Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?

Hiện nay có rất nhiều người bệnh cho rằng suy nhược cơ thể, mệt mỏi thì chỉ cần truyền nước là khỏe lại, tác dụng nhanh gấp nhiều lần so với việc nghỉ ngơi, bồi bổ bằng chế độ ăn uống. Tuy nhiên lạm dụng truyền nước cũng có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy suy nhược cơ thể có nên truyền nước hay không? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.
 

1. Suy nhược cơ thể là tình trạng gì ?


Suy nhược cơ thể là trạng thái mệt mỏi, kiệt sức, không còn năng lượng để làm bất cứ việc gì, người bệnh kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Tình trạng này hay gặp ở người hoạt động quá mức, người ăn uống không đầy đủ, người già, phụ nữ sau sinh hoặc người mới ốm dậy. Triệu chứng ban đầu ở người suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi, chán ăn, xanh xao, sụt cân, nếu để lâu ngày không điều trị sẽ dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy giảm trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tinh thần, bệnh tim mạch,...


2. Nguyên nhân dẫn tới suy nhược cơ thể

 
Theo các chuyên gia thì suy nhược cơ thể có thể do một số yếu tố gây ra. Phổ biến nhất là do:

•    Áp lực, lo lắng hoặc trầm cảm: Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng mệt mỏi và chiếm tới một nửa trong các trường hợp suy nhược cơ thể. Tuy nhiên trong thực tế thì tình trạng này không được phát hiện và chẩn đoán. Phần lớn là do tâm lý người bệnh làm ảnh hưởng tới chất lượng và chức năng cuộc sống.

•    Lối sống ít vận động: Theo WHO có tới 60-85% người dân trên thế giới thiếu các hoạt động thể chất cần thiết trong cuộc sống. Ít vận động khiến cho cơ bắp bị yếu dần đi.

•    Lão hóa: Khi tuổi tác ngày càng tăng cao, khả năng duy trì các hoạt động trong cơ thể sẽ bị giảm sút và nếu gặp phải căng thẳng thì sẽ dễ xuất hiện thường xuyên các triệu chứng suy nhược cơ thể.

•    Nhiễm trùng: Bị nhiễm trùng kéo dài như bệnh lao, bệnh viêm gan có thể gây ra tình trạng suy nhược cơ thể.

•    Các bệnh mạn tính: Một số bệnh làm yếu cơ bắp dẫn tới tình trạng suy nhược toàn thân như bệnh tiểu đường, mất ngủ mạn tính, bệnh thận.

•    Phụ nữ mang thai: Khi có bầu, phụ nữ bị thay đổi hormone trong cơ thể để nuôi dưỡng thai nhi. Phụ nữ có thai dễ bị mệt mỏi, thiếu năng lượng nếu không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sẽ dễ bị suy nhược cơ thể.

•    Phụ nữ sau sinh: Trải qua cuộc sinh nở, người phụ nữ mất đi nhiều năng lượng nên nếu không được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sẽ dễ gặp phải tình trạng suy nhược cơ thể.


3.Truyền nước là phương pháp như thế nào?

 
Truyền nước là phương pháp tiêm truyền nhỏ giọt các dung dịch vào thẳng tĩnh mạch giúp trị bệnh và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Hiện nay có 3 nhóm chất chính thường được sử dụng:

– Nước, điện giải (lactate ringer, natri clorua 0.9%…): Dùng khi cơ thể bị mất nước, rối loạn điện giải do tiêu chảy, nôn ói, ngộ độc thực phẩm…

– Chất dinh dưỡng (Glucoza, dextrose, chất đạm, chất béo…): Được sử dụng trong trường hợp suy nhược cơ thể, chán ăn, suy dinh dưỡng, không ăn được bằng miệng, không tiêu hóa được thức ăn, sau phẫu thuật…

– Nhóm đặc biệt (albumin, dextran, gelofusin…): Bù nhanh các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khi bị sốc giảm thể tích máu, phụ trợ trong lọc thận nhân tạo…
 

4. Vậy người bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?


Truyền nước hay truyền dịch là chỉ định của bác sĩ và bạn chỉ nên truyền dịch sau khi đã được bác sĩ thăm khám và tư vấn. Thực tế, hầu hết các bác sĩ đều rất thận trọng khi quyết định truyền dịch cho bệnh nhân vì bên cạnh những lợi ích mang lại, khi một lượng lớn dịch bên ngoài được đưa trực tiếp vào tĩnh mạch có thể xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vì vậy, trước khi cho bệnh nhân truyền dịch, bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá tình trạng sức khỏe và dựa vào đó để chỉ định loại dịch cần truyền. Không chỉ vậy, quá trình truyền dịch còn phải tuân thủ theo những quy định về tốc độ truyền, lượng dịch, thời gian truyền và những yêu cầu về đảm bảo vô khuẩn cũng như sự giám sát các phản ứng bất thường trong quá trình truyền. Chính vì vậy, truyền nước không hề đơn giản là bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể để bất kỳ ai cũng có thể tự làm tại nhà.

