Bị chảy máu hậu môn khi đi đại tiện là dấu hiệu của bệnh gì?

Chảy máu khi đi đại tiện khiến cho rất nhiều người cảm thấy lo lắng. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh lý nào đó liên quan đến hệ tiêu hóa , do đó bạn không nên chủ qun mà bỏ qua dấu hiệu này. Vậy bị chảy máu hậu môn khi đi đại tiện là dấu hiệu của bệnh gì? Mời bạn đọc cùng chúng tối tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.


 

1. Thế nào là chảy máu hậu môn?


Chảy máu tiêu hóa là hiện tượng máu thoát ra khỏi lòng mạch chảy vào lòng ống tiêu hóa, biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu; gặp trong chảy máu tiêu hóa trên hay đi ngoài ra máu có thể gặp cả trong chảy máu tiêu hóa trên hay dưới.

Hậu môn là đoạn tận cùng của ống tiêu hóa do đó người bệnh thường đi ngoài ra máu khi bị chảy máu tiêu hóa. Chảy máu hậu môn chỉ được dành cho những trường hợp chảy máu tiêu hóa có nguyên nhân tại ống hậu môn hay gần ống hậu môn.

Người bệnh quan tâm nhiều đến chảy máu hậu môn vì những lý do sau:

– Máu chảy ra thường có màu đỏ tươi. Trong sinh hoạt hằng ngày, người ta thường dùng từ “màu đỏ tươi” để chỉ những trường hợp chảy máu đáng quan ngại, chính chảy máu hậu môn luôn luôn có màu đỏ tươi. Chỉ cần vài giọt máu đào cũng làm cho bồn cầu có màu đỏ rực, thu hút ngay sự chú ý của người bệnh.

– Chảy máu hậu môn có thể nhẹ như máu thấm vào giấy vệ sinh, nhiều hơn như nhỏ từng giọt nhưng có thể rất nặng: chảy máu giống như cắt cổ (tiết) gà.

– Chảy máu hậu môn thường xảy ra khi người bệnh đi ngoài. Máu chảy trước, ngay hay sau khi phân được tống ra ngoài.

Điều này làm người bệnh không dám đi ngoài, không dám đi ngoài làm người bệnh lại không dám ăn. Vừa mất máu vừa không dám ăn khiến người bệnh mau mất sức.

Chính những lý do này khiến người bệnh phải đến ngay bệnh viện để được chữa trị.

Lý do sau cùng của chảy máu hậu môn là lý do liên quan đến thầy thuốc: dễ phát hiện tất cả các nguyên nhân của chảy máu hậu môn bởi các thầy thuốc chuyên khoa. Dễ phát hiện nên bệnh được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời.


2. Triệu chứng chảy máu hậu môn cần biết


 
 Hậu môn là đoạn tận cùng của ống tiêu hóa do đó mỗi khi bị chảy máu tiêu hóa, máu sẽ đi ra ngoài qua hậu môn. Triệu chứng nổi bật nhất của chảy máu hậu môn là:

– Xuất hiện khi đi ngoài. Máu chảy khi đang rặn đi ngoài, lúc phân đang được tống ra ngoài hay sau khi phân được tống ra ngoài.

– Máu chảy có màu đỏ tươi, nếu chảy nhiều hoặc nếu người bệnh quá lo sợ thì mới bị ngất xỉu.

– Rất đau khi đi ngoài.

Ba triệu chứng trên chỉ có giá trị tương đối. Thực vậy, chảy máu tiêu hóa trên hay tại vị trí thấp hơn mà ồ ạt; cũng có một số triệu chứng này.

Các triệu chứng khác:

– Đau buốt hậu môn

– Chất nhầy và mủ trong chuyển động ruột

– Táo bón

– Đau bụng

– Chuột rút

– Sốt

– Bệnh tiêu chảy

– Mệt mỏi và xanh xao bất thường – có thể là dấu hiệu của bệnh thiếu máu (số lượng máu thấp).


3. Bị chảy máu hậu môn khi đi đại tiện là dấu hiệu của bệnh gì?


Tình trạng chảy máu khi đi đại tiện có thể nhận ra bằng mắt khi thấy máu xuất hiện ở giấy vệ sinh hay máu có lẫn trong phân. Hiện tượng này không phải là một loại bệnh mà đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang mắc một loại bệnh lý nào đó .Vậy đi đại tiện ra máu có thể là dấu hiệu của những bệnh sau:


3.1.  Bệnh trĩ


Đại tiện máu tươi là triệu chứng sớm, phổ biến nhất của bệnh trĩ. Biểu hiện của bệnh là có máu tươi trên phân, dính trên giấy vệ sinh hoặc có tia máu trên thành bồn cầu, trường hợp nặng đại tiện nhiều máu đỏ trước hay sau phân. Bệnh trĩ hình thành khi đám rối tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn bị phì đại quá mức.

