Các bệnh lý tim mạch thường gặp và những điều cần biết

Hiện nay các bệnh lý tim mạch đang trở thành nỗi lo của nhiều người. Bởi các bệnh lý tim mạch thường gặp có thể cướp đi mạng sống của bệnh nhân một cách đột ngột. Với mong muốn giúp mọi người phát hiện và điều trị các bệnh tim mạch kịp thời nhất. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc các bệnh lý tim mạch thường gặp. Mời bạn cùng theo dõi.
 

1. Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch (Heart Disease) là bệnh lý do rối loạn của tim và mạch máu. Bệnh bao gồm các bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại vi, thấp tim, bệnh van tim, bệnh cơ tim, loạn nhịp tim… là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có 17,9 triệu người tử vong vì bệnh lý tim mạch, trong đó, 85% số đó do nhồi máu cơ tim và đột quỵ. 
Tại Việt Nam, bệnh tim cướp đi mạng sống của gần 200.000 người mỗi năm cao hơn số người tử vong vì ung thư, đáng lưu ý là bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu như trước đây, các bệnh lý tim mạch như bệnh động mạch não, bệnh động mạch vành, bệnh động mạch ngoại biên… thường gặp ở người lớn tuổi, thì ngày nay, có thể xuất hiện sớm ở người trẻ. 

Trong khi đó, những người trẻ thường chủ quan cho rằng mình không có nguy cơ mắc bệnh nên không có biện pháp phòng ngừa hợp lý và thái độ tầm soát sớm, điều đó dẫn tới các biến chứng đáng tiếc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài sản lao động của xã hội. Bên cạnh đó, trường hợp bệnh nhân tim bẩm sinh không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời trong những năm đầu sau sinh cũng chiếm tỉ lệ đáng kể bệnh lý tim mạch ở người trẻ.

2. Các bệnh lý tim mạch thường gặp

2. 1. Bệnh động mạch vành

Bệnh động mạch vành là bệnh của động mạch nuôi tim, biểu hiện dưới dạng 3 nhóm dưới dạng: đau thắt ngực ổn định, đau ngực không ổn định và nhồi máu cơ tim. Theo ước tính hiện có khoảng 8,9 triệu người tử vong mỗi năm do bệnh động mạch vành. Đối với khu vực các nước đang phát triển như Việt Nam, theo số liệu của Viện Tim mạch Quốc gia, tỉ lệ mạch vành tăng dần qua các năm, năm 1991 là 3%, năm 1996 là 6.05%, năm 1999 là 9.5%. Các bệnh mạch vành chiếm từ 11 – 36% trường hợp tử vong. Ngày nay, bệnh động mạch vành cũng có dấu hiệu trẻ hóa và xuất hiện ở những người gầy.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành do sự xuất hiện của các mảng bám từ cholesterol và các chất thải tế bào khác có xu hướng tích tụ tại vị trí bị tổn thương tạo thành quá trình xơ vữa động mạch. Nếu bề mặt mảng bám bị tắc hoặc vỡ, các tế bào máu kết tụ lại với nhau tại vị trí để cố gắng sửa chữa động mạch, sự tích tụ các mảng bám dẫn đến sự hẹp của thành mạch. Động mạch vành có chức năng cung cấp lượng máu giàu oxy cho cơ tim, vì vậy khi sự tắc nghẽn diễn ra không được điều trị vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn tới biến chứng như nhồi máu cơ tim hoặc tử vong.

Dấu hiệu

Nếu động mạch vành bị thu hẹp, điều này dẫn đến việc không thể cung cấp đủ máu giàu oxy cho tim đặc biệt là khi tim đập mạnh, nhanh như khi tham gia hoạt động thể lực, leo trèo. Giai đoạn đầu, lưu lượng máu giảm có thể không gây ra hoặc gây ra ít các triệu chứng. Tuy nhiên, qua thời gian khi các mảng bám tích tụ nhiều hơn trong động mạch vành, người bệnh có thể nhận ra các dấu hiệu của bệnh động mạch vành như:

•    Đau thắt ngực: Người bệnh có thể cảm thấy áp lực dồn nặng về ngực hoặc cảm giác tức ngực như thể ai đó đang đứng trên ngực. Đây là những cơn đau thắt ngực điển hình và thường xảy ra nhiều hơn ở bên ngực trái. Khi căng thẳng hoặc làm việc gắng sức, bệnh nhân sẽ xuất hiện những cơn đau này và sẽ biến mất trong vòng vài phút sau khi được nghỉ ngơi hoặc giải tỏa căng thẳng.