Thông thường, dịch truyền vào tĩnh mạch được sử dụng trong những trường hợp cấp cứu khi cơ thể thiếu hụt một lượng dịch lớn mà việc bù bằng đường ăn uống không thể đảm bảo như: Mất máu cấp tính, sốt cao, tiêu chảy mất nước nặng hoặc truyền dịch để đưa thuốc vào cơ thể với mục đích điều trị,...

Trong khi đó, trong phần lớn các trường hợp bị suy nhược cơ thể, người bệnh vẫn hoàn toàn tỉnh táo và có thể ăn uống được bình thường. Như vậy, việc truyền dịch là không cần thiết vì bạn hoàn toàn có thể bù nước, bổ sung các chất dinh dưỡng và năng lượng để hồi phục cơ thể bằng đường ăn uống. Trong một số trường hợp suy nhược cơ thể nặng, người bệnh không thể tự ăn uống được thì sẽ được bác sĩ chỉ định ăn qua sonde dạ dày hoặc truyền dịch để cung cấp năng lượng cũng như điều trị bệnh.


5. Những biến chứng có thể xảy ra khi truyền dịch


Không phải ngẫu nhiên mà các bác sĩ rất thận trọng khi quyết định cho bệnh nhân truyền dịch. Đầu tiên, đây là hành động không tự nhiên, các mạch máu luôn cần được đảm bảo vô khuẩn và không bị tổn thương. Tiếp theo, đường truyền tĩnh mạch thường chỉ được sử dụng cho những trường hợp thật sự cần thiết như cấp cứu hoặc các rối loạn không hồi phục nguy cơ dẫn đến rối loạn huyết động. Cuối cùng, trong và sau quá trình truyền có thể xảy ra những biến chứng nguy hiểm mà nếu việc này được thực hiện tại nhà sẽ không có nhân viên y tế cũng như trang thiết bị đầy đủ cho việc xử trí cấp cứu. Một số nguy cơ và biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra khi truyền dịch là:

•    Sốc phản vệ: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất, có thể xảy ra ở bất cứ ai và bất cứ đâu, ngay cả trong bệnh viện. Những dấu hiệu đầu tiên của sốc phản vệ là nổi mày đay, khó thở, đau bụng,... nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến suy hô hấp, rối loạn tuần hoàn, suy đa cơ quan không hồi phục và dẫn đến tử vong. Đối với những người tự truyền nước ở nhà, nguy cơ xảy ra sốc phản vệ có thể cao hơn vì nhiều nguyên nhân như: Truyền không đúng loại dịch, cơ địa dị ứng với các thành phần trong dịch truyền, đâm kim quá nhanh, không có nhân viên y tế giám sát chặt chẽ, không có phương tiện cấp cứu kịp thời.

•    Nhiễm trùng: Bất cứ can thiệp nào lên cơ thể cũng đều có nguy cơ gây ra nhiễm trùng. Khi truyền nước, kim tiêm sẽ xâm lấn trực tiếp vào tĩnh mạch của người bệnh và lúc này, nếu không tuân thủ đúng các nguyên tắc vô khuẩn sẽ rất dễ dẫn đến nhiễm trùng. Nguyên nhân là vì khi đâm kim vào cơ thể đã mở một con đường cho hàng triệu vi khuẩn trên da, kim tiêm, môi trường xung quanh đi trực tiếp vào máu người bệnh. Trong khi đó, người bị suy nhược cơ thể lại có sức đề kháng rất yếu, vậy nên một khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công thì rất khó để chống trả, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng tại nơi tiêm, nhiễm trùng cơ quan và nặng nề nhất là nhiễm trùng máu.

•    Quá tải dịch: Ở những người bình thường có thể tự ăn uống sinh hoạt được thì hầu như không có tình trạng thiếu dịch. Vì vậy, nếu lúc này truyền dịch vào lòng mạch sẽ khiến tế bào và hệ thống tuần hoàn bị quá tải dịch. Khi bị quá tải sẽ dẫn đến dịch từ lòng mạch tràn vào các khoang gian bào gây phù và tăng gánh nặng cho tim. Nguy hiểm hơn, dịch truyền có thể tràn vào màng phổi gây phù phổi, tràn vào màng tim gây phù tim và dẫn đến nguy cơ chèn ép tim, khó thở, thậm chí tử vong.

