Sỏi niệu quản là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh về sỏi thận tiết niệu. Vậy biến chứng sau mổ sỏi niệu quản như thế nào là câu hỏi của nhiều người. Mổ sỏi niệu quản nếu không được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, trang thiết bị hiện đại, phương pháp phẫu thuật tiên tiến có thể để lại những biến chứng sau mổ sỏi niệu quản nguy hiểm. Sỏi niệu quản nhỏ nhưng có gai nhọn, khi di chuyển, cọ xát, va chạm vào đường niệu là nguyên nhân tạo ra những cơn đau sống lưng, đái ra máu, tiểu buốt, tiểu rát. Trường hợp xấu sỏi bị kẹt trong cuống đài thận làm tắc cuống đài thận, dần dần khiến thận dãn như 1 túi nước, đau quặn thắt. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu biến chứng sau mổ sỏi niệu quản.
* Biến chứng sau mổ sỏi niệu quản
Biến chứng sau mổ sỏi niệu quản hoàn toàn có thể xảy ra, chủ yếu là do nhiễm trùng trong quá trình phẫu thuật. Những biến chứng này không hề đơn giản như bạn nghĩ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
- Biến chứng tắc mạch chi: đây là biến chứng nặng nề, hậu quả của quá trình sốc nhiễm trùng.
- Nhiễm trùng thận, nhiễm trùng máu có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
- Xuất hiện mô sẹo do quá trình thực hiện mổ sỏi niệu quản ống soi làm tổn thương đường tiểu. Biến chứng này gây cản trở sự lưu thông của dòng nước tiểu gây són tiểu, tiểu không tự chủ, tiểu ra máu, nhiễm trùng đường tiết niệu…
- Thận bị tổn thương nặng nề do sỏi trong thận lớn cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm sau khi mổ sỏi. Phần lớn sỏi niệu quản là do sỏi trên thận rơi xuống. Bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ thận nếu sự tổn thương quá lớn.
* Tìm hiểu thêm về căn bệnh sỏi niệu quản
1. Sỏi niệu quản là bệnh gì?
Sỏi niệu quản là những chất rắn nằm trong niệu quản. Sỏi thận được cấu tạo từ muối và khoáng chất trong nước tiểu kết tinh lại với nhau để tạo thành viên sỏi. Chúng thường không gây đau đớn khi còn ở trong thận nhưng có thể gây ra cơn đau dữ dội khi những mảnh sỏi nhỏ rời khỏi thận và đi qua niệu quản đến bàng quang. Sỏi niệu quản là dạng nguy hiểm nhất trong các bệnh về sỏi tiết niệu. Niệu quản là con đường duy nhất đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu bộ phận này tắc, nước tiểu sẽ ứ đọng gây suy thận, thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời
2. Các dấu hiệu và biến chứng sỏi niệu quản
+ Suy thận: Niệu quản là con đường duy nhất đưa nước tiểu từ thận xuống bàng quang, nếu bộ phận này tắc, nước tiểu sẽ ứ đọng gây suy thận, thậm chí tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
+ Nhiễm trùng thận: Vi khuẩn từ đây gây lan sang những vùng khác quanh thận, đặc biệt ứ mủ ở thận. Ngoài ra, vùng sinh dục cũng bị ảnh hưởng nhiều như viêm nhiễm và từ đó khả năng sinh con khó giữ được.
+ Tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt: Trong cơn đau quặn thận do sỏi niệu quản gây ra người bệnh có thể cảm thấy buồn nôn, bụng chướng, bí trung đại tiện, tiểu buốt, tiểu rắt. Nước tiểu đục, có mủ là dấu hiệu của nhiễm trùng thận ngược chiều, nên lưu ý khi sốt kèm rét run. Trường hợp này đe dọa trầm trọng chức năng thận, có nguy cơ nhiễm trùng huyết và choáng nhiễm trùng.
+ Thận ứ nước: Sỏi niệu quản khiến thận ứ nước và bị căng lên do những viên sỏi làm tắc nghẽn đường tiểu. Nhưng trong khi đó, nhu mô của thận lại bị mỏng đi và tình trạng suy thận là điều không khó hiểu. Lâu dài, bệnh sẽ thành mạn tính và việc điều trị khó khăn hơn nhiều, thậm chí là không thể. Người mắc phải chung sống với bệnh suốt đời. Hơn nữa, nguy hiểm đến tính mạng hoặc tuổi thọ giảm là điều chắc chắn.
