Bí quyết giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh khi giao mùa.

Sức đề kháng luôn đi cùng hệ miễn dịch. Khi có sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút hay ký sinh trùng vào trong cơ thể, lúc này sức đề kháng của cơ thể suy yếu, dẫn tới hệ miễn dịch bị suy giảm. Vậy cần làm gì để tăng cường miễn dịch, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa như hiện nay? Mời bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu bí quyết giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh khi giao mùa qua bài viết dưới đây.


 

1.Hệ thống miễn dịch là gì?


Hệ thống miễn dịch (immune system) đóng vai trò cần thiết cho sự sống còn của cơ thể. Nếu không có hệ thống miễn dịch, cơ thể chúng ta sẽ dễ dàng bị vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và những tác nhân gây hại khác tấn công. Hệ thống miễn dịch giúp bạn khỏe mạnh khi gặp phải hàng ngàn những mầm bệnh khác nhau.
 
Hệ thống này gồm mạng lưới tế bào và mô rộng lớn liên tục tìm kiếm những tác nhân xâm nhập vào cơ thể để tấn công và loại bỏ. Hệ thống này trải dài khắp cơ thể và liên quan đến nhiều loại tế bào, cơ quan, protein và mô. Điều quan trọng là hệ thống có thể phân biệt mô của chúng ta với mô ngoại lai. Các tế bào chết và bị lỗi trong cơ thể cũng được hệ thống miễn dịch nhận ra và loại bỏ.
 

2. Phân loại hệ thống miễn dịch

 
Mặc dù hệ thống miễn dịch của mỗi người là khác nhau, nhưng theo nguyên tắc chung, hệ thống này sẽ trở nên mạnh mẽ hơn khi trưởng thành. Do đến thời điểm này, chúng ta đã tiếp xúc với nhiều mầm bệnh và phát triển khả năng miễn dịch nhiều hơn. Đó là lý do tại sao thanh thiếu niên và người lớn có xu hướng bị bệnh ít hơn trẻ em.
 
Khi một kháng thể đã được tạo ra, bản sao của nó sẽ vẫn còn trong cơ thể để nếu kháng nguyên đó xuất hiện trở lại, bệnh có thể được xử lý nhanh hơn.
 
Đó là lý do tại sao với một số bệnh, chẳng hạn như thủy đậu, bạn chỉ bị nhiễm một lần vì cơ thể có một kháng thể thủy đậu được dự trữ và sẵn sàng tiêu diệt nó vào lần xâm nhập tiếp theo.

Có 3 loại miễn dịch ở người bao gồm:
 
2.1. Miễn dịch bẩm sinh:
 
Tất cả chúng ta lúc vừa được sinh ra đã có mức độ miễn dịch nhất định để chống lại tác nhân gây hại. Hệ thống miễn dịch của con người, tương tự như của nhiều loài động vật, sẽ tấn công những mầm bệnh ngay từ ngày đầu, bao gồm các rào cản bên ngoài của cơ thể chúng ta, chẳng hạn như da và màng nhầy của cổ họng và ruột.
 
Nếu mầm bệnh vượt qua được lớp phòng thủ đầu tiên là hệ thống miễn dịch bẩm sinh, khả năng miễn dịch chủ động hoặc thụ động trong cơ thể sẽ xảy ra.
 
2.2. Miễn dịch chủ động:
 
Hệ thống miễn dịch này giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự phát triển của mầm bệnh. Khi chúng ta tiếp xúc với bệnh tật hoặc được tiêm vaccine, cơ thể sẽ xây dựng một loạt kháng thể với các mầm bệnh khác nhau. Điều này đôi khi được gọi là bộ nhớ miễn dịch vì hệ thống miễn dịch của chúng ta có khả năng nhớ những tác nhân gây hại trước đó.
 
2.3. Miễn dịch thụ động:
 
Loại miễn dịch này “mượn’ từ một nguồn khác, nhưng không kéo dài mãi mãi. Chẳng hạn như, em bé nhận được kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trước khi sinh và trong sữa mẹ sau khi sinh. Miễn dịch thụ động này giúp bảo vệ em bé khỏi một số bệnh nhiễm trùng trong những năm đầu đời.
 