•    Hủy hoại cầu thận: Thận đảm nhận nhiệm vụ thải các chất không cần thiết ra khỏi cơ thể sau khi ăn uống hoặc cả khi truyền dịch. Nếu truyền dịch với tốc độ nhanh quá mức cho phép sẽ buộc thận phải tăng hoạt động để thải hết lượng nước thừa ra ngoài để đảm bảo hoạt động bình thường cho cơ thể. Trong khi ở người suy nhược cơ thể, các cơ quan trong đó có cả thận đang trong trạng thái suy kiệt, giảm chức năng, nay lại phải tải một lượng dịch lớn như vậy sẽ khiến thận quá tải dẫn đến nguy cơ thận ứ nước, viêm cầu thận hoặc hư tổn không hồi phục.


6. Những lưu ý để giúp người suy nhược cơ thể nhanh phục hồi sức khỏe

 
Truyền nước chỉ là phương pháp cải thiện sức khỏe tạm thời, không có ý nghĩa cho việc điều trị suy nhược cơ thể về lâu dài. Khi được truyền nước, bạn sẽ cảm thấy khỏe hơn trong vài ngày đến vài tuần sau nhưng khi cơ thể tiêu thụ hết các chất dinh dưỡng được đưa vào, sẽ xuất hiện tình trạng thiếu hụt chất đột ngột khiến cơ thể lại càng mệt mỏi hơn. Vì thế, không thể truyền nước quá thường xuyên, để cải thiện suy nhược cơ thể lâu dài, bạn nên thực hiện theo những lưu ý sau:

•    Ăn uống khoa học theo thời gian biểu, nên chia nhỏ các bữa ăn và ăn nhiều lần một ngày, chẳng hạn như ăn xen lẫn 2 - 3 bữa phụ bên cạnh 3 bữa chính, điều này giúp cơ thể sẽ không bị chán ăn và hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn.
 

 
•    Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, giàu các chất như chất đạm, chất béo tốt từ đậu đỗ, dầu đậu nành, dầu oliu, thịt bò, cá biển, hải sản, thịt gà,… và tăng cường cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ từ rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám cho cơ thể.

•    Hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều đường hay chất béo động vật như bánh kẹo, nước ngọt, thức ăn đóng hộp, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ…

•    Hạn chế các chất kích thích, đặc biệt là cà phê, trà đặc, rượu bia, thuốc lá….

•    Thay đổi cách nấu ăn bằng cách nấu dạng súp, cháo, canh lỏng để dễ tiêu hóa hơn, không nên chiên rán thực phẩm với nhiều dầu mỡ.

•    Duy trì lối sống khoa học, mỗi ngày nên ngủ từ 7 - 8 tiếng/ngày và dành ít nhất 30 phút để luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, tránh làm việc quá sức hay căng thẳng tinh thần.  

Chúng ta đều biết suy nhược cơ thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần của người bệnh. Vì vậy, chúng ta nên tự chăm sóc và yêu thương bản thân mình hơn bằng cách dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, thiết kế chế độ dinh dưỡng đầy đủ cũng như tăng cường vận động thể dục thể thao. 

Bài viết trên đây đã giải đáp cho bạn thắc mắc bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không? Mong rằng với những thông tin này sẽ giúp bạn chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân mình tốt hơn.
 
buy
 
Oncocess Rx hộp 30 viên uống tăng cường miễn dịch tăng sức đề kháng chống gốc tự do. Là một giải pháp tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cực kỳ hiệu quả, phòng chống và hỗ trợ và điều trị ung thư... được bộ y tế cấp phép sử dụng !

Công dụng của Oncosess RX:

- Tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống lão hóa, khử gốc tự do phòng tránh bệnh tật

- Tăng cường sức khỏe, tăng cường thể lực

- Giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tăng cường và thúc đẩy sức sống, sức chịu đựng, nhiệt huyết, tinh thần sáng suốt và cải thiện chất lượng cuộc sống.

- Tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ miễn dịch lành mạnh, hỗ trợ và điều chỉnh chức năng miễn dịch, đáp ứng đại thực bào khỏe mạnh.

>>> Chi tiết sản phẩm xem tại : Oncocess Rx hộp 30 viên - Giải pháp cho người sức đề kháng kém, suy nhược cơ thể

Trên đây chúng tôi đã mách bạn bí quyết vàng để tăng sức đề kháng cho cơ thể!. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận