Bạn bị thoái hoá đốt sống cổ, bạn đang tìm cách khắc phục, bạn chưa biết cách nào? Bị thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì tốt cho bệnh là câu hỏi của nhiều người. Thoái hóa đốt sống cổ là một bệnh mạn tính về xương khớp, có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Căn bệnh gây đau đầu khiến người bệnh chịu đựng những cơn đau triền miên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu về bệnh thoái hóa đốt sống cổ và xem các cách khắc phục khi bị thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì?
Bị thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì tốt cho bệnh
* Thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Thoái hoá đốt sống cổ là tình trạng viêm dày và lắng tụ can-xi ở các dây chằng dọc cổ, gây hẹp các lỗ ra của các rễ thần kinh gây mỏi, tê, đau. Việc chèn ép rễ thần kinh và tuỷ sống còn có thể đưa đến sự thoát vị của các nhân đĩa đệm chèn vào tuỷ sống.
Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở đối tượng là những người trung niên, cao tuổi, độ tuổi từ 40-60 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ thoái hóa đốt sống cổ ở người trẻ cũng ngày càng gia tăng. Lý do là vì tính chất công việc văn phòng, ngồi nhiều, ít vận động hoặc do làm việc nặng quá sức đều là tác nhân gây thoái hóa sớm.
Vị trí thoái hóa cột sống cổ thường gặp: Cột sống cổ bao gồm 7 đốt, trong đó các đốt sống cổ bị thoái hóa gặp nhiều nhất là thoái hóa đốt sống cổ C5-C6 và thoái hóa cột sống cổ C6-C7. Các thoái hóa mấu sau đốt sống cổ ít gặp hơn và nếu có thì thường ở C2-C4.
Thoái hóa đốt sống cổ khiến bạn dù làm việc hay nghỉ ngơi đều cảm thấy đau đớn khó chịu. Điều trị bệnh này không phải dễ dàng nếu không đúng phương pháp không theo liệu trình điều trị.
* Nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ
+ Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở những người có tư thế lao động cúi và sử dụng nhiều động tác ở vùng đầu cổ, có cường độ lao động cao (làm suốt ngày không nghỉ) và thâm niên lao động (tuổi nghề): có thể gặp ở người đi cấy (thoái hóa đốt sống cổ và đốt sống lưng), thợ cắt tóc, bác sĩ chuyên khoa răng, thợ trát vách, thợ sơn trần, diễn viên xiếc…
+ Ở những người cao tuổi, do quá trình lão hóa các đĩa liên đốt, các thân đốt do tưới máu kém nên dễ xuất hiện bệnh hơn ở người trẻ tuổi. Những người có người thân từng mắc căn bệnh này cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn những người trong gia đình không có người bị bệnh.
+ Tư thế hoạt động sai là một trong những nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ. Làm việc kéo dài, ít vận động là những nguyên nhân chủ yếu gây là bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Những công việc luôn đòi hỏi cúi nhiều, ngửa nhiều, mang vác nặng trên đầu hay ngồi trước màn hình vi tính quá lâu cũng sẽ làm sai lệch cấu trúc bình thường của cổ, dẫn tới biến đổi mô xương, dây chằng, cơ và dễ dẫn đến thoái hóa các mô cột sống hoặc hình thành các gai xương đốt sống.
+ Đặc biệt là làm việc máy tính nhiều, ít vận động là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống cổ, vôi hóa cột sống, gai cột sống. Nhất là khi làm việc, vị trí đặt tay trên bàn làm việc hay đối với máy tính quá cao hoặc quá thấp. Vùng cổ và vùng gáy không được thường xuyên cử động, hoặc chỉ giữ nguyên một tư thế. Thường xuyên nhìn lên rồi lại nhìn xuống. Vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc.
* Biểu hiện của thoái hóa đốt sống cổ là gì?
Các biểu hiện chung dễ nhận thấy nhất của bệnh thoái hóa đốt sống cổ là người bệnh có cảm giác đau âm ỉ, mỏi và thấy nhức, khó xoay chuyển vùng cổ. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, ngay cả khi nghĩ ngơi cũng không giảm bớt, nhất cử nhất động đều đau đớn.
Ngoài những biểu hiện đã rõ ràng trên, các triệu chứng của bệnh thoái hóa đốt sống cổ trong trường hợp người bệnh không có cảm giác rõ rệt gồm:
+ Khi vận động cổ, thường có cảm giác vướng víu và thỉnh thoảng bị vẹo.
+ Có những cơn đau bất thường, kéo dài, đau lan từ gáy ra vùng cổ, tai, ảnh hưởng đến các tư thế của cổ như tư thế nghẹo cổ, lắc đầu, gặt đầu, xoay cổ,… cơn đau lan lên đầu, nhứt ở vùng chẩm, vùng trán, cơn đau tiếp tục lan ra bả vai, một bên cánh tay hoặc cả hai bên.
+ Trong một số trường hợp rễ dây thần kinh bị chèn ép, cánh tay có thể bị mất cẩm giác, khó vận đông, tê tay, và có thể bị liệt.
+ Có cảm giác cứng cổ sau khi ngủ dậy khi “trái gió trở trời” kèm với tư thế nằm ngủ không đúng.
+ Rất đau đớn và khó chịu khi gặp phải những cơn ho, hắt hơi, do vùng cổ bị cứng và đau.
+ Đau âm ỉ liên tục vùng vai gáy, đau lan cả vùng phía sau đầu, vùng đầu bên trái, bên phải.
