•  Trầm cảm, sa sút trí tuệ.
 

II.Phòng ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường như thế nào?


1. Kiểm soát tốt đường huyết


Đây là cách ngăn ngừa biến chứng do tiểu đường tốt nhất, bạn cần giữ chỉ số đường huyết nằm trong mức an toàn như sau:

• HbA1c < 7%.

• Chỉ số đường huyết khi đói: 3.9 - 7.2 mmol/l.

• Chỉ số đường huyết trước khi ăn: < 7.2 mmol/l.

• Chỉ số đường huyết sau khi ăn 2h: < 10 mmol/l.


2. Tuân thủ thuốc điều trị


Bệnh tiểu đường là bệnh mạn tính, do vậy bệnh nhân có thể cần dùng thuốc điều trị lâu dài theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, cần tái khám định kỳ 1 - 3 tháng/lần tùy tình trạng bệnh nhân để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh, đánh giá hiệu quả của thuốc cũng như xem xét thay đổi liều dùng nếu cần thiết.


3. Kiểm soát chế độ ăn

 


Bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt lưu ý kiểm soát chế độ ăn để tránh đường huyết tăng cao đột ngột. Các thực phẩm nên hạn chế ăn gồm: thực phẩm chứa nhiều chất bột đường, muối, chất béo xấu, chất đạm từ động vật.

Thay vào đó, bệnh nhân nên ăn nhiều rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ hòa tan ở dạng hấp, luộc để hạn chế chất béo. Ngoài ra, nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày để tránh cơ thể hấp thụ quá nhiều đường trong thực phẩm làm tăng đường huyết.


4. Chế độ luyện tập thể thao phù hợp


Bệnh nhân nên tập thể dục thường xuyên hàng ngày để giảm đề kháng insulin, từ đó giảm đường huyết cũng như ngăn ngừa các biến chứng tim mạch, thần kinh, thận, mắt,… hiệu quả.
 

Như vậy, các biến chứng của bệnh tiểu đường rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm, đặc biệt là khi không kiểm soát tốt đường huyết. Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý theo dõi, duy trì đường huyết ổn định cũng như dùng thuốc điều trị theo đúng chỉ dẫn để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
 
Mách bạn: Punsemin -  ổn định đường huyết phòng biến chứng bệnh tiểu đường. 
 
 
 
 
Punsemin là một công thức phối hợp giữa các dược chất Portusana với Banaba Leaf Extract, Myrrh Powder Extract, Cinnamon Bark Extract và Bitter Melon Extract, sự kết hợp của các thảo dược quý hiếm được sử dụng lâu đời trên thế giới trong y học cổ truyền giúp điều hoà và ổn định đường huyết một cách hiệu quả. Punsemin đã được đăng ký bản quyền thương hiệu giữa các nhà khoa học của Hãng Vesta Pharmaceuticals, Inc, U.S.A và nhà phân phối BNC Medipharm để hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường với 3 cơ chế tác dụng trên chuyển hóa glucose trong máu bằng cách: ngăn cản sự hấp thụ glucose và carbohydrate khác từ ruột vào máu; tăng hấp thụ glucose và chuyển glucose tự do từ máu vào thế bào ở dạng dữ trữ glucogen; và tăng sự đáp ứng và nhạy cảm của tế bào với insulin và sản xuất insulin.

Công dụng của Punsemin:


>> Punsemin có nguồn gốc hoàn toàn từ thiên nhiên.


>> Bằng chứng lâm sàng về kiểm soát đường huyết ở người mắc bệnh đái tháo đường týp 2.


>> Ổn định đường máu một cách tự nhiên, hỗ trợ điều trị đái tháo đường kháng insulin.


>> Hỗ trợ điều trị cao triglyceride, Cholesterole xấu, chống xơ vữa mạch và điều hoà huyết áp.


>> Kiểm soát ngắn và dài hạn mức đường huyết, đã được chứng minh bằng chỉ số HbA1c.


>> Phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường.


>> Tăng cường sức khoẻ tim mạch và phòng các bệnh lý tim mạch.


>> Hỗ trợ kiểm soát cân nặng, béo phì.


>> Cải thiện chức năng gan, thận và tiêu hoá.


>> Chống oxy hoá, khử gốc tự do và tăng cường miễn dịch.


Đối tượng sử dụng: 


Người lớn có mức đường huyết cao hơn bình thường, nguy cơ bị bệnh đái tháo đường, những người mắc bệnh đái tháo đường type 1, type 2, đái tháo đường kháng insulin. Những người trưởng thành sử dụng như chế độ bổ sung để phòng chống bệnh đái tháo đường và biến chứng của bệnh đái tháo đường.

 Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

 

Trên đây chúng tôi đã tìm hiểu và giải đáp cho bạn đọc về các biến chứng của bệnh tiểu đường? Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên giúp ích cho bạn đọc về bệnh tiểu đường. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.

Viết bình luận