•    Khó thở: Nếu tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, người bệnh có thể bị khó thở hoặc cực kỳ mệt mỏi khi hoạt động.

•    Bên cạnh đó người bệnh có thể có cảm giác nặng nề vùng tim, nóng ran vùng ngực, đầy bụng và những cơn đau tim âm ỉ.

2. 2. Rối loạn nhịp tim
 

 
Nhịp đập của tim bình thường của người trưởng thành sẽ nằm trong khoảng từ 60 – 100 lần/phút lúc nghỉ ngơi. Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về tần số tim như quá nhanh (lớn hơn 100 nhịp trên phút), quá chậm (dưới 60 nhịp trên phút) hay nhịp không đều. 

Nguyên nhân

•    Dựa vào các dạng loạn nhịp tim, có thể chia nguyên nhân dẫn đến bệnh như sau:

•    Loạn nhịp tim chức năng: Tình trạng này thường xuất hiện ở những người bình thường có rối loạn tâm lý, lao động gắng sức, chế độ ăn uống không khoa học, hút thuốc, sử dụng các chất kích thích như cafe, rượu…

•    Loạn nhịp tim thực thể do tổn thương thực thể tại tim: Thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, các bệnh tim bẩm sinh, bệnh van tim…

•    Loạn nhịp tim do các bệnh của cơ quan khác: Các bệnh cường giáp, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, thiếu máu hoặc do thuốc…

Dấu hiệu

Rối loạn nhịp tim có thể khiến cho hoạt động bơm máu của tim trở nên kém hiệu quả và gây ra các triệu chứng như:

•    Hồi hộp, trống ngực là biểu hiện thường gặp nhất của rối loạn nhịp tim. Đôi khi, người bệnh chỉ có cảm giác “hẫng hụt”, hay cảm giác tim bị ngưng lại trong một vài giây, và theo sau đó thường sẽ là một nhịp đập mạnh có thể giống như thể bị “đấm” vào ngực.

•    Cảm nhận nhịp tim lúc đập nhanh hơn hoặc đập chậm hơn bình thường

•    Cảm giác mệt mỏi, khó thở, hụt hơi: tình trạng này xuất hiện do rối loạn nhịp tim kéo dài làm giảm hiệu suất bơm và hút máu của tim, dẫn tới giảm cung cấp Oxy và máu tới một số cơ quan theo nhu cầu của cơ thể.

•    Đau ngực: dấu hiệu này ít gặp hơn, và thường xuất hiện trên nền các bệnh lý tim mạch khác như bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim…Khi gặp tình trạng đau đầu, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để tầm soát và phòng tránh biến cố nguy hiểm có thể xảy ra.

•    Bên cạnh đó, một số triệu chứng như choáng váng, chóng mặt, ngất, đau đầu âm ỉ… có thể xuất hiện ở người bị rối loạn nhịp tim.

2.3. Bệnh van tim

Bệnh van tim xảy ra khi một hoặc nhiều van tim không thực hiện tốt chức năng đóng mở cho máu lưu thông theo một chiều. Có hai dạng thường gặp trong bệnh van tim, đó là bệnh hở van và hẹp van.

•    Hẹp van tim: Là khi lá van không còn mềm mại, bị dày hoặc dính các mép van, làm hạn chế khả năng mở và cản trở sự lưu thông của máu qua đó. Tim phải bơm mạnh hơn để buộc máu qua chỗ hẹp.

•    Hở van tim: Là khi van không thể đóng kín, làm cho một phần máu bị trào ngược trở lại buồng tim đã bơm máu trước đó. Hở van thường là do van bị co rút, thoái hóa hoặc giãn vòng van, hay dây chằng van quá dài hoặc đứt dây chằng treo van tim. Khi hở van, tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp khối lượng máu bị thiếu hụt do trào ngược và xử lý khối lượng máu tồn dư cho lần co bóp tiếp theo.

Một số trường hợp bệnh van tim có thể gặp phối hợp cả hẹp và hở van tim và bệnh của nhiều van tim trong cùng một bệnh nhân.

2.4. Bệnh tim bẩm sinh

Dị tật tim bẩm sinh có ngay từ khi trẻ mới sinh và có thể ảnh hưởng đến cấu trúc của tim và cách thức hoạt động của tim em bé. Bệnh tim bẩm sinh được biết đến là dạng dị tật phổ biến nhất và là nguyên nhân gây hàng đầu gây tử vong của các ca dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Tại các nước phát triển, tỷ lệ bệnh tim bẩm sinh khoảng từ 0,7 – 1% trẻ sinh ra còn sống. Ở Việt Nam, theo báo cáo của các bệnh viện nhi, tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1,5% trẻ nhập viện và 30 – 55% trẻ vào khoa tim mạch.