+ Trong trường hợp nặng rất đau đớn và có thể mất hoàn toàn khả năng xoay cổ. Khi phát sinh vận động phải xoay cả người. Bên cạnh đó, có thể kèm các triệu chứng bị nấc, ngáp thường xuyên, chóng mặt.
* Bị thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì?
Người bệnh nên tuân thủ những nguyên tắc sau đây để đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho quá trình trị liệu thoái hóa cột sống cổ, cũng như hi vọng một sức khỏe tốt trong một tương lai gần.
+ Tránh không đội nặng trên đầu.
+ Tránh ngồi cúi gấp cổ quá lâu như xem báo, đọc sách, tivi…
+ Không hút thuốc lá, uống bia rượu, sử dụng chất kích thích
+ Cần luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Uống thuốc giảm đau hay bất kỳ loại thuốc nào khác cần được sự chỉ dẫn của bác sĩ
+ Thường xuyên luyện tập các động tác nhẹ nhàng và xoa bóp theo chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Thay đổi tư thế làm việc sai lệch như ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
+ Luôn giữ tâm lý thoải mái, vui vẻ, bởi sự lo lắng, căng thẳng sẽ khiến cơn đau thêm nghiêm trọng.
+ Môn bơi lội rất tốt đối với bệnh nhân thoái hóa cột sống nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.
+ Nghỉ ngơi, thư giãn tuy nhiên không nên nằm nghỉ ngơi quá lâu sẽ khiến bệnh tình thêm nghiêm trọng hơn.
+ Không nên có động tác vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
+ Tập luyện thể dục thể thao, các bài tập yoga, xoa bóp ngay tại nhà sẽ phần nào giúp giảm thiểu cơn đau mà bạn đang phải chịu đựng.
+ Ăn nhiều rau xanh đặc biết là các loại rau màu xanh đậm như súp lơ xanh, cải chíp, rau bina… và hoa quả nhằm cung cấp vitamin, dưỡng chất cần thiết.
+ Bổ sung vitamin, khoáng chất: không thể thiếu vitamin, khoáng chất trong bữa ăn hằng ngày. Chúng không phải những thành phần đóng vai trò chủ đạo nhưng lại là yếu tố quyết định sự cân bằng cơ thể, đặc biệt là vitamin D – loại tiềm chất gia tăng khả năng hấp thụ canxi trong cơ thể.
+ Bổ sung nấm, các loại gia vị: Với hiệu quả giảm đau đã được chứng minh bởi rất nhiều trường hợp, nấm và các loại gia vị được khuyên dùng nhiều ở người bệnh xương khớp nhằm hỗ trợ tối đa cho quá trình trị liệu.
+ Đồ ăn chiên xào, các loại thịt đỏ như thịt bò, trâu, các chất kích thích, đồ uống có cồn,… là những loại thực phẩm cấm kị đối với thoái hóa cột sống cổ. Bệnh nhân nên hạn chế hoặc tốt nhất là nói không với những thực phẩm này.
+ Dùng thực phẩm chức năng bổ xương khớp hàng ngày có chứa các khoáng chất thiết yếu giúp bổ dưỡng sụn khớp như: Glucosamin, Chondroitin sulfat, Collagen Type II tự nhiên, Hyaluronic Acid, Methyl sulfonyl methane (MSM), Boswellia Extract, Bột rễ Gừng,… là những thành phần giúp cấu tạo nên sụn khớp dịch nhờn khớp và giúp hệ xương khớp luôn khỏe mạnh tránh được thoái hóa xương khớp đặc biết là thoái hóa đốt sống cổ, đốt sống lưng.
Trên đây chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu về thoái hóa đốt sống cổ và giúp bạn trả lời câu hỏi bị thoái hóa đốt sống cổ nên làm gì tốt cho bệnh. Bạn muốn gặp Chuyên gia tư vấn Y khoa, gọi: Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072. Bác sĩ sẽ giúp bạn có 1 lộ trình điều trị hợp lý hơn. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !
Mách bạn:
Bi-Jcare – Sức khỏe xương khớp cho mọi nhà
Bi-Jcare hiệu quả cao và an toàn cho:
- Người bị thoát vị đĩa đệm.
- Người bị bong gân, giãn dây chằng
- Người bị viêm khớp cấp và mãn tính
- Người bị thoái hóa khớp, tổn thương khớp.
- Người bị khô khớp, ít dịch nhờn khớp
Bi-Jcare - Giúp nuôi dưỡng và tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhờn bôi trơn các khớp xương, mạnh gân, phục hồi tính linh hoạt của mối liên kết cơ – gân – khớp. Giúp phục hồi và giảm đau trong các trường hợp viêm khớp nhẹ và trung bình, thoái hóa khớp, khô khớp, tổn thương cơ gân khớp (bong gân, giãn dây chằng) và thoát vị đĩa đệm.
Xem thêm trên Website tại: >>> TPCN Bi-Jcare bổ xương khớp của Mỹ
Sản phẩm Bi-Jcare được nhập khẩu và phân phối trực tiếp tại Việt Nam bởi BNC medipharm Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Y Tế Bình Nghĩa
Số GPQC: 00643/2016/XNQC-ATTP
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Sản phẩm được BNC medipharm phân phối độc quyền tại VN, hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Cam kết hoàn tiền lại 100% nếu sản phẩm chất lượng kém.
Video công dụng Bi-Jcare bổ xương khớp
Viết bình luận