+ Các triệu chứng đau: Giống như hầu hết các loại sỏi khác, đau là dấu hiệu, triệu chứng nổi bật nhất của bệnh sỏi niệu quản. Người bệnh thường xuyên phải chịu những cơn đau quặn thận, đau nhiều hơn khi sỏi di chuyển. Đau thường xuất hiện khi người bệnh vừa gắng sức làm việc gì đó. Cơn đau bắt đầu từ thắt lưng rồi lan xuống vị trí niệu quản, qua bộ phận sinh dục và mặt trong đùi. Cơn đau ở hố thắt lưng dưới xương sườn rồi lan về phía rốn, thường báo hiệu bể thận và đài thận đã bị tắc. Ngoài đau người bệnh có thể bị sốt, rét run, buồn nôn và nôn...
3. Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi niệu quản
Sỏi thận hình thành khi nước tiểu có chứa nhiều chất tinh thể (như canxi, oxalat và axit uric) hơn các chất lỏng trong nước tiểu nên không thể pha loãng. Đồng thời, nước tiểu thiếu các chất ngăn chặn các tinh thể dính lại với nhau, tạo ra một môi trường lý tưởng cho sỏi thận hình thành.
+ Những ai thường mắc phải bệnh sỏi niệu quản?
Sỏi niệu quản có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
+ Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi niệu quản?
- Bệnh sử gia đình hoặc cá nhân: Nếu một người nào đó trong gia đình bạn bị sỏi thận thì bạn có nhiều khả năng mắc sỏi thận. Nếu đã có một hay nhiều viên sỏi thận thì bạn có nguy cơ cao mắc thêm sỏi khác;
- Mất nước: Không uống đủ nước mỗi ngày có thể làm tăng nguy cơ sỏi thận. Những người sống ở vùng khí hậu ấm áp và những người ra nhiều mồ hôi có thể có nguy cơ cao hơn những người khác;
- Chế độ ăn uống: Chế độ ăn có chứa protein, natri và đường cao có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại sỏi thận, điều này đặc biệt đúng với chế độ ăn giàu natri. Quá nhiều natri trong bữa ăn sẽ làm tăng lượng canxi trong nước tiểu và làm tăng đáng kể nguy cơ bị sỏi thận;
- Béo phì: Chỉ số khối cơ thể cao (BMI), kích thước vòng eo lớn và tăng cân có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận;
- Các bệnh tiêu hóa và phẫu thuật: Phẫu thuật dạ dày, viêm ruột hoặc tiêu chảy mạn tính có thể gây ra những thay đổi trong quá trình tiêu hóa, ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi và nước, làm tăng nồng độ của các khoáng chất hình thành trong nước tiểu;
- Các tình trạng y tế khác: Bệnh và tình trạng sức khỏe khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận bao gồm nhiễm toan ống thận, chứng tiểu ra cystin, tình trạng cường giáp, một số loại thuốc và một số bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu.
4. Cách phòng bệnh sỏi niệu quản
+ Uống nước đều đặn: Đối với những người có tiền sử sỏi thận, các bác sĩ thường khuyên bạn nên thải ra khoảng 2,6 lít (2,5 lít) nước tiểu một ngày.
+ Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều oxalat: Nếu cơ thể bạn dễ hình thành sỏi canxi oxalat, bác sĩ có thể khuyên hạn chế thức ăn giàu oxalat, bao gồm các loại đại hoàng, củ cải, đậu bắp, rau bina, củ cải Thụy Sĩ, khoai lang, các loại hạt, trà, sô cô la và các sản phẩm đậu nành;
+ Chọn một chế độ ăn ít muối và protein động vật: Giảm lượng muối ăn và chọn nguồn protein không xuất phát từ động vật, chẳng hạn như các loại đậu. Bạn nên xem xét việc sử dụng gia vị khác thay cho muối;
+ Tiếp tục ăn các loại thực phẩm giàu canxi, nhưng hãy cẩn thận với việc bổ sung canxi: Canxi trong thức ăn không có ảnh hưởng đến nguy cơ sỏi thận, vì vậy bạn hãy tiếp tục ăn các loại thực phẩm giàu canxi trừ khi bác sĩ khuyến cáo không nên.
5. Cách điều trị sỏi thận niệu quản
Việc điều trị sỏi thận tùy thuộc vào loại sỏi và nguyên nhân. Hầu hết sỏi thận sẽ không cần điều trị xâm lấn. Bạn có thể điều trị sỏi nhỏ bằng cách:
+ Uống nước: Uống nhiều nước từ 2-3 lít (1,9-2,8 lít) mỗi ngày có thể giúp lọc rửa hệ thống tiết niệu. Bạn hãy uống đủ nước để bài tiết nước tiểu trong trừ khi bác sĩ có căn dặn khác;
+ Thuốc giảm đau: Sỏi bị đào thải ra thường gây khó chịu. Để giảm đau nhẹ, bác sĩ có thể khuyên dùng thuốc giảm đau như ibuprofen ...