Cứ 4 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ bị mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng. Với những trẻ sơ sinh mắc bệnh tim bẩm sinh nặng, bác sĩ khuyến cáo làm phẫu thuật hoặc làm các thủ thuật cần thiết trong những năm đầu đời. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, những tiến bộ trong kỹ thuật y học đã giúp tầm soát và phát hiện được dị tật tim bẩm sinh ở tuần thứ 18 của thai kỳ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân của bệnh tim bẩm sinh ở hầu hết trẻ sơ sinh vẫn chưa được hiểu rõ. Một số trẻ bị dị tật tim do những thay đổi trong gen hoặc nhiễm sắc thể của trẻ. Bệnh tim bẩm sinh cũng được cho là do sự kết hợp của gen và các yếu tố khác, chẳng hạn như yếu tố môi trường, chế độ ăn uống của người mẹ, tình trạng sức khỏe của người mẹ hoặc việc sử dụng thuốc của người mẹ trong khi mang thai.

Ví dụ, một số bệnh lý mà người mẹ mắc phải, như bệnh tiểu đường hoặc béo phì từ trước, có liên quan đến dị tật tim ở trẻ. Tình trạng hút thuốc khi mang thai cũng như dùng một số loại thuốc cũng có liên quan đến dị tật tim.

Dấu hiệu

Theo các chuyên gia, nếu trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh không được phát hiện sớm và điều trị có thể dẫn đến tử vong do rối loạn tuần hoàn cấp tính. Nếu trẻ có những triệu chứng giống như dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

•    Trẻ không khóc sau sinh, môi, da tím tái và các ngón tay hơi xanh;

•    Trẻ khó khăn khi thở hoặc thở nhanh;

•    Thể chất chậm phát triển, nhẹ cân khi sinh;

•    Khó khăn trong việc ăn uống, khó hấp thu;

•    Trẻ thường xuyên ho, khò khè, tình trạng tái diễn nhiều lần;

•    Tim đập mạnh bất thường;

•    Khó thở khi bú và không chịu bú mẹ.

2.5. Bệnh động mạch ngoại biên

Động mạch ngoại vi là hệ thống gồm nhiều động mạch vừa và nhỏ, có nhiệm vụ đưa máu từ tim tới các bộ phận của cơ thể đặc biệt là tứ chi. Động mạch gồm 3 lớp: lớp áo ngoài, lớp áo giữa và lớp nội mạc. Bệnh viêm tắc động mạch ngoại vi có 2 thể:

– Bệnh Buerger là tình trạng viêm 3 lớp thành động mạch, hay gặp ở những bệnh nhân trẻ dưới 40 tuổi, và nghiện thuốc lá nặng. Bệnh kéo dài nhiều năm, và bệnh nhân cuối cùng đều phải đoạn chi nhất là chi dưới với tỉ lệ khoảng 95%  chỉ sau 5 năm mắc bệnh.

– Viêm và tắc động mạch do xơ vữa động mạch: xảy ra ở những người bị cao huyết áp kèm rối loạn chuyển hóa mỡ gây tổn thương lớp nội mạc với những mảng xơ vữa làm hẹp lòng động mạch, dẫn đến thiếu máu ngoại vi.

Các triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh khá mơ hồ với biểu hiện đi lặc cách hồi, bệnh nhân khi đi bộ bị đau nhói sau bắp chân và phải ngồi nghỉ khoảng 5 – 10 phút mới có thể đi lại được. Các cơn đau sẽ ngày càng tăng lên thậm chí đau cả khi nghỉ ngơi và xuất hiện những vết loét, hoại tử của chi…

Bệnh có thể phòng ngừa bệnh được bằng cách không hút thuốc lá, điều trị tốt tình trạng xơ vữa động mạch, rối loạn chuyển hóa mỡ, đái tháo đường, béo phì nếu có.