Bệnh được chia thành 3 dạng: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Những người thường xuyên làm việc trong môi trường phải đứng, ngồi quá lâu, bị táo bón kinh niên, ăn nhiều đồ cay nóng hoặc phụ nữ mang thai,... có nguy cơ cao mắc trĩ.

Bên cạnh triệu chứng đi ngoài ra máu tươi, người mắc bệnh trĩ còn có thể bị sa búi trĩ ra bên ngoài hậu môn, gây viêm nhiễm. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp các triệu chứng khác như đau rát hậu môn khi đi đại tiện, sốt, ngứa quanh lỗ hậu môn, nứt hậu môn, áp xe hậu môn,...


3.2.  Nứt kẽ hậu môn


Đại tiện máu tươi cũng là một triệu chứng điển hình của bệnh nứt kẽ hậu môn. Tình trạng này khiến bệnh nhân bị đau khi đi đại tiện, đại tiện ra máu, máu tươi có thể chảy thành giọt.

Bệnh thường gặp do khi bị táo bón người bệnh thường rặn làm hậu môn giãn, rách gây sưng đau, chảy máu thành từng giọt. Có thể gây biến chứng loét, nhiễm khuẩn hậu môn.


3.3. Viêm loét đại trực tràng


Đại tiện ra máu, có thể có máu tươi lẫn dịch nhầy trong phân là biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm loét đại tràng. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng đi đại tiện nhiều, đau quặn bụng thường xuyên, luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và có thể bị sốt.

Bệnh viêm loét đại trực tràng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như phình giãn đại tràng, thủng đại tràng, xuất huyết tiêu hóa hoặc thậm chí là ung thư.


3.4. Polyp trực tràng


Triệu chứng đại tiện ra máu còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân có polyp trực tràng. Đây là khối u tăng sinh trên niêm mạc đại, trực tràng. Đa số Polyp đại, trực tràng không có biểu hiện lâm sàng, thường được phát hiện qua nội soi đại tràng.

Polyp trực tràng có thể gây mất máu trong thời gian dài, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Đồng thời, có thể ung thư hóa, đe dọa tới tính mạng người bệnh.


3.5. Bệnh táo bón

 


 
Táo bón kéo dài cũng là một nguyên nhân thường gặp gây đại tiện máu tươi. Khi đi đại tiện, bệnh nhân thường phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, tạo lực ma sát lớn với thành hậu môn, khiến thành hậu môn bị trầy xước, chảy máu. Ở bệnh nhân táo bón, máu có thể dính bên ngoài khuôn phân hoặc dính ở cuối bãi phân, lượng máu nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của ống hậu môn.

Táo bón thường xuất hiện khi bệnh nhân ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ khó tiêu, thức ăn cay nóng hoặc dùng chất kích thích trong thời gian dài,... Táo bón không nguy hiểm nhưng nếu để lâu, không khắc phục thì có thể dẫn tới bệnh trĩ, nứt hậu môn hoặc các bệnh lý khác tại trực tràng - hậu môn.


3.6. Bệnh ung thư trực tràng


Dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư trực tràng thường là chảy máu hậu môn. Lượng máu chảy ban đầu thường ít nhưng đến khi tế bào ung thư xâm lấn ngày càng nhiều vào đại tràng thì máu chảy sẽ nhiều hơn. Ngoài ra người bệnh cũng sẽ bị buồn nôn, chướng bụng, đau bụng dưới, cân nặng giảm nhanh chóng,...


3.7.  Bệnh viêm ruột


Người dưới 50 tuổi là đối tượng dễ bị viêm ruột. Có hai dạng viêm ruột phổ biến là viêm loét đại tràng và Crohn. Khi mắc bệnh lý này, người bệnh sẽ bị chảy máu tươi từ mức độ ít cho đến trung bình bên trong đại trực tràng, máu thường lẫn trong phân cùng với chất nhầy.


3.8. Bệnh túi thừa


Các túi nhỏ bên trong thành đại tràng chính là túi thừa. Bệnh lý túi thừa chủ yếu xảy ra tại các điểm yếu mà mạch máu xuyên qua lớp cơ. Dần dần, mạch máu bên trong thành các túi thừa sẽ trở nên xơ cứng và dễ bị vỡ nên xuất hiện tình trạng chảy máu ra ngoài hậu môn.


4. Bị chảy máu hậu môn nên làm gì?


Người bị chảy máu hậu môn nên quan sát tình trạng của mình để có biện pháp xử trí phù hợp:

- Với trường hợp chảy máu mức độ nhẹ

+ Xây dựng thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, sau khi đi đại tiện cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tuyệt đối không rửa ngược lên vùng kín để tránh nguy cơ viêm nhiễm.