+ Điều trị y tế: Bác sĩ có thể cung cấp một loại thuốc chẹn alpha để giúp loại bỏ sỏi thận. Thuốc này giúp thư giãn các cơ trong niệu quản, đào thải sỏi thận một cách nhanh chóng hơn và ít đau đớn.
+ Sử dụng thực phẩm chức năng giúp tan sỏi thận: Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng giúp tan sỏi thận an toàn hiệu quả. Sản phẩm được người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao về chất lượng phải kể đến Super Power Uriclean của Mỹ.
Super Power UriClean là một công thức đặc biệt có các thành phần quan trọng được mệnh danh là "Người cắt đá, Máy nghiền đá, Máy tan đá", đây là một sự phối hợp đặc biệt của các hoạt chất sinh học được chiết xuất từ các thảo dược quý từ thiên nhiên của quả cranberry (Nam Việt Quất), Chanca piedra (Diệp Hạ Châu), Purple Corn Extract (Ngô tím) và vitamin C để tạo ra một sản phẩm hữu hiệu bảo vệ sức khỏe đường tiết niệu và gan mật.
Super Power Uriclean giúp:
- Ngăn chặn hình thành sỏi, làm tan, bào mòn và đẩy các loại sỏi thận-tiết niệu-bàng quang và sỏi gan mật ra khỏi cơ thể.
- Làm sạch đường tiết niệu, duy trì một đường tiết niệu khỏe mạnh.
- Tăng cường hệ miễn dịch, chống nhiễm trùng đường tiết niệu, đái buốt, đái rắt, đau và sưng…
- Cải thiện chức năng thận, gan, lợi mật và bài tiết mật, giúp ăn ngon, dễ tiêu hoá và chống suy nhược cơ thể
- Hỗ trợ điều hoà đường huyết, cải thiện độ thanh lọc cầu thận giúp điều hoà huyết áp.
Chi tiết xem thêm sản phẩm tại: TPCN: Super Power UriClean - Giúp Duy Trì Sức Khỏe Cho Đường Tiết Niệu
+ Trường hợp sỏi thận mà không thể được điều trị bằng các biện pháp thông thường hoặc không thể đào thải do chúng quá lớn và thậm chí gây chảy máu, tổn thương thận hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu, thì bạn cần điều trị bằng các phương pháp tích cực hơn, bao gồm:
- Sử dụng sóng siêu âm để phá vỡ sỏi: \Phương pháp này sử dụng sóng âm để tạo ra các rung động mạnh (sóng xung kích) để phá viên sỏi lớn thành nhiều miếng nhỏ, từ đó có thể được đào thải qua nước tiểu. Thủ thuật này kéo dài khoảng 45-60 phút và có thể gây ra cơn đau vừa phải, vì vậy bạn có thể được gây ngủ hoặc gây mê để cảm thấy thoải mái hơn;
- Phẫu thuật để loại bỏ sỏi lớn ở thận: Bác sĩ sẽ chèn ống nội soi và các công cụ qua một đường rạch nhỏ ở lưng để mở niệu quản lấy sỏi thận. Bạn sẽ được gây mê toàn thân trong khi phẫu thuật và ở trong bệnh viện từ 1-2 ngày sau khi hồi phục.
- Sử dụng một kính soi để loại bỏ sỏi: Để loại bỏ một sỏi nhỏ ở niệu quản hoặc thận, bác sĩ có thể luồn một ống soi mỏng được trang bị máy ảnh thông qua niệu đạo và bàng quang và đến niệu quản. Khi đã xác định được vị trí của viên sỏi, các công cụ đặc biệt có thể gắp sỏi hoặc phá vỡ nó thành từng mảnh, các viên sỏi sẽ được đào thải qua nước tiểu. S
- Phẫu thuật tuyến cận giáp: Một số sỏi canxi phốt-phát được gây ra bởi các tuyến cận giáp – nằm trên bốn góc của tuyến giáp – hoạt động quá mức. Khi các tuyến này tiết ra quá nhiều hormone cận giáp (tình trạng cường cận giáp) thì nồng độ canxi trong máu có thể trở nên quá cao và hình thành sỏi thận.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu biến chứng sau mổ niệu quản như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho bạn và người thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc !
Viết bình luận