Ngoài 3 loại miễn dịch trên, phương pháp tiêm vaccine cũng là một cách giúp xây dựng hệ thống miễn dịch. Việc chích ngừa nhằm cung cấp cho cơ thể kháng nguyên hoặc mầm bệnh (yếu đến mức không thể gây bệnh) để cơ thể tạo ra kháng thể. Bởi vì cơ thể lưu các bản sao của các kháng thể, do đó sẽ giúp chống lại các mầm bệnh, kháng nguyên cụ thể sau này.
 

3.Bí quyết giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh khi giao mùa.


Hệ miễn dịch trong cơ thể là một cơ chế tự động, nghĩa là nó sẽ không bị tác động bởi các loại thuốc hay chất bổ sung nào trong quá trình cơ thể phát triển. Thay vào đó, có những hoạt động có thể duy trì và phát triển hệ miễn dịch từ những thói quen bình thường hằng ngày.

Một số thói quen để tăng cường miễn dịch, đặc biệt là tăng cường miễn dịch giao mùa, đó là:


3.1. Thay đổi lối sống


Một trong các điều kiện khiến hệ miễn dịch trở nên yếu đi hoặc hoạt động một cách trì trệ là do việc hình thành các thói quen xấu. Do đó, các bác sĩ, các chuyên gia khuyến cáo rằng việc có một lối sống lành mạnh hơn sẽ giúp cải thiện cơ thể ở trạng thái tốt nhất.


Giảm bớt căng thẳng là điều thiết thực đầu tiên có thể làm. Căng thẳng kéo dài sẽ khiến cho cơ thể bị suy nhược và ức chế hệ thống miễn dịch, về lâu sẽ dẫn đến kiệt quệ. Các biện pháp thay đổi lành mạnh có thể thực hiện là mát xa, nghe nhạc nhẹ nhàng để thư giãn, ngồi thiền, sử dụng mạng xã hội ít lại,...

Giấc ngủ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến hệ thống miễn dịch bởi vì chất lượng giấc ngủ là điều kiện tiên quyết cho một hệ miễn dịch cân bằng. Việc ngủ đủ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp tăng cường miễn dịch rất nhiều.


3.2.  Tập thể dục

 


 
Tập thể dục thường xuyên và đều đặn sẽ giúp cơ thể tăng mức IgA. Đây là một loại protein có trong hệ miễn dịch với mục đích giúp cơ thể chống lại các nhiễm trùng cũng như ngăn không cho các tác nhân có hại tiếp xúc với cơ thể. Do đó việc tập thể dục thường xuyên và đều đặn là một thói quen rất tốt giúp tăng cường miễn dịch cũng như duy trì cân nặng ở mức độ ổn định.


3.3. Chế độ ăn uống khoa học

 


 
Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là một điều kiện cần cho một cơ thể khỏe mạnh và một hệ miễn dịch tối ưu nhất. Thực phẩm đóng vai trò cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp kích thích và sản sinh các gen tốt đồng thời vô hiệu hoá các gen xấu trong cơ thể. Cần đảm bảo cơ thể nạp đủ các chất dinh dưỡng cũng như các chất xơ cần thiết trong khẩu phần ăn mỗi ngày.

Các chế độ ăn uống không lành mạnh không những là nguyên dân dẫn đến các bệnh lý khác, mà còn khiến hệ miễn dịch bị suy giảm.

Các chế độ ăn giàu vitamin, khoáng chất thiết yếu có tác dụng chống oxy hoá và tăng cường miễn dịch cũng như sức đề kháng cho cơ thể.

•    Các loại trái cây nên cân nhắc chọn lựa để bổ sung vào cơ thể là quả mọng, cam, quýt, táo, nho, kiwi,..

•    Các loại rau xanh nên ăn thêm là cải xoăn, hành tây, rau chân vịt,..

•    Các loại thực phẩm như tỏi tươi, khoai lang, cà rốt còn có tác dụng kháng sinh và kháng vi rút cho cơ thể.

•    Các loại nấm cũng là loại thực phẩm giúp hỗ trợ chống nhiễm trùng tốt.