+ Có một chế độ dinh dưỡng khoa học trong đó đặc biệt chú ý bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa và kích thích nhuận tràng như: trái cây, rau xanh,... Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng và đồ uống chứa chất kích thích cần hạn chế sử dụng ở mức tối đa.

+ Ăn ngủ có giờ giấc kết hợp tăng cường tập luyện thể dục hàng ngày, tránh tâm lý căng thẳng hay quá mức.

+ Bổ sung nước cho cơ thể để tránh nguy cơ bị táo bón nên phải rặn khi đại tiện khiến cho tình trạng chảy máu hậu môn càng trở nên nghiêm trọng. Tốt nhất nên uống mỗi ngày 2 - 2.5 lít nước để cải thiện tiêu hóa, giúp làm mềm phân.

+ Không rặn mạnh khi đại tiện vì việc làm này dễ làm trầm trọng hơn tình trạng chảy máu ở hậu môn.

+ Chườm ấm hoặc chườm lạnh tại hậu môn để tránh sưng, đau.

 - Với trường hợp chảy máu mức độ nặng:

Những người bị chảy máu hậu môn mức độ nặng có thể có nguy cơ mất máu cấp hoặc mạn, cần được bác sĩ chuyên khoa thăm khám ngay để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số kiểm tra cần thiết để tìm ra lý do khiến hậu môn bị chảy máu và căn cứ trên chẩn đoán cuối cùng mà đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị chảy máu hậu môn sẽ được bác sĩ đưa ra dựa trên kết luận chẩn đoán bệnh, thường là trị liệu nội hoặc ngoại khoa tùy vào từng trường hợp cụ thể:

- Điều trị nội khoa

Bệnh nhân được kê đơn thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt với mục đích cầm máu, kháng khuẩn, tiêu viêm,... để giúp tổn thương nhanh chóng hồi phục.

- Điều trị ngoại khoa

Phương pháp điều trị chảy máu hậu môn là các kỹ thuật:

+ Xâm lấn tối thiểu HCPT: dùng sóng điện cao tần để làm sản sinh lượng nhiệt trong khoảng 80 - 90 độ C với mục đích làm quang đông và nhanh chóng thắt nút mạch máu. Sau điều trị, tình trạng chảy máu hậu môn được khắc phục mà không để lại biến chứng, nguy cơ tái phát cũng được hạn chế ở mức thấp nhất.

+ Phẫu thuật nội soi hậu môn: áp dụng với các trường hợp có khối polyp ở hậu môn nhằm loại bỏ tận gốc bệnh.

+ Phẫu thuật rò hậu môn: áp dụng với các trường hợp bị chảy máu do rò hậu môn. Theo đó, bác sĩ sẽ phẫu thuật đường rò, vệ sinh sạch sẽ rồi loại bỏ những đường rò ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát.
 
Chảy máu hậu môn không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể biết được làm thế nào để điều trị tình trạng này một cách hiệu quả nhất.
 
Giới thiệu đến bạn: Bi-Hem Max - Xua tan nỗi lo bệnh trĩ nội, trĩ ngoại
 
Bi-Hem Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại. Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch. Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện. Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.
 
 

Công dụng của Bi-Hem Max:

Bi-Hem Max giải pháp hồi phục các động, tĩnh mạch giãn nở ở trực tràng 100% tự nhiên, giúp co, kéo, giảm viêm, sưng và sa các búi trĩ, điều trị cả trĩ nội và trĩ ngoại:

+ Tăng cường sức bền thành mạch, điều trị chứng suy và giãn tĩnh mạch.

+ Giảm đau, rát, ngứa hậu môn, đi ngoài ra máu, chảy máu khi đại tiện.

+ Bổ sung chất xơ, điều trị chứng táo bón, rối loạn tiêu hoá, ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, kiết lỵ, làm mát gan, nhuận tràng, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ.

+ Tăng cường sức đề kháng, chống viêm, chống tái phát bệnh trĩ.

Đối tượng sử dụng: Người bị trĩ nội, trĩ ngoại. người bị trĩ cấp với các triệu chứng như: chảy máu khi đi đại tiện; đau rát, ngứa vùng hậu môn và trực tràng; búi trĩ sa ra ngoài. Những người phẫu thuật hoặc can thiệp bệnh trĩ, phòng tái phát. Người bị rối loạn tiêu hoá, táo bón, viêm đại, trực tràng mãn tính. Những người bị suy giãn tĩnh mạch cấp và mãn tính ...

 

Hotline tư vấn: 0962 876 060 - 0968 805 353 - 0978 307 072

Viết bình luận