2.6. Thiếu máu cơ tim

Bệnh thiếu máu cơ tim (hay còn gọi là thiếu máu cục bộ cơ tim) là bệnh lý xảy ra khi lưu lượng máu đến tim bị giảm, khiến cho tim không tiếp nhận đủ lượng oxy cần thiết cho hoạt động co bóp tống máu. Lượng máu đến tim giảm là hậu quả của sự tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ các nhánh của động mạch tim (động mạch vành). Thiếu máu cơ tim làm giảm khả năng bơm của tim, gây tổn thương cơ tim, nhiều trường hợp dẫn đến loạn nhịp tim và nhồi máu cơ tim. Sự tắc nghẽn đột ngột của động mạch vành có thể gây ra nhồi máu cơ tim.Nguyên nhân của thiếu máu cwo tim chủ yếu là do xơ vữa động mạch vành, chiếm hơn 90%.

Một số bệnh nhân thiếu máu cơ tim cục bộ không biểu hiện thành triệu chứng. Tuy nhiên, khi các dấu hiệu và triệu chứng xuất hiện, phổ biến nhất là cơn đau ở vùng ngực, thường là phía bên trái của cơ thể (đau thắt ngực). Bên cạnh đó, những biểu hiện của bệnh thiếu máu cơ tim có thể dễ nhận biết hơn, bao gồm: đau vùng cổ hoặc hàm, đau vai hoặc cánh tay, nhịp tim nhanh, khó thở khi vận động cơ thể, buồn nôn và nôn, đổ nhiều mồ hôi, mệt mỏi.

2.7. Xơ vữa mạch máu

Hệ thống động mạch có chức năng vận chuyển máu từ tim, mang nhiều oxy và dưỡng chất đi nuôi cơ thể. Theo năm tháng, các chất béo, cholesterol và các chất khác lắng đọng vào thành mạch (gọi là mảng xơ vữa) gây hẹp lòng mạch, cản trở dòng máu lưu thông. Đó gọi là bệnh xơ vữa mạch máu.

Xơ vữa mạch máu có thể xảy ra ở nhiều hệ thống mạch như: Mạch cảnh, mạch vành, mạch chi dưới... và gây ra nhiều bệnh liên quan. Xơ vữa mạch máu là quá trình diễn biến từ từ, bắt đầu ngay từ tuổi trẻ. Độ tuổi xảy ra các biến cố liên quan đến xơ vữa động mạch đang dần bị trẻ hóa. Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vẫn còn chưa được biết rõ nhưng người ta đã biết được nhiều yếu tố góp phần vào sự hình thành mảng xơ vữa mạch máu. Sự khởi đầu của việc tạo thành mảng xơ vữa có thể do tổn thương nội mạc mạch máu. Một số tác nhân có thể gây tổn thương nội mạc mạch máu như: Cao huyết áp, mức độ lipid cao trong máu, hút thuốc lá, đường huyết cao.

2.8. Bệnh viêm cơ tim

Bệnh viêm cơ tim là bệnh lý tim mạch sẽ gây ra đột tử và có thể xảy ra ở những người khoẻ mạnh không bị bệnh tim trước đó. Khi cơ thể mệt mỏi các siêu vi trùng sẽ xâm nhập và tấn công lên cơ tim nhất là siêu vi trùng loại Coxacki. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị viêm cơ tim do hóa chất, hoóc-môn tuyến giáp tăng… và có thể dẫn đến suy tim khiến bệnh nhân tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Để phòng ngừa bệnh bạn cần giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh, khi mệt phải đi kiểm tra tim mạch ngay, không làm việc quá sức, không để nhiễm hóa chất. Đăc biệt, khi bị bệnh bướu cổ cường giáp cần phải điều trị triệt để.

2.9.Bệnh Suy tim

Suy tim là tình trạng bệnh lý do tim bị yếu đi và không thể hoàn thành được chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể một cách bình thường được (một khối lượng công việc so với tim một người bình thường và hiệu suất bơm máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể bị giảm). Bệnh nhân suy tim luôn phải đối mặt với những biến cố tim mạch.

Mức độ suy tim của người bệnh được đánh giá dựa trên triệu chứng cơ năng và khả năng vận động gắng sức, chia làm 4 cấp độ:

•    Suy tim cấp độ 1: Được xem là suy tim tiềm tàng, người bệnh vẫn có thể vận động thể lực và sinh hoạt bình thường, không có dấu hiệu khó thở, mệt mỏi hay đau tức ngực. Rất khó để phát hiện suy tim ở giai đoạn tiềm tàng này.