3.4. Không lạm dụng các chất kích thích

 


 
Các nghiên cứu đã chỉ ra, uống bia hoặc rượu với một lượng vừa đủ sẽ giúp cơ thể giảm nguy cơ gặp các bệnh như tim mạch, tiểu đường. Tuy vậy, lạm dụng các chất này sẽ khiến cơ thể bị ức chế khả năng của các tế bào bạch cầu, do đó làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể. Các chất kích thích nói chung, đều có ảnh hưởng tương tự đối với hệ miễn dịch của cơ thể.

Lưu ý về lượng rượu uống mỗi ngày của đàn ông không nên quá 2 ly, phụ nữ không nên quá 1 ly. Với liều lượng này, các chất sẽ phát huy được công dụng thay vì các tác hại.


3.5.  Tiêm vắc-xin


Tiêm vắc-xin đầy đủ là cách tăng cường miễn dịch hiệu quả. Một trong các loại vắc xin nên tiêm phòng để tránh các bệnh thường gặp, đặc biệt là bệnh về đường hô hấp trong thời điểm giao mùa là vắc xin phòng bệnh viêm phổi và vắc xin cúm. Đây là vắc xin khuyến nghị đối với những người có hệ miễn dịch bị yếu do một bệnh nền nào đó gây ra.

Ngoài ra, các loại vắc xin mà trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên cần chích để tăng cường miễn dịch có thể kể đến như: Viêm gan A, B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị, rubella, viêm màng não, HPV,...

Sau một thời gian, có thể các kháng thể của các vắc xin sẽ bị hết, do đó ở từng độ tuổi, kẻ cả người lớn và trẻ em nên đi xét nghiệm để kiểm tra xem kháng thể nào còn và kháng thể nào hết, từ đó có kế hoạch tiêm bổ sung. Đối với vắc xin viêm màng não, trẻ sẽ tiêm một lần vào độ tuổi từ 11 đến 12 tuổi và tiêm nhắc lại khi đã đủ 16 tuổi đến 18 tuổi.
 

3.6. Bổ sung thực phẩm chức năng


Bổ sung thực phẩm hàng ngày là rất cần thiết, nhưng do khả năng hấp thu của mỗi người khác nhau nên có thể chúng ta chưa bổ sung đủ vitamin và khoáng chất, cũng như các dưỡng chất đặc tính hỗ trợ hệ miễn dịch nhiều hơn. Vì thế, dễ hiểu vì sao xu hướng hiện nay, nhiều người chọn bổ sung thêm các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhằm tăng sức đề kháng.

Thực phẩm chức năng có tác dụng tốt với sức khỏe là thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất, men vi sinh hoặc thực phẩm bổ sung chất xơ. Các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau, quả hạch, hạt và ngũ cốc cũng thường được coi như thực phẩm chức năng do những lợi ích về sức khỏe do chúng đem lại

Vậy Thực phẩm chức năng nào giúp tăng cường đề kháng cho bản thân?
 

Oncosess RX

buy

Oncocess Rx hộp 30 viên uống tăng cường miễn dịch tăng sức đề kháng chống gốc tự do. Là một giải pháp tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cực kỳ hiệu quả, phòng chống và hỗ trợ và điều trị ung thư... được bộ y tế cấp phép sử dụng !

Công dụng của Oncosess RX:

- Tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng, chống lão hóa, khử gốc tự do phòng tránh bệnh tật

- Tăng cường sức khỏe, tăng cường thể lực

- Giúp cải thiện sức khỏe thể chất, tăng cường và thúc đẩy sức sống, sức chịu đựng, nhiệt huyết, tinh thần sáng suốt và cải thiện chất lượng cuộc sống.

- Tăng cường hệ thống miễn dịch, hỗ trợ miễn dịch lành mạnh, hỗ trợ và điều chỉnh chức năng miễn dịch, đáp ứng đại thực bào khỏe mạnh.
Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về bí quyết giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh khi giao mùa. Các bạn nên tuân thủ việc tiêm chủng cũng như thăm khám định kỳ để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

 

Bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu thêm về bí quyết giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh khi giao mùa. Cảm ơn các bạn đã quan tâm, chúc bạn và gia đình có sức khỏe, hạnh phúc !

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

 
 

 

Viết bình luận