Bạn có người nhà đang mổ sỏi thận, bạn đang tìm hiểu biến chứng sau mổ sỏi thận như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Sau khi mổ sỏi thận, người bệnh có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, biến chứng tắc mạch chi, thận ứ nước… Mổ sỏi thận được tiến hành khi mà sỏi thận đã có kích thước khá to, tầm khoảng 20mm trở lên ảnh hưởng đến chức năng thận. Sau khi thực hiện các phương pháp khác mà không có tác dụng suy giảm sỏi thận thì bác sĩ sẽ tiến hành mổ sỏi thận cho bệnh nhân. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu biến chứng sau mổ sỏi thận.
* Biến chứng sau mổ sỏi thận
+ Viêm thận – bể thận cấp sau mổ: là một biểu hiện của nhiễm khuẩn niệu chưa được điểu trị hết sau phẫu thuật lấy SỎI. Theo Fowler: bất cứ chất nhầy và “mành" SỎI nào được lấy ra trong phẫu thuật nên được cấy tìm vi khuẩn và việc này đóng một vai trò quan trọng trong điểu trị nhiễm khuẩn niệu do sỏi, dựa vào kết quả cấy khuẩn ta có thể chọn lựa dược kháng sinh thích hợp.
Rassweiler có đến 35% sỏi bán san hô và 50% sỏi san hô hoàn toàn có nhiễm khuẩn niệu trước điều trị. Các vi khuẩn thường gặp nhất trong nghiên cứu của chúng tôi là nhóm cầu khuẩn gram dương và có đáp ứng với nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ thứ III.
+ Chảy máu sau mổ: Chảy máu sau mổ hay gặp với những trường hợp mổ nhu mô thận lấy sỏi, đậc biệt là sỏi san hô mà nhu mô thận còn dày. Nguy cơ chảy máu sau mổ thường đi kèm với mà nhu mô thận lấy sỏi san hô và bán san hô. Chảy máu sau mổ chia làm 2 loại là chảy máu ngay sau mổ và chảy máu thứ phát. Mỗi loại có nguyên nhân và đặc điểm khác nhau.
- Chảy máu ngay sau phẫu thuật: Chảy máu ngay sau mổ thường do trong mổ bỏ sót tổn thương, cầm máu không kỹ, sau mổ vận chuyển bệnh nhân về buồng hậu phẫu không nhẹ nhàng, bệnh nhân tăng huyết áp, giãy hay gồng vi đau nhiều sau mổ.
- Chảy máu thứ phát: Là nỗi lo nhất của các phẫu thuật viên khi mở nhu mô thận còn dày, thường xảy ra vào những ngày thứ 5-12 sau mổ, tỷ lệ chảy máu thứ phát của chúng tôi chiếm 4,14%. Chảy máu sau mổ được phòng ngừa băng cách: bất động 7-12 ngày sau mổ, theo dõi biến chứng này qua màu sắc dịch dẫn lưu và nước tiều để xử lý kịp thời.
+ Rò nước tiểu: nguyên nhân rò nước tiểu sau mổ thường do sót sỏi hẹp bể thận hay hoại tử nhu mô thận. Biến chứng này cũng được nhiều tác giả quan tâm, vì là yếu tố nguy cơ cao gây nhiễm khuẩn niệu và sỏi tái phát.
- Trước mổ: đánh giá tình trạng toàn thân bệnh nhân và tại chỗ (tinh trạng dinh dưỡng, suy thận trước mổ, sỏi thận tái phát) cũng như hình dạng đài bể thân qua urv, dộ dày nhu mô và hình dạng, kích thước, sô lượng SỎI để chọn phương pháp mổ hợp lý với từng loại sỏi và tình trạng cùa bệnh nhân.
- Trong mổ: đường rạch không làm tổn thương nhiều mạch máu cũng như nhu mô thận. Phát hiện những bất thường về giải phẫu (chít hẹp bể thận và cổ đài) và giải quyết các bất thường này để đảm bảo sự lưu thông nước tiểu sau mổ tốt; hạn chế chảy máu trong mổ để tìm hết các sỏi nhỏ và khâu cầm máu nhu mô thận tốt hơn. Khi mổ lấy sỏi ở những thận ử niệu nhiều, rạch nhu mô lớn nhiều nơi, có chảy máu nhiều trong mổ, hoặc nghi ngờ còn sót sỏi nên dẫn lưu thận kèm theo. Khâu bể thận kín, nếu bể thận viêm nhiễm mạn tính trước dó hay niêm mạc bể thận viêm phủ nề nhiều nên đặt thông Double J.
* Khi nào thì phải mổ sỏi thận
Theo các bác sĩ, khi sỏi thận có kích thước lớn thì mới tiến hành mổ. Bên cạnh đó còn là do gây ra bởi nhiễm trùng, ngăn cản dòng nước tiểu ra khỏi thận và gây ra một số vấn đề nghiêm trọng khác như cháy máu chẳng hạn. Đối với các trường hợp đó cùng với những chuẩn đoán của bác sĩ thì người bệnh sẽ phải mổ để tránh các biến chứng khác của bệnh. Thông thường, nếu như sỏi thận có kích cỡ trên 20 mm thì sẽ tiến hành mổ cho bệnh nhân là phổ biến. Còn với sỏi thận mà có kích cỡ nhỏ hơn 10 mm thì phương pháp điều trị đó là tán sỏi để loại bỏ ra khỏi cơ thể dần dần mà không cần phải mổ. Bạn cần phải thăm khám kịp thời để biết được sỏi của mình đang ở tình trạng nào và có quyết định nên hay không nên mổ.
* Các phương pháp mổ sỏi thận hiện nay
+ Phẫu thuật bằng robot: Phương pháp này được chỉ định cho những viên sỏi có kích thước lớn, có thể rút ngắn thời gian nằm viện tuy nhiên chi phí lại rất cao.
+ Phẫu thuật mổ mở: Phương pháp này là phương pháp cổ điển đã được sử dụng hàng trăm năm nay nhưng ít được chỉ định do có khả năng gây ra nhiều tai biến và lâu phục hồi.
+ Tán sỏi ngoài cơ thể: Đây là phương pháp sử dụng máy tán sỏi phát ra tia laser hoặc sóng xung kích để phá vỡ bề mặt sỏi, đập vụn sỏi và đào thải sỏi ra ngoài theo đường tiết niệu.
+ Tán sỏi nội soi ngược dòng: Phương pháp: dùng ống soi niệu quả đưa từ niệu đạo lên bàng quang, lên niệu quản, tiếp cận viên sỏi sau đó phá vụng sỏi bằng laser hoặc khí nén rồi lấy bơm rửa hết sỏi.
+ Lấy sỏi thận qua da: Phương pháp: tạo đường hầm vào thận và đưa ống nội soi đường kính 10mm - 15mm vào tiếp cận sỏi. Phá vỡ sỏi bằng laser hoặc khí nén hoặc siêu âm phá vỡ sỏi và lấy sỏi ra ngoài.
+ Phẫu thuật nội soi lấy sỏi: Phương pháp: dùng ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, tán sỏi và hút hoặc gắp sỏi ra ngoài. Phương pháp này cũng hiện đại, ít gây đau đớn và bệnh nhân không bị vết rạch trên cơ thể.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu biến chứng sau mổ sỏi thận như thế nào. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: 0986.890.216 - Ths. Bs. Phan Đăng Bình. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Có thể bạn quan tâm:
>>> Thuốc đánh tan sỏi thận loại nào tốt nhất
Viết bình luận