•    Suy tim cấp độ 2: Suy tim nhẹ, khi nghỉ ngơi thì bệnh nhân không cảm thấy triệu chứng gì nhưng khi vận động gắng sức thì nhận thấy khó thở, mệt mỏi và đánh trống ngực. Các dấu hiệu này có thể chỉ thoáng qua hoặc quá nhẹ để bệnh nhân có thể xem là triệu chứng bệnh lý

•    Suy tim cấp độ 3: Suy tim trung bình. Vào giai đoạn này, bệnh nhân bị hạn chế khá rõ rệt trong khi vận động, sinh hoạt hàng ngày. Khi nghỉ ngơi, các triệu chứng thuyên giảm, nhưng khi vận động gắng sức thì bị khó thở dữ dội, thở hổn hển, mệt mỏi, đánh trống ngực. Bệnh nhân lúc này bắt đầu cảm thấy lo lắng và đến bệnh viện để thăm khám. Chính vì thế, việc điều trị thường bắt đầu vào giai đoạn 3 của suy tim.

•    Suy tim cấp độ 4: Suy tim nặng. Bệnh nhân lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, gần như không thể thực hiện trọn vẹn bất kỳ vận động thể lực nào, sinh hoạt hàng ngày trở nên rất khó khăn và chỉ có thể thực hiện được các việc nhẹ, tình trạng khó thở xuất hiện cả trong lúc nghỉ ngơi. Bệnh nhân phải nhập viện thường xuyên hơn.

2.10. Bệnh Nhồi máu cơ tim
 

 
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc hoàn toàn hoặc 1 phần 1 trong 2 nhánh mạch máu này hoặc cả 2 nhánh. Nếu 1 vùng cơ tim bị chết do thiếu máu, lúc này chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước gây nên các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do tim,...

Nguyên nhân thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim là xơ vữa mạch máu. Tình trạng này xảy ra là do mảng xơ vữa tích tụ dần theo thời gian và bám vào thành mạch máu, thành phần cấu thành bao gồm cholesterol, canxi, mảnh vỡ tế bào.

Từ khoảng 30 tuổi, trong cơ thể người bệnh bắt đầu tiến trình hình thành và phát triển mảng xơ vữa mạch máu. Quá trình này diễn ra từ vài năm đến vài chục năm.

Ở những đối tượng có một số yếu tố nguy cơ như cao huyết áp, hút thuốc lá, rối loạn lipid máu, đái tháo đường góp phần thúc đẩy tổn thương mạch máu theo thời gian. Chính những rối loạn này làm thành mạch máu dễ bị các phân tử cholesterol lắng đọng và bám vào.

Trên đây là những kiến thức về các bệnh lý tim mạch thường gặp. Hy vọng thông qua bài viết này, sẽ giúp bạn kịp thời nhận biết và phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Khi có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh tim mạch, bạn hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn chính xác hơn.
 
Giới thiệu đến bạn : Bi-Q10 Max Tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể

Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh. Giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.​ Bi-Q10 Max là một sản phẩm đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công tác phòng chống, nâng cao sức khỏe tim mạch và chữa trị các bệnh lý tim mạch ngày càng gia tăng. Bi-Q10 Max là công thức phối hợp giữa các dược chất đặc biệt có hoạt tính sinh học tốt nhất để tăng cường sức khoẻ tim mạch đã được đăng ký bản quyền về thương hiệu giữa các nhà khoa học của hãng dược phẩm CAPTEK SOFTGEL International, Inc, Hoa Kỳ và nhà phân phối BNC Medipharm.
 
 
Công dụng của Bi-Q10 Max® :

- Làm tim và hệ thống mạch khỏe mạnh, phòng và chống các cơ đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim.

- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đâu nửa đầu, chống mất ngủ, suy nhược, mệt mỏi, tăng cường trí nhớ.

- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch và phòng các biến chứng tiểu đường.

- Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.

- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.

- Bổ sung Bi-Q10 MAX hàng ngày giúp tim và hệ thống mạch khỏe mạnh.

- Bi-Q10 MAX giúp điều trị các cơn đau thắt ngực, thiếu máu, nhồi máu cơ tim, hỗ trợ phòng và chống các cơn đột quỵ, tai biến mạch máu não.

- Điều trị chứng mệt mỏi, suy nhược thần kinh, ăn ngủ kém, suy giảm trí nhớ.

- Tăng tuần hoàn não, chống rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai.

- Giảm cholesterol xấu, chống xơ vữa động mạch.

- Giúp phòng và điều trị các biến chứng của bệnh tiểu đường. Phòng và hỗ trợ điều trị tai biến mạch não, đột quỵ, hẹp hở van tim.

- Chống lão hoá, suy giảm thị lực, thoái hoá võng mạc, tăng cường miễn dịch.
 
